Tội tàng trữ, sử dụng công cụ hỗ trợ trái phép [Quy định 2023]

Sử dụng, tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép bị phạt như thế nào? Cùng các vấn đề pháp lý liên quan là gì? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây nha.

Su dung tang tru cong cu ho tro trai phep bi phat nhu the nao 2021

Sử dụng, tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép bị phạt như thế nào? 2023

1. Công cụ hỗ trợ và tội tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép là gì?

Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp

Như vậy, tội tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép là hành vi vi phạm pháp luật về việc cất giữ công cụ hỗ trự mà không được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đây là hành vi nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Dù với mục đích phòng thân, tự vệ cũng không nên dùng để tránh vi phạm pháp luật.

2. Đối tượng được sử dụng, tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép

Theo quy định tại Điều 55 của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, bao gồm các đối tượng được sử dụng, tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép bao gồm:

+ Quân đội nhân dân;

+ Dân quân tự vệ;

+ Cảnh sát biển;

+ Công an nhân dân;

+ Cơ yếu;

+ Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Cơ quan thi hành án dân sự;

+ Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;

+ Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;

+ Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;

+ An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;

+ Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;

+ Ban Bảo vệ dân phố;

+ Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;

+ Cơ sở cai nghiện ma túy;

+ Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ quốc phòng.

+ Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

Như vậy, những đối tượng trên được trang bị vũ khí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nếu những đối tường sử dụng hoặc tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép  đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Hình thức xử phạt khi xử dụng, tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép

3.1. Xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng, tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép

Căn cứ Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt tội tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép như sau:

  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, đầy đủ quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được trang bị;

+ Vi phạm chế độ bảo quản các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

+ Cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm;

+ Lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa không còn giá trị sử dụng.

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;

+ Sử dụng các loại pháo mà không được phép.

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

+ Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;

+ Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;

+ Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;

+ Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

+ Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng;

+ Không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định.

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Mua, bán các loại phế liệu, phế phẩm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

+ Vi phạm các quy định an toàn về vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

+ Cưa hoặc tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, thủy lôi và các loại vũ khí khác để lấy thuốc nổ trái phép;

+ Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;

+ Làm mất vũ khí, công cụ hỗ trợ.

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

+ Sản xuất, sửa chữa các loại đồ chơi đã bị cấm;

+ Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

+ Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vũ khí thể thao;

+ Vận chuyển vũ khí, các chi tiết vũ khí quân dụng, phụ kiện nổ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép hoặc không có các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;

+ Bán vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) cho các đơn vị chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn trái phép;

+ Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm.

  • Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp thì bị xử lý theo Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, quản lý vật liệu nổ công nghiệp.

  • Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều này;

+ Tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa trong thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, d Khoản 3; Điểm b Khoản 4 Điều này.

  • Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi, hủy bỏ giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

Như vậy, theo quy định hành chính nếu các đối tượng có hành vi vi phạm tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép sẽ bị xử phạt hành chính cùng với các hình thức phạt bổ sung tùy thuộc vào hành vi vi phạm về tội tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép.

3.2. Xử phạt hình sự đối với hành vi sử dụng, tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép

Căn cứ tại Điều 306 Bộ Luật hình sự 2015 quy định hình phạt đối với tội tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép cụ thể như sau:

  • Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

+ Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Có tổ chức;

+ Có 11 đơn vị súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng trở lên;

+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

+ Làm chết 01 người trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản 100.000.000 đồng trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

  • Phạt tiền hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm

+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tùy thuộc mức độ vi phạm tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép mà bị xử phạt hành chính hoặc bao nhiêu năm tù theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Những câu hỏi thường gặp.

Mua bán còng số 8 bị phạt bao nhiêu tiền?

Còng số 8 là một trong các công cụ hỗ trợ. Hành vi sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả, sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng.

Cần phải làm gì để được sử dụng súng?

Nếu muốn trang bị, sử dụng các loại súng này thì tùy từng loại súng, cá nhân, tổ chức phải có Giấy phép trang bị, Giấy phép sử dụng hoặc khai báo với cơ quan có thẩm quyền.

Quy định pháp luật về sử dụng súng hơi như thế nào?

Theo quy định tại điều 5 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, việc sử dụng, mua bán, sản xuất súng hơi thì đều vi phạm pháp luật. Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa cho phép cá nhân sử dụng súng hơi

Nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng là gì?

– Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng;
– Chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc sử dụng vũ khí quân dụng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được sử dụng ngay;
– Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
– Trong mọi trường hợp, người sử dụng vũ khí quân dụng phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra.

5. Cơ sở pháp lý

Công ty ACC cung cấp dịch vụ tư vấn tội tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm tội tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

✅ Xử phạt:

Tàng trữ công cụ trái phép

✅ Dịch vụ:
⭐ Trọn Gói – Tận Tâm

✅ Zalo:
⭕ 0846967979

✅ Hỗ trợ:
⭐ Toàn quốc

✅ Hotline:
⭕ 1900.3330

5/5 – (2682 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin