Tôi đi đấu giá đất
Khu đất đấu giá Gia Lâm
(HNMCT)- Tôi bật mý với anh bạn đồng nghiệp ở một tờ báo chuyên về chứng khoán rằng chuẩn bị đi đấu giá đất ở Trâu Quỳ, anh tròn mắt nhìn tôi rồi bảo: “điên”. Lâu nay, người Hà Nội, nhất là đối với những người sống ở khu vực nội thành thì cái địa danh Trâu Quỳ, Gia Lâm chẳng gợi lên một sự hấp dẫn nào cả, thậm chí để mỉa mai nhau người ta còn bảo: “Cẩn thận không thì cho đi Trâu Quỳ đấy nhé”.
Nhưng hai năm gần đây thì mọi việc khác. Dân đầu tư bất động sản (BĐS) đổ xô về Trâu Quỳ để mua đất. Và, thực tế chứng minh, họ chẳng điên chút nào khi mà thị trường BĐS ở phía Tây đã đạt tới một cái giá “trên trời” thì những ai nhanh tay mua được đất ở Trâu Quỳ lại thắng lớn. Thế nên, những đợt đấu giá đất do UBND huyện Gia Lâm tổ chức gần đây không khí vô cùng nóng bỏng.Và, những người non nghề đi đấu giá như tôi, đã trượt “vỏ chuối” ngay từ phiên đầu tiên…
Học nghề
Tôi hăng hái sang UBND huyện Gia Lâm hỏi mua hồ sơ đấu giá đất bắt đầu thì lời khiêu khích của một cô bạn làm phóng viên ở báo Nhân Dân, rằng “Viết về BĐS mà không đi đấu giá đất thì làm sao mà hiểu được để mà viết?”. Đã thế, vào một sáng mùa đông hanh hao của tháng cuối năm 2010, ở quán cà phê Vân Yến trên đường Quang Trung, một chị bạn vốn là dân nghiên cứu khoa học, giờ chuyên đi đấu giá đất lại còn khoe, đất đấu giá ở Trâu Quỳ “ngon” lắm, năm ngoái chị trúng được vài lô, giờ đã lãi một gấp đôi”. Thế là tôi quyết định vào cuộc.
Tôi tìm tới trụ sở Ban quản lý dự án đất đấu giá 31 ha Trâu Quỳ ở đường Cổ Bi, gặp ông Lê Văn Toản, giám đốc ban quản lý với mong muốn học hỏi kinh nghiệm đấu giá bởi ông đã tổ chức thành công 8 phiên đấu từ năm 2009. Ông Toản gợi ý, nên đi xem xét giá đất ở Trâu Quỳ, kể cả đất thổ cư lẫn đất dự án để xác định giá bỏ thầu. Ông cũng cho biết thêm, giá đất thổ cư ở Trâu Quỳ cũng đã tăng đáng kể trong vòng 2 năm trở lại đây dao động từ 20-40 triệu/m2 tùy vị trí, còn đất biệt thự ở dự án Đặng Xá của Viglacera làm chủ đầu tư cũng đã đạt tới 25 triệu/m2. Như vậy, đất biệt thự ở khu đấu giá Trâu Quỳ, không thể rẻ hơn được bởi 4 tháng sau khi trúng đấu giá mới phải đóng tiền (tất nhiên có cộng thêm lãi nếu nộp muộn). Tuy nhiên, ông cũng khuyên rằng nên tham gia những phiên đấu đầu tiên, bởi kinh nghiệm cho thấy càng về những phiên sau, người tham gia càng “hăng” hơn, giá sẽ bị đẩy lên cao.
Mặc dù ông Toản không tiết lộ nhiều thông tin, nhưng tôi biết không khí đấu giá năm nay không kém “nóng bỏng” như năm ngoái bởi đợt đấu giá lần này chỉ có hơn 100 lô đất biệt thự, chia làm 7 phiên đấu, nhưng số người tới nộp tiền cọc để đấu thầu đông nườm nượp. Một nguồn tin đáng tin cậy cho hay, khoảng 600 hồ sơ đã được bán ra. Như vậy, giá mà tôi bỏ thầu phải vượt qua ít nhất mức giá của 500 người.
