Tội phạm học là gì ? Đối tượng nghiên cứu, đặc điểm cơ bản của tội phạm học

Trong các sách viết về tội phạm học của nước ngoài cũng như trong nước tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về tội phạm học. Các định nghĩa được đưa ra đã phản ánh ở mức độ nhất định sự hình thành và quá trình phát triển của tội phạm học, phản ánh quan niệm cá nhân

hoặc quan niệm của một trường phái về tội phạm học.

1. Quan điểm thế giới về tội phạm học

Theo một số tác giả nghiên cứu về tội phạm học ngày nay thì thuật ngữ tội phạm học xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX. Những người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này được kể đến là Paul Topinard – thầy thuốc đồng thời là nhà nhân chủng học người Pháp và Rafaele Garofalo – luật gia người Ý. Paul Topinard lần đầu tiên dùng thuật ngữ này để phân biệt việc nghiên cứu các dạng cơ thể người phạm tội trong lĩnh vực nhân chủng học với các công việc khác về trắc nghiệm sinh học. Rafaele Garofalo đã làm cho thuật ngữ ”Criminologia” (tội phạm học) được phổ biến rộng rãi thông qua việc dùng nó đặt tên cho tác phẩm của mình xuất bản năm 1885. Thuật ngữ tội phạm học bắt nguồn từ sự kết hợp của chữ La tinh: crimen là tội phạm và chữ Hy Lạp: logos là học thuyết. Tội phạm học có nghĩa là học thuyết về tội phạm hoặc sự nghiên cứu về tội phạm. Đây có thể được xem như là định nghĩa ban đầu và trực tiếp (từ nghĩa của từ) về tội phạm học.

Sau này, cùng với sự phát triển của tội phạm học, khái niệm tội phạm học cũng được phát triển và được phản ánh trong nhiều định nghĩa khác nhau bởi các nhà tội phạm học qua các thời kì. Trong các sách viết về tội phạm học có thể tìm thấy bốn loại định nghĩa khác nhau về tội phạm học. Các định nghĩa này khác nhau chủ yếu về quan điểm thể hiện trong định nghĩa: coi tội phạm học chỉ là ngành hay lĩnh vực kiến thức, khoa học bình thường hay khoa học liên ngành hoặc về đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tội phạm học.

Một trong những nhà tội phạm học sớm nhất của Mỹ trong thế kì XX là Edwin H, Sutherland đã đưa ra định nghĩa tội phạm học (trong cuốn giáo trình tội phạm học của mình được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1924) như sau:

“Tội phạm học là lĩnh vực kiến thức về vấn đề xã hội của tội phạm”.

Theo đó, tội phạm học chỉ được xem là ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu vấn đề xã hội của tội phạm, tức là nghiên cứu tội phạm và hành vi phạm tội như là hiện tượng xã hội.

Định nghĩa khác về tội phạm học được đưa ra thể hiện quan điếm nhấn mạnh đối tượng nghiên cứu là nguyên nhân của tội phạm và vai trò của tội phạm học trong việc tìm ra nguyên nhân của tội phạm. Đó là định nghĩa:

“Tội phạm học là sự nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm”.

Cũng trong thế kỉ XX xuất hiện hàng loại định nghĩa khác về tội phạm học mà trong đó thể hiện quan điểm nhấn mạnh tính khoa học của tội phạm học như là đặc điểm riêng biệt. Tiêu biểu cho loại này là định nghĩa:

“Tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tội phạm”.

Loại định nghĩa thứ tư là định nghĩa về tội phạm học hiện đại. Sang thế kỉ XXI, trong các sách viết về tội phạm học có thể tìm thấy nhiều cách định nghĩa khác nhau về tội phạm học nhưng tất cả đều có nhiều điểm chung, thể hiện không dừng lại ở việc xác định chung chung ràng tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tội phạm mà đã thể hiện quan niệm toàn diện và sâu sắc hom về đối tượng và đặc tính khoa học của tội phạm học hiện đại. Trong đó, quan niệm phổ biến cho rằng tội phạm học là khoa học thực nghiệm mang tính liên ngành nghiên cứu về tội phạm, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm. Dưới đây là một số quan niệm tiêu biểu về tội phạm học hiện đại:

Theo nhà tội phạm học. người Mỹ – Frank Schmalleger:

“Tội phạm học là khoa học mà bao quanh là chuyên môn liên ngành nghiên cứu về tội phạm và hành vi phạm tội, bao gồm cả những biểu hiện cúa nó, nguyên nhân, các khía cạnh pháp lý và sự kiểm soát” .

