Tối ưu công tác quản lý tài chính doanh nghiệp – Bravo

Quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố hỗ trợ bên cạnh năng lực nhà quản lý như công cụ hỗ trợ, thiết lập mô hình tài chính…

Lựa chọn con đường kinh doanh là bạn đã bước vào “cuộc chơi của tiền”. Vì vậy, những kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính doanh nghiệp sẽ vô cùng cần thiết. Nó giúp bạn hiểu được luật chơi, đưa ra quyết định đúng đắn, tránh những rủi ro khiến doanh nghiệp phá sản.

Để làm rõ nội dung trên, bài viết sẽ chia sẻ tới bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất được chắt lọc và đúc rút ra từ kinh nghiệm thực tế… để bạn có thể đáp ứng tối ưu công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp mình.

Quản lý tài chính là gì?

Quản lý tài chính được hiểu là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh/ điểm yếu của nó. Từ đó, xây dựng các kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả.

Đặc điểm quản lý tài chính doanh nghiệp

Về đặc điểm của quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm việc thiết lập kế hoạch tài chính trong dài hạn và ngắn hạn; đồng thời quản lý hiệu quả dòng vốn hoạt động thực của công ty.

Đây đều là các công việc vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, bởi sự ảnh hưởng tới cách thức và phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì, mở rộng quy mô kinh doanh.

Trong đó, lập kế hoạch tài chính là bước chuẩn bị đầu tiên cho kế hoạch “tiêu tiền” của doanh nghiệp, sẽ cho phép quyết định lượng nguyên liệu đầu vào doanh nghiệp có thể mua, lượng sản phẩm công ty có thể sản xuất và khả năng tiếp thị, quảng cáo để bán sản phẩm ra thị trường. Một kế hoạch tài chính hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp không dư thừa tiền, cũng không thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lập kế hoạch quản lý tài chính ngắn hạn là lập kế hoạch cho lợi nhuận và ngân quỹ công ty; còn lập kế hoạch dài hạn (hay kế hoạch tài chính chiến lược) thường mang tính chiến lược và liên quan đến việc lập các mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong vòng từ 3 -5 năm.

Cụ thể:

  • Kế hoạch tài chính ngắn hạn

Kế hoạch tài chính ngắn hạn được khuyến khích nên lập theo từng tháng để có được cái nhìn sát nhất và có được biện pháp kịp thời nâng cao tình hình tài chính. Một số công cụ được dùng cho việc lập kế hoạch quản lý tài chính ngắn hạn như: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo phân tích tình hình ngân quỹ và chiến lược giá cả…

  • Kế hoạch tài chính dài hạn (kế hoạch tài chính chiến lược)

Đối với kế hoạch tài chính dài hạn cho quản lý tài chính doanh nghiệp, cần sử dụng báo cáo thu nhập chiếu lệ cho khoảng thời gian từ 3-5 năm. Tuy nhiên, để làm tốt công tác dự báo này (dự đoán hết được những biến động sẽ xảy ra với doanh nghiệp trong mấy năm sắp tới), các nhà quản lý có thể áp dụng quy trình sau:

–          Xác định tốc độ tăng trưởng mong muốn cho doanh nghiệp;

–          Tính toán số vốn cần để trang trải các khoản tồn kho, trang thiết bị, nhà xưởng và nhu cầu nhân sự để đạt mức tăng trưởng mong muốn;

–          Dự tính được chính xác, kịp thời nhu cầu về vốn để có kế hoạch thu hút vốn bên ngoài nếu ngân quỹ từ lợi nhuận không đủ đáp ứng… (Hai nguồn vốn trang trải đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng là: lợi nhuận và vay nợ).

Quản lý tài chính là một trong nhiều nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác quản lý. Từ việc lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các dự án sản xuất và kinh doanh, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp thời kế hoạch tài chính, quản lý công nợ của khách hàng, của các đối tác… người thực hiện sẽ lên được báo cáo cho các cấp lãnh đạo….

Cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Tại các công ty, tập đoàn kinh tế lớn như General Motor, Apple, Microsoft, Vodaphone… công tác quản lý tài chính được tách rời đối với công tác kế toán thống kê. Quản lý tài chính sẽ là những hoạt động: tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về tài chính và đưa ra những quyết định về mặt tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty.

Một ví dụ cụ thể tại Vodaphone, bộ phận quản lý tài chính thực hiện công việc hàng ngày bằng cách dựa vào hàng loạt các báo cáo (Báo cáo kế toán, Báo cáo doanh thu, chi phí, nhân sự tiền lương…) từ nhiều bộ phận: Kế toán, nhân sự, thống kê cung cấp. Những số liệu này được kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình tài chính cho Vodaphone (so sánh kết quả kỳ này với kỳ trước của Vodaphone với các tập đoàn cùng quy mô trong lĩnh vực kinh doanh).

Thị trường kinh doanh đang ngày một mở rộng hơn, đem lại những lợi ích dài hạn để doanh nghiệp lớn mạnh thông qua việc mở rộng thị trường và đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh đáp ứng yêu cầu cạnh tranh. Mặt khác đó là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tổ chức lại cơ cấu sản xuất, chuyển dịch đầu tư, đồng thời điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp. Để nắm bắt cơ hội hưởng lợi ích tốt nhất từ việc mở rộng thị trường và giải quyết những thách thức ngắn hạn, các doanh nghiệp cần đặt ra một số nội dung trọng điểm trong công tác quản lý tài chính nhằm đảm bảo kết quả mong đợi:

–          Thứ nhất, nhà quản lý tài chính hiểu rõ tình hình tài chính của DN mình như lòng bàn tay. Thông qua các Báo cáo tài chính để phân tích số liệu thu chi/ thực trạng hoạt động của DN lành mạnh hay không lành mạnh. Từ đó, thấy tình hình thực tế ẩn giấu ở bên trong, thấy rõ cơ hội kinh doanh mới đưa công ty đến thành công.

–          Thứ hai, đặc biệt chú ý tới cơ chế quản lý nguồn vốn của công ty, cơ chế quản lý điều hành nguồn vốn, các chi phí SXKD… Cơ chế quản lý chi của công ty phải đảm bảo kế hoạch chi hợp lý, kiểm soát được bội chi, tiến tới cân bằng vốn và doanh thu. Cân đối tỷ lệ chi phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ, đảm bảo an toàn cho tài chính doanh nghiệp.

–          Thứ ba, tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính. Các công ty cần chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tài chính và phải coi chi phí đầu tư về vốn là một phần của hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh.

–          Thứ tư, thúc đẩy tiến trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp. Đặc biệt, nhanh chóng hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý tài chính có năng lực, chuyên môn, đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động kinh doanh.

–          Thứ năm, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý tài chính là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất.

Trên đây là ví dụ cơ bản về cách quản lý tài chính doanh nghiệp thành công điển hình trên thế giới, các gợi ý liên quan… Tuy nhiên, để phát huy tối đa vai trò của quản lý tài chính trong doanh nghiệp, một bí quyết đơn giản vẫn được các nhà quản trị truyền tay nhau, đó là phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, có nhiều các đơn vị cung cấp phần mềm quản lý tài chính có thể hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả, một trong số đó là Phần mềm quản lý tài chính do BRAVO cung cấp. Được tin dùng bởi hơn 3000 khách hàng là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước, BRAVO đã và đang cung cấp ra những dịch vụ, sản phẩm tốt nhất hỗ trợ doanh nghiệp Việt quản lý tài chính hiệu quả, ổn định sản xuất, tăng tối đa doanh thu.

>> Chi tiết về Phần mềm quản lý tài chính BRAVO.