Năm nay, xét theo đề nghị của UBND huyện Gia Lâm, UBND Thành phố Hà Nội quyết định ban hành mức giá sàn mỗi m2 đất đấu giá ở Trâu Quỳ mức giá 20 triệu đồng, trong khi vào tháng 12 năm 2009, ở đợt đấu giá đầu tiên, giá sàn của khu đất này chỉ trên 9 triệu đồng/m2. Điểm khác biệt nữa là tiền nộp cọc để đấu giá được thu khá cao: 300 triệu đồng/lô. Ông Toản giải thích: “Trước khi xây dựng mức giá sàn, chúng tôi đã nghiên cứu giá giao dịch của đất Trâu Quỳ trên thị trường, vả lại năm nay dự án đã hoàn thành đồng bộ hạ tầng từ đường, điện trường, trạm tới vỉa hè, cây xanh, người dân đã có thể xây dựng để ở ngay được nên giá sàn như vậy là hợp lý”. Về việc nộp tiền cọc 300 triệu đồng một lô đất, Thành phố quyết định như vậy để các phiên đấu giá đạt chất lượng hơn, người mua là người có nhu cầu thật, họ phải cân nhắc rất kỹ khi quyết định đi đấu thầu, tránh trường hợp trả giá cao nhưng không bán lại được thì bỏ cọc. Việc làm này hạn chế dân đầu cơ đi đấu giá bán lại suất kiếm lời. Kinh nghiệm từ các phiên đấu giá đất ở quận Hà Đông cho thấy, mức đặt cọc thấp, chỉ khoảng vài chục triệu đồng, khiến dân “cò” đất rủ nhau đi đấu giá đông như trảy hội, nâng giá cao, người mua thật đều trượt. Nhưng nhiều thời điểm “cò” đất không bán lại được suất trúng và bỏ cọc, khiến hội đồng đấu giá quận Hà Đông phải tổ chức lại các phiên khác, rất tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc.
Tôi chen chân xếp hàng tại phòng tài vụ của Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm để nộp tiền cọc. Chị Hằng, nhà ở phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm cũng đang chờ đợi nộp tiền cho biết: “Năm ngoái chị gái tôi đã trúng được một lô biệt thự với giá trên 15 triệu đồng/m2, dự định xây nhà để ở bởi nhà của chúng tôi trên phố cổ chỉ thích hợp để kinh doanh. Năm nay, tôi quyết định đi đấu giá hy vọng mua được một lô”. Còn anh Tuấn, nhà ở quận Long Biên cũng tâm sự: “Vì nộp cọc 300 triệu đồng nên tôi thấy hầu hết người đi đấu giá đều là dân có tiền, họ quyết tâm đấu trúng để ở hoặc đầu tư tùy theo mục đích của mỗi người nhưng chắc chắn, nếu trúng họ có tiền để nộp chứ không phải là dân lướt sóng”.
Bỏ phiếu đấu giá đất
Đấu trí
Phiên đấu giá đầu tiên được UBND huyện Gia Lâm tổ chức vào 7h30 sáng của ngày gần như là cuối cùng của năm 2010. Nhưng từ sáng tinh mơ, những đoàn xe ô tô của người tham dự đấu giá đã nối nhau đỗ chật cứng sân của UBND huyện. Chỉ những nguời có phiếu tham gia đấu giá mới được vào hội trường, và tuyệt nhiên không ai được sử dụng điện thoại di động để trao đổi với bên ngoài.