Trong định nghĩa này, tác giả đã đặc biệt nhấn mạnh hai vấn đề được đề cập, đó là phạm vi đối tượng nghiên cứu và đặc tính liên ngành của tội phạm học. ông cho rằng định nghĩa trên đã giữ đúng quan điểm thể hiện trong tác phẩm của Jack p. Gibbs – nhà tội phạm học xuất sắc trong thế kỉ XX: Mục đích của tội phạm học là cung cấp những trả lời khách quan trên cơ sở nghiên cứu cho 4 câu hỏi cơ bản sau:

(1) Tại sao tỉ lệ tội phạm lại khác nhau?

(2) Tại sao các cá nhân phạm tội khác nhau?

(3) Tại sao lại có sự khác nhau trong phản ứng đối với tội phạm?

(4) Cái gì là những biện pháp hợp lý của kiểm soát sự phạm tội ?

Cũng theo ông, tội phạm học là khoa học mang tính liên ngành vì nó phải nhờ đến các ngành khoa học khác mà có được sự tiếp cận tổng hợp để hiểu được vấn đề của tội phạm trong xã hội đương thời và để đưa ra được các giải pháp đối với các vấn đề do tội phạm gây ra. Đó là các ngành khoa học như nhân chủng học, sinh học, xã hội học, tâm lý học, tâm thần học…

Theo Bemd-Dieter Meier – Giáo sư người Đức thì tội phạm học là khoa học nghiên cứu tội phạm như hiện tựợng xã hội, các nguyên nhân của hành vi phạm tội, các hậu quả của nó đối với nạn nhân và xã hội cũng như các biện pháp và cách thức mà các cơ quan nhà nước phản ứng trước sự xảy ra của các hành vi phạm tội; Tội phạm học là khoa học thực nghiệm nghiên cứu một cách hệ thống các sự việc có thực đã xảy ra; Tội phạm học thực hiện việc nghiên cứu mang tính liên ngành bàng cách tiếp thu và tiếp tục phát triển các phương pháp, quan điểm và lý luận của các ngành khoa học xã hội và nhân vãn. điển hình là tâm lý học và xã hội học.

Cũng có quan niệm tương tự, Hans-Dietèr Schwind – giáo sư người Đức khác cho rang tội phạm học được hiểu là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, dựa trên tất cả các khoa học thực nghiệm mà những khoa học này có mục đích là xác định phạm vi của tội phạm và tập hợp những kinh nghiệm về các hình thức thể hiện và nguyên nhân của tội phạm, về người phạm tội và nạn nhân của tội phạm cũng như về sự kiểm soát của các tác động xã hội bao gồm cá các khả năng xử lý đối với người phạm tội và tác dụng của hình phạt.

Ngoài ra, quan niệm về tội phạm học hiện đại cũng có thể được tìm thấy trong tác phẩm xuất bản gần đây nhất (năm 2008) của giáo sư nổi tiếng khác người Đức, Hans Gổppinger. Theo ông, tội phạm học là ngành khoa học thực nghiệm độc lập nghiên cứu các sự việc thuộc các lĩnh vực của con người và xã hội mà chúng liên quan đến sự hình thành tội phạm, việc phạm tội, hậu quả của tội phạm và việc ngăn chặn tội phạm cũng như việc xử lý những người phạm tội.

2. Quan điểm của Việt Nam về tội phạm học

Ở Việt Nam, định nghĩa về tội phạm học được đưa ra tương đối thống nhất, trong đó nhấn mạnh đổi tượng nghiên cứu của tội phạm học là tội phạm và người phạm tội; nguyên nhân của tội phạm và biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.

Trong giáo trinh xuất bản từ năm 1995, GS.TS. Đồ Ngọc Quang cho rằng:

“Tội phạm học là ngành khoa học nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tình trạng phạm lội và tội phạm…; nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những biện pháp phòng ngừa tội phạm nhằm lừng bước ngăn chặn, hạn chế tội phạm trong cuộc sống xã hội.

Cùng với cách định nghĩa tương tự, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm cho ràng:

“Tội phạm học là ngành khoa học nghiên cứu tội phạm, tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, nghiên cứu cá nhân kẻ phạm tội và những biện pháp phòng ngừa, đẩu tranh chống tội phạm nhằm ngăn chặn, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội”.

Như vậy, trong tất cả các định nghĩa khác nhau về tội phạm học, từ định nghĩa ban đầu đến định nghĩa trong thời gian gần đây đều khẳng định tội phạm là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. Tội phạm ờ đây có nghĩa là những hành vi bị coi là tội phạm đã được thực hiện trên thực tế, vì vậy cũng có thể gọi là tội phạm hiện thực. Tội phạm hiện thực được nghiên cứu từ góc độ xã hội học như một hiện tượng xã hội số lớn và được xem như một bộ phận của thực tại xã hội. Nghiên cứu “mặt xã hội” của tội phạm hiện thực là để có thể đánh giá được trạng thái của bộ phận thực tại xã hội này mà tìm cách thay đổi theo hướng tích cực.

