Tôi viết bài thơ Sao Đỏ

Ngày ấy tôi vừa ở bộ đội về quê, tham gia công tác thông tin văn hoá xã. Những lần từ nhà lên huyện họp, ngắm nhìn phong cảnh mảnh đất Sao Đỏ đang chuyển mình, bỗng dâng lên một niềm tin.
Những năm ấy tôi cũng mới tập làm thơ, viết báo. Nung nấu nhiều ngày và tôi viết bài thơ về quê hương.

Cần nói thêm rằng: Sao Đỏ có một vị trí mang yếu tố phong thủy rõ rệt. Cơ quan đầu não của huyện tựa vào dãy núi vững chắc, thế núi cao dần.  Huyện lỵ vươn dài về phía tây, nơi có lưu vực sông Lục Đầu lịch sử. Đặc biệt, toàn bộ những cánh cửa các phòng làm việc của cơ quan huyện, đều nhìn về phương nam. Ở nơi ấy có bao nhiêu người thân yêu đang sống và chiến đấu…
Một ý thơ bỗng trỗi dậy, thật tự nhiên:
Dựa lưng vào dãy Côn Sơn
Đầu vươn Kiếp Bạc, sóng nguồn
Lục Giang
Mắt tìm con gió phương nam
Sao Đỏ ơi, mảnh đất ngàn yêu thân…

Thế nhưng đất Sao Đỏ trước đó hơn chục năm, rất hoang sơ, nếu không nói là hoang dã. Sỏi đá bơ vơ, đường còm cõi, gồ ghề, đêm là thế giới côn trùng rên rỉ. Thảng hoặc con cầy hương, con chồn chạy vụt qua đường từ khe núi xuống.

Nhưng bấy giờ, tức là năm 1973, Sao Đỏ đã có những đổi thay. Tuy chiến tranh nhưng khắp nẻo đường đều có mạng lưới dây truyền thanh, có treo loa công cộng, suốt ngày đêm vang lên những bản tin về sản xuất, chiến đấu và ca nhạc làm rung động lòng người. Đây đó là những nhà bưu điện, hiệu sách, cửa hàng bách hoá, hiệu thuốc nằm san sát theo hai bên đường phố, mà thực ra là đường 18 đi qua…

Trên lưng chừng Ba Đèo đã thấp thoáng  có mấy ngôi nhà lợp ngói đỏ, vẳng ra tiếng hát ru con… Trong tiếng hát ru của người mẹ trẻ có chồng đi đánh Mỹ, thả lòng mình trong đó, làm cho mảnh đất có thêm sức sống,  có hồn.

Từ cái thực ấy đã tạo cho tôi cảm hứng. Tôi miên man nghĩ tới ngày mai, trên mảnh đất này sẽ có nhiều biến đổi, khi đất nước hoà bình:
Ngày mai em đến Côn Sơn
Điện lừng khe suối, vui đường thông reo
Ngày mai Sao Đỏ đẹp nhiều
Núi nhường ống khói sớm chiều vờn mây

Tôi cũng linh cảm rằng, một vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như Côn Sơn, Kiếp Bạc sẽ là mảnh đất có tiềm năng, thu hút sự chú ý của cả nước vào đây. Trong dòng liên tưởng lãng mạn ấy, tôi hạ bút:
Một thành phố của tương lai
Đã nghe náo nức bao thai nhân hình.

Bài thơ viết tháng 7 – 1973, nghĩa là khi ấy đất nước đang còn trong chiến tranh, cuộc sống vô cùng gian khổ. Nhưng tôi cứ tin, rằng cái mảnh đất quê hương này sẽ trở thành một thành phố.

Bài thơ đã in ra và phổ biến rộng rãi, được tuyển trong tập thơ “Hải Hưng 1965-1975”, có nhiều nhà thơ Trung ương và địa phương đóng góp tác phẩm.

Sau bốn chục năm bài thơ ra đời, đất Sao Đỏ miền núi ấy đã trở thành phường trung tâm của thị xã Chí Linh.

Bây giờ đọc lại bài thơ, thấy ngôn từ còn thô mộc, xù xì, không có gì là chau chuốt, nhưng tôi vẫn thấy bồi hồi.