Tôi bước vào phòng đấu giá và nhìn rõ những gương mặt vô cùng căng thẳng. Chắc chắn những người ngồi đây, ai cũng đã tìm hiểu thị trường BĐS ở Trâu Quỳ.Ví như người phụ nữ ngồi cạnh tôi, chị bảo đã lăn lộn ở Trâu Quỳ cả tuần nay, ngồi lỳ ở mấy văn phòng nhà đất để tham khảo giá. Chị cho biết giá giao dịch các lô đất biệt thự (đã có sổ đỏ) của những người đã trúng từ năm ngoái đang ở mức 23-25 triệu/m2 với diện tích từ 200-250 m2. Tuy nhiên, chị nhận định ở phiên đầu tiên này, vì diện tích rất lớn, trên 300m2 nên giá người ta bỏ thầu sẽ không cao, chỉ xoay quanh mức 22 triệu đồng/m2. Một anh bạn vốn là dân môi giới đất ở Gia Lâm cũng tư vấn cho tôi, mức giá của phiên đầu tiên chỉ khoảng 21,8 triệu đồng/m2, vì diện tích lớn, và người đi đấu chưa “hăng”. Anh cũng nói thêm, nếu muốn lấy lô đẹp thì nên trả 22,7 triệu đồng/m2 để được chọn đầu tiên. Tôi quyết định ghi mức giá khá cao, 22,7 triệu đồng/m2 vào phiếu tham dự đấu giá, bỏ phiếu vào thùng và hồi hộp chờ đợi. Chỉ 10 phút sau, một thành viên của Hội đồng đấu giá đã chính thức mở công khai tất cả phiếu trả giá. Những mức giá mà anh xướng tên lên khiến tôi “ù” tai : 25 triệu đồng, 25,5 triệu đồng, 24,5 triệu đồng/m2, thậm chí có người trả tới 26 triệu đồng/m2. Bước ra khỏi hội trường, tôi “cười như cô bé hỏng thi”, và trở thành quan sát viên bất đăc dĩ của phiên tiếp theo.
Người đi đấu giá ở những phiên sau bắt đầu xôn xao và rất nhiều người đã thay đổi dự định ban đầu của mình bằng cách nâng mức giá bỏ thầu lên để quyết tâm trúng. Càng những phiên tiếp theo, giá trúng càng “leo thang”. Anh Bình, người trúng một lô đất ở phiên thứ 2 với giá 26,9 triệu đồng/m2, bị bạn bè chê cười là người “đỗ cao nhất” ( tất nhiên anh được chọn lô góc hai mặt tiền vì giá trả cao) thì đến phiên thứ 4, người ta lại phải bái phục anh vì giá mà anh trúng thành ra rẻ nhất bởi muốn có lô đẹp tương đương như của anh, mức giá đội lên 32 triệu đồng/m2. Tại phiên cuối cùng, mức giá trúng thấp nhất một lô biệt thự diện tích 250m2 đã có giá 27 triệu đồng và mức trúng cao nhất là 34 triệu đồng.
Mức giá bỏ thầu cao mang lại niềm vui cho Hội đồng đấu giá huyện Gia Lâm bởi chỉ có hơn 100 lô đất mà huyện đã thu ngân sách cho Thành phố vượt xa mục tiêu đề ra. Cũng cần phải kể thêm rằng, khi biết tôi đi đấu giá đất Trâu Quỳ, rất nhiều người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh BĐS rỉ tai tôi rằng: “Nên đặt vấn đề với lãnh đạo huyện hoặc ban quản lý dự án xin trúng một suất, lâu nay ở đâu cũng có suất trúng đối ngoại”. Nhưng có đi đấu giá mới biết, chẳng có suất đối ngoại nào cả và ngay cả nguời nhà của lãnh đạo huyện nếu bỏ giá thấp, cũng trượt “đầu nước” trước sức nóng của những phiên đấu giá và độ “hăng” của người đi mua đất. Vả lại, cách xướng tên lần lượt công khai, minh bạch, thậm chí người đi đấu giá có quyền kiểm tra từng phiếu bỏ thầu thì việc “chạy chọt” một suất trúng chỉ là trong mơ.
Tại sao đất Trâu Quỳ được đánh giá cao?
Mang theo một tâm trạng vô cùng bất ngờ trước mức giá khá cao mà người trúng đấu giá đã nhất loạt trả giá cho đất Trâu Quỳ, tôi tìm ông Nguyễn Huy Việt, chủ tịch UBND huyện Gia Lâm để mong có một lời giải đáp. Tại đây, ông cũng đang tiếp phóng viên các báo khác như Lao Động, Nhân Dân…Ông Việt cho biết, ông hoàn toàn không bất ngờ với sự thành công của dự án đất đấu giá 31 ha Trâu Quỳ-Gia Lâm.“Để hoàn thành một dự án biệt thự rộng tới 31ha đẹp như thế đem ra đấu giá thu ngân sách cho Thành phố, lãnh đạo huyện và Ban quản lý dự án huyện đã phải bỏ bao nhiêu công sức trong 5 năm qua từ giải phóng mặt bằng cho tới xây dựng cơ sở hạ tầng. Bởi vậy, mức giá trung bình là 27 triệu đồng/m2 của một lô biệt thự ở Gia Lâm chưa phải là cao, nhất là so với các quận huyện khác của Hà Nội. Mức giá trên còn rất rẻ khi mà cơ sở hạ tầng của dự án đã hoàn thiện đồng bộ, vị trí lại rất đẹp bởi khớp nối với các cung đường giao thông thuận tiện như cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì, đường Nguyễn Văn Cừ, khu đô thị Việt Hưng,khi đô thị mới Sài Đồng…”, ông Việt phân tích.