Nguyên nhân của tội phạm cũng đã được khẳng định là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học trong hầu hết các định nghĩa về tội phạm học nêu trên. Lịch sử phát triển của tội phạm học cho thấy, nguyên nhân của tội phạm được nghiên cứu từ phía xã hội và từ phía người phạm tội và từ mồi phía lại được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, như từ phía người phạm tội được nghiên cứu từ góc độ sinh lý và tâm lý… Các kết quả nghiên cứu về nguyên nhân đều được nghiệm chứng trong thực tiễn và tạo cơ sở cho việc hình thành những hệ thống tri thức, quan điểm khác nhau về nguyên nhân của tội phạm hay còn được gọi là các học thuyết trong tội phạm học. Lịch sử hình thành và phát triển tội phạm học trên thế giới cũng có thể được coi là lịch sử hình thành và phát triển các học thuyết về nguyên nhân của tội phạm.

Kiểm soát tội phạm cũng được coi là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. Điều này được khẳng định rất sớm trong lịch sử phát triển tội phạm học cũng như thể hiện trong hầu hết các định nghĩa về tội phạm học đã được đưa ra.

Khái niệm kiểm soát tội phạm bắt nguồn từ khái niệm kiểm soát xã hội – khái niệm của xã hội học và kiểm soát tội phạm được coi là bộ phận của kiểm soát xã hội. Kiểm soát tội phạm có thể được hiểu chung nhất là hệ thống tổng thể các công cụ, các cơ quan – tổ chức và các quá trình mà với hệ thống này việc phản ứng xã hội đối với việc thực hiện tội phạm được thực hiện.

Để làm rõ hơn quan điểm khẳng định kiểm soát tội phạm là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học và tại sao không phải là phòng ngừa tội phạm, cần thiết phải phân biệt rõ hơn vê hai khái niệm này: Nội dung của khái niệm kiểm soát tội phạm và nội dung cúa khái niệm phòng ngừa tội phạm có thời gian được hiểu như nhau. Khái niệm ban đâu cúa phòng ngừa tội phạm là dựa trên cơ sở của luật hình sự và báo vệ pháp luật hình sự. Do đó. phòng ngừa tội phạm được coi đơn thuần là nhiệm vụ của các cơ quan kiềm soát tội phạm (như công an, kỉểm sát, toà án và cơ quan thi hành án hình sự). Kiểm soát tội phạm cũng góp phần và hướng tới phòng ngừa tội phạm. Mãi tới những năm 90 ở một số nước, ví dụ như ở CHLB Đức, khái niệm phòng ngừa tội phạm mới được quan tâm, thảo luận rộng rãi và phát triền. Lúc đó mới có sự phân biệt rò ràng hai khái niệm này. Hai khái niệm này có nhiều điếm chung nhưng có một sô điêm khác biệt. Khái niệm phòng ngừa tội phạm rộng hơn khái niệm kiếm soát tội phạm. Kiểm soát tội phạm chí là một phần của những cố gắng nhăm phòng ngừa tội phạm. Nêu như khái niệm kiểm soát tội phạm được đặc trưng bới các hình thức phân ứng hậu tội phạm (sau khi được thực hiện) đến người phạm tội thì khái niệm phòng ngừa tội phạm được đặc trưng bởi các biện pháp tích cực (tiên tội phạm) hướng vào sự ngăn ngừa việc thực hiện tội phạm. Kiểm soát tội phạm thuộc vấn đề cơ bản cúa tội phạm học, còn phòng ngừa tội phạm lại đặt quan tâm hàng đâu vào sự vận dụng nhừng kiến thức cơ bản của tội phạm học. Xét về cấu trúc có hai yếu tố hợp thành hệ thống kiểm soát tội phạm, đó là các chuẩn mực xã hội dưới dạng các quy định pháp luật (trong đó quy định của pháp luật hình sự là bộ phận quan trọng) và các phản ứng khác nhau bằng các chế tài tiêu cực đối với việc thực hiện tội phạm (ví dụ ở Việt Nam là phản ứng của Nhà nước thông qua các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và thi hành án hình sự). Vì vậy cũng có thể coi kiểm soát tội phạm là quá trình lựa chọn vả thực hiện các phản ứng khác nhau đối với việc thực hiện tội phạm.

