Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của pháp luật hình sự ?
Xin hỏi quý Công ty, tôi cần làm những thủ tục gì để gửi đơn kiện hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi ?
Xin chào Ban lãnh đạo Công ty và Luật sư! Tôi không chịu đựng nỗi sự xúc phạm danh dự, nhân phẩm và những trận đòn điên dại của chồng nên chúng tôi đã ly hôn. Chồng tôi luôn miệng chửi tôi, xúc phạm tôi và còn liên tục đánh đập còn đánh tôi. Tôi giải thóat mình bằng cách ly hôn. Nhưng ly hôn xong tôi vẫn không được yên ổn. Chồng tôi tiếp tục nhắn tin xúc phạm tôi. Hâm dọa sẽ giết chết tôi vì tại sao tôi lại phản bội anh ta đi theo trai. Hiện tại Tòa án đã xử cho tôi nuôi con, nhưng chồng tôi thường xuyên hâm dọa sẽ giết tôi, giành con với tôi. Trước đó, lúc tôi có bầu, chồng tôi đã không nhận mà nó nói với tất cả mọi người là tôi đi với trai mới có bầu.
>> Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi:1900.6162
Luật sư tư vấn:
Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội làm nhục người khác được quy định cụ thể như sau:
* Đối với người phạm tội
Người phạm tội phải là người có hành vi (hành động) được thể hiện bằng lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, lột quần áo giữa đám đông người, thoả mãn thú vui của xác thịt v.v…nhưng chưa tới mức cấu thành tội phạm như: Hiếp dâm, cưỡng dâm và không thuộc trường hợp dâm ô với trẻ em, mà chỉ xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác.
Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực như: bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế đe doạ buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình, nhưng tất cả các hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác.
* Về phía người bị hại
Là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự. Việc xác định như thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng cũng là một vấn đề khá phức tạp, bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau, nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục, nhưng có người lại thấy bình thường, không thấy bị nhục. Những chuẩn mực này, nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác được mà phải kết hợp với các yếu tố như: trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình v.v… Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.
Điều 156 quy định về tội vu khống như sau:
Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Người phạm tội phải có một trong các hành vi sau:
– Bịa đạt những điều không có thực
Bịa đặt là tự nghĩ ra một điều gì đó mà không có đối với người khác như: không quan hệ bất chính lại tố cáo là quan hệ bất chính, không nhận hối lộ lại tố cáo là nhận hối lộ…
– Loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt
Tuy người phạm tội không bịa đặt, nhưng lại loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt. Việc loan truyền này có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như: sáo chép làm nhiều bản gửi đi nhiều nơi, kể lại cho người khác nghe, đăng tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng… Người có hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt có thể biết điều đó do ai bịa đặt hoặc cũng có thể chỉ biết đó là bịa đặt còn ai bịa đặt thì không biết.
Người loan truyền phải biết rõ điều mình loan truyền là không có thực nếu họ còn bán tin bán nghi thì cũng chưa cấu thành tội vu khống.
– Bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền
Đây là trường hợp tố cáo trước cơ quan có thẩm quyền về một tội phạm xảy ra và người thực hiện tội phạm mà hoàn toàn không có thực.
Tất cả những hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt hoặc tố cáo sai người phạm tội với cơ quan có thẩm quyền đều nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi của người bị hại.
Căn cứ vào quy định trên có thể thấy chồng bạn có dấu hiệu của tội làm nhục người khác và tội vu khống; do đó trong trường hợp này bạn có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Yêu cầu khởi tố của bạn có thể được thể hiện dưới hình thức đơn hoặc trình bày trực tiếp. Đơn yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu. Trường hợp yêu cầu khởi tố được trình bày trực tiếp thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát lập biên bản ghi rõ yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu. Biên bản do viện kiểm sát lập được chuyển ngay cho cơ quan điều tra để xem xét việc khởi tố vụ án hình sự và đưa vào hồ sơ vụ án.