Qua trao đổi với ông Việt, có thể lý giải được lý do tại sao người tham gia đấu giá lại đánh giá cao đất biệt thự Trâu Quỳ đến như vậy. Thứ nhất, con đường Ngô Xuân Quảng, trục chính của huyện Gia Lâm, trước mặt dự án, đã và đang được đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng để làm mới, mở rộng lộ giới. Thứ hai, dự án khu đô thị mới Phú Thị của UDIC (Tổng công ty phát triển hạ tầng đô thị) nằm ngay phía Tây UBND huyện Gia Lâm đang được khẩn trương xây dựng. Thứ ba, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu Hà Nội chuẩn bị triển khai dự án khu đô thị mới và công viên khoa học Gia Lâm. Thứ tư, đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam gồm 6 làn tuyến Hà Nội-Hải Phòng đang được gấp rút thi công và trong chỉ một, hai năm tới, tất cả các xe chở khách và xe có trọng tải lớn sẽ không còn lưu thông trên đường 5, đoạn đi qua Trâu Quỳ nữa, khiến con đường này rất thông thoáng. Thứ năm, dự án đường trên cao nối liền từ cầu Vĩnh Tuy tới Ngã Tư Sở của Vincom làm chủ đầu tư đã được UBND thành phố phê duyệt và dự kiến sẽ sớm khởi công.
Chia tay với Trâu Quỳ, mặc dù trượt “cuộc đua” đấu giá nhưng tôi không buồn, bởi tôi biết bởi phần thắng sẽ không thuộc những người non nghề. Ngược lại, tôi còn mang về một niềm vui. Vui và mừng cho người dân huyện Gia Lâm, một huyện ngoại thành, dù không xa xôi là mấy nhưng luôn phải chịu thiệt thòi về việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng so với các quận nội thành khác, và thậm chí so với cả quận “hàng xóm” là Long Biên cũng còn thua xa. Giờ đây, thành công từ việc đấu giá đất mang lại một ý nghĩa lớn hơn, đó là thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư về Gia Lâm. Đồng thời, tiền thu ngân sách khá lớn từ đấu giá đất sẽ được Thành phố trích lại một tỷ lệ nhất định để huyện tái đầu tư các công trình công cộng như công viên, trường học, bệnh viên, đường xá. Như vậy, hiệu quả thực tế của những cuộc đấu giá đất mà lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện thực hiện trong nhiều năm qua đã rõ: tất cả vì cuộc sống của đông đảo nhân dân địa phương. Sắp bước sang một năm mới, chúng ta cũng chúc cho Gia Lâm có những bước phát triển đột phá, ngày càng thịnh vượng, người dân giàu có, no ấm. Chúc cho vùng đất tiềm năng đã được đánh thức này có tốc độ đô thị hóa nhanh, ngày càng khang trang hiện đại xứng đáng với những dự án tầm cỡ đang được triển khai.