Trong các định nghĩa đã nêu về tội phạm học, các tác giả đã có những cách thế hiện khác nhau đề cập một đổi tượng nghiên của tội phạm học là kiểm soát tội phạm. Các nội dung được đề cập sau đây đều thuộc nội dung của kiểm soát tội phạm: các khía cạnh pháp lý và sự kiếm soát…”; “… các biện pháp và cách thức mà các cơ quan nhà nước phán ứng trước sự xảy ra của các hành vi phạm tội…”‘, “… sự kiểm soát của các tác động xã hội bao gồm cả các khả năng xử lý đối với người phạm tội và tác dụng của hình phạt…”; “… việc ngăn chặn hành vi phạm tội cũng như việc xử lý những người phạm tội..”. “Biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm” được đề cập nhiều trong các tài liệu ở Việt Nam như là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học cũng có nội dung rất gần với kiểm soát tội phạm vì chúng cũng bao gồm những biện pháp phản ứng của Nhà nước đối với tội phạm hiện thực. Đó là những biện pháp đấu tranh chống tội phạm mang tính phòng ngừa, như biện pháp dấu tranh chống, phòng ngừa tội phạm bằng pháp luật hình sự và thông qua các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và cơ quan thi hành án (gọi chung là các cơ quan kiểm soát tội phạm).

Những phân tích trên cho thấy đã có đủ cơ sở thực tiễn khoa học để khẳng định tội phạm học có đối tượng nghiên cứu độc lập, đó là tội phạm hiện thực với ý nghĩa là hiện tượng xã hội số lớn và các hiện tượng, quá trình liên quan trực tiếp đến tội phạm hiện thực thuộc về nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm thể hiện sự phản ứng xã hội đối với tội phạm hiện thực. Tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm hiện thực cũng có thể được coi như đối tượng nghiên cứu cụ thể hay bộ phận của tổng thể đối tượng nghiên cứu của tội phạm học mà trước tiên thuộc về nó lả hiện thực xã hội bao quanh các hiện tượng xã hội là tội phạm. Giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Trong một số định nghĩa về tội phạm học đã nêu đã đề cập đến tính mục đích của tội phạm học. Tội phạm học nghiên cứu tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm hiện thực là nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm. Lịch sử hình thành và phát triển tội phạm học đã cho thấy, các kết quà nghiên cứu thực nghiệm về các đối tượng nghiên cứu của tội phạm học luôn hướng tới và phục vụ cho mục đích phòng ngừa tội phạm.

Những viện dẫn và phân tích nêu trên cũng đã làm rõ những đặc điểm khoa học của tội phạm học. Tội phạm học không phải là khoa học đon ngành mà là khoa học liên ngành và là khoa học thực nghiệm. Những tri thức khoa học hợp thành tội phạm học được đúc kết từ các kết quả nghiên cứu – lấ những kinh nghiệm từ quan sát, tìm hiểu về tội phạm trong thực tế như là hiện tượng xã hội, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm – không thể không dựa vào các ngành khoa học thực nghiệm liên quan đến con người và xã hội, đặc biệt là tâm lý học và xã hội học. Đúng như một học giả đã khẳng định: Tội phạm học không thể xuất hiện mà không có các khoa học liên quan. Được coi là những khoa học thực nghiệm hay khoa học kinh nghiệm là những ngành khoa học mà trong đó những đối tượng và nhừng sự việc của thế giới, ví dụ như các hành tinh, động vật. cảc phương thức hành vi của con người được nghiên cứu qua thực nghiệm (thí nghiệm), quan sát lĩnh vực hay thăm dò ý kiến. Xem: Phân biệt giữa các khoa học thực nghiệm và các khoa học không thực nghiệm.

Trên cơ sở kế thừa được quan niệm truyền thống mà vẫn phù hợp với sự phát triển của tội phạm học hiện đại và đảm bảo sự thống nhất tương đối với các quan niệm khác nhau hiện nay về tội phạm học. có thể đưa ra định nghĩa về tội phạm học như sau:

Tội phạm học là khoa học chuyên ngành, thực nghiệm nghiên cứu về tội phạm (hiện thực), nguyên nhân của tội phạm và kiểm soái tội phạm nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm.

Tóm lại, định nghĩa nêu trên đã bao quát các đặc điểm cơ bản của tội phạm học.

Thứ nhất là đặc điểm về đối tượng nghiên cứu độc lập của tội phạm học, bao gồm tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm hiện thực;

Thứ hai là đặc điểm về khoa học liên ngành của tội phạm học;

Thứ ba là đặc điểm về khoa học thực nghiệm hay cũng có thể gọi là đặc điểm về phương pháp nghiên cứu thực nghiệm của tội phạm học.

Thứ tư, là đặc điểm về mục đích phòng ngừa tội phạm của tội phạm học. Đây là những đặc điểm để phân biệt tội phạm học với các ngành khoa học khác, đặc biệt là các khoa học có liên quan đến tội phạm.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)