KHÚC HÀ LINH (Báo Hải Dương điện tử)

Thế mà 12 năm sau, cảnh Sao Đỏ đã thay đổi. Đường 18 đã xanh bóng cây xà cừ, phi lao, bạch đàn, là kết quả thực hiện lời kêu gọi “Tết trồng cây của Hồ Chủ tịch”. Nông trường, lâm trường và một số cơ quan, trường học đã về đây xây dựng. Phía Lục Đầu Giang người ta đang thi công Nhà máy thuỷ tinh trong thời chống Mỹ, cứu nước.Ngày ấy tôi vừa ở bộ đội về quê, tham gia công tác thông tin văn hoá xã. Những lần từ nhà lên huyện họp, ngắm nhìn phong cảnh mảnh đất Sao Đỏ đang chuyển mình, bỗng dâng lên một niềm tin.Những năm ấy tôi cũng mới tập làm thơ, viết báo. Nung nấu nhiều ngày và tôi viết bài thơ về quê hương.Cần nói thêm rằng: Sao Đỏ có một vị trí mang yếu tố phong thủy rõ rệt. Cơ quan đầu não của huyện tựa vào dãy núi vững chắc, thế núi cao dần. Huyện lỵ vươn dài về phía tây, nơi có lưu vực sông Lục Đầu lịch sử. Đặc biệt, toàn bộ những cánh cửa các phòng làm việc của cơ quan huyện, đều nhìn về phương nam. Ở nơi ấy có bao nhiêu người thân yêu đang sống và chiến đấu…Một ý thơ bỗng trỗi dậy, thật tự nhiên:Thế nhưng đất Sao Đỏ trước đó hơn chục năm, rất hoang sơ, nếu không nói là hoang dã. Sỏi đá bơ vơ, đường còm cõi, gồ ghề, đêm là thế giới côn trùng rên rỉ. Thảng hoặc con cầy hương, con chồn chạy vụt qua đường từ khe núi xuống.Nhưng bấy giờ, tức là năm 1973, Sao Đỏ đã có những đổi thay. Tuy chiến tranh nhưng khắp nẻo đường đều có mạng lưới dây truyền thanh, có treo loa công cộng, suốt ngày đêm vang lên những bản tin về sản xuất, chiến đấu và ca nhạc làm rung động lòng người. Đây đó là những nhà bưu điện, hiệu sách, cửa hàng bách hoá, hiệu thuốc nằm san sát theo hai bên đường phố, mà thực ra là đường 18 đi qua…Trên lưng chừng Ba Đèo đã thấp thoáng có mấy ngôi nhà lợp ngói đỏ, vẳng ra tiếng hát ru con… Trong tiếng hát ru của người mẹ trẻ có chồng đi đánh Mỹ, thả lòng mình trong đó, làm cho mảnh đất có thêm sức sống, có hồn.Từ cái thực ấy đã tạo cho tôi cảm hứng. Tôi miên man nghĩ tới ngày mai, trên mảnh đất này sẽ có nhiều biến đổi, khi đất nước hoà bình:Tôi cũng linh cảm rằng, một vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như Côn Sơn, Kiếp Bạc sẽ là mảnh đất có tiềm năng, thu hút sự chú ý của cả nước vào đây. Trong dòng liên tưởng lãng mạn ấy, tôi hạ bút:Bài thơ viết tháng 7 – 1973, nghĩa là khi ấy đất nước đang còn trong chiến tranh, cuộc sống vô cùng gian khổ. Nhưng tôi cứ tin, rằng cái mảnh đất quê hương này sẽ trở thành một thành phố.Bài thơ đã in ra và phổ biến rộng rãi, được tuyển trong tập thơ “Hải Hưng 1965-1975”, có nhiều nhà thơ Trung ương và địa phương đóng góp tác phẩm.Sau bốn chục năm bài thơ ra đời, đất Sao Đỏ miền núi ấy đã trở thành phường trung tâm của thị xã Chí Linh.Bây giờ đọc lại bài thơ, thấy ngôn từ còn thô mộc, xù xì, không có gì là chau chuốt, nhưng tôi vẫn thấy bồi hồi.