Phiên đấu giá đầu tiên được UBND huyện Gia Lâm tổ chức vào 7h30 sáng của ngày gần như là cuối cùng của năm 2010. Nhưng từ sáng tinh mơ, những đoàn xe ô tô của người tham dự đấu giá đã nối nhau đỗ chật cứng sân của UBND huyện. Chỉ những nguời có phiếu tham gia đấu giá mới được vào hội trường, và tuyệt nhiên không ai được sử dụng điện thoại di động để trao đổi với bên ngoài.Tôi bước vào phòng đấu giá và nhìn rõ những gương mặt vô cùng căng thẳng. Chắc chắn những người ngồi đây, ai cũng đã tìm hiểu thị trường BĐS ở Trâu Quỳ.Ví như người phụ nữ ngồi cạnh tôi, chị bảo đã lăn lộn ở Trâu Quỳ cả tuần nay, ngồi lỳ ở mấy văn phòng nhà đất để tham khảo giá. Chị cho biết giá giao dịch các lô đất biệt thự (đã có sổ đỏ) của những người đã trúng từ năm ngoái đang ở mức 23-25 triệu/m2 với diện tích từ 200-250 m2. Tuy nhiên, chị nhận định ở phiên đầu tiên này, vì diện tích rất lớn, trên 300m2 nên giá người ta bỏ thầu sẽ không cao, chỉ xoay quanh mức 22 triệu đồng/m2. Một anh bạn vốn là dân môi giới đất ở Gia Lâm cũng tư vấn cho tôi, mức giá của phiên đầu tiên chỉ khoảng 21,8 triệu đồng/m2, vì diện tích lớn, và người đi đấu chưa “hăng”. Anh cũng nói thêm, nếu muốn lấy lô đẹp thì nên trả 22,7 triệu đồng/m2 để được chọn đầu tiên. Tôi quyết định ghi mức giá khá cao, 22,7 triệu đồng/m2 vào phiếu tham dự đấu giá, bỏ phiếu vào thùng và hồi hộp chờ đợi. Chỉ 10 phút sau, một thành viên của Hội đồng đấu giá đã chính thức mở công khai tất cả phiếu trả giá. Những mức giá mà anh xướng tên lên khiến tôi “ù” tai : 25 triệu đồng, 25,5 triệu đồng, 24,5 triệu đồng/m2, thậm chí có người trả tới 26 triệu đồng/m2. Bước ra khỏi hội trường, tôi “cười như cô bé hỏng thi”, và trở thành quan sát viên bất đăc dĩ của phiên tiếp theo.Người đi đấu giá ở những phiên sau bắt đầu xôn xao và rất nhiều người đã thay đổi dự định ban đầu của mình bằng cách nâng mức giá bỏ thầu lên để quyết tâm trúng. Càng những phiên tiếp theo, giá trúng càng “leo thang”. Anh Bình, người trúng một lô đất ở phiên thứ 2 với giá 26,9 triệu đồng/m2, bị bạn bè chê cười là người “đỗ cao nhất” ( tất nhiên anh được chọn lô góc hai mặt tiền vì giá trả cao) thì đến phiên thứ 4, người ta lại phải bái phục anh vì giá mà anh trúng thành ra rẻ nhất bởi muốn có lô đẹp tương đương như của anh, mức giá đội lên 32 triệu đồng/m2. Tại phiên cuối cùng, mức giá trúng thấp nhất một lô biệt thự diện tích 250m2 đã có giá 27 triệu đồng và mức trúng cao nhất là 34 triệu đồng.Mức giá bỏ thầu cao mang lại niềm vui cho Hội đồng đấu giá huyện Gia Lâm bởi chỉ có hơn 100 lô đất mà huyện đã thu ngân sách cho Thành phố vượt xa mục tiêu đề ra. Cũng cần phải kể thêm rằng, khi biết tôi đi đấu giá đất Trâu Quỳ, rất nhiều người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh BĐS rỉ tai tôi rằng: “Nên đặt vấn đề với lãnh đạo huyện hoặc ban quản lý dự án xin trúng một suất, lâu nay ở đâu cũng có suất trúng đối ngoại”. Nhưng có đi đấu giá mới biết, chẳng có suất đối ngoại nào cả và ngay cả nguời nhà của lãnh đạo huyện nếu bỏ giá thấp, cũng trượt “đầu nước” trước sức nóng của những phiên đấu giá và độ “hăng” của người đi mua đất. Vả lại, cách xướng tên lần lượt công khai, minh bạch, thậm chí người đi đấu giá có quyền kiểm tra từng phiếu bỏ thầu thì việc “chạy chọt” một suất trúng chỉ là trong mơ.Mang theo một tâm trạng vô cùng bất ngờ trước mức giá khá cao mà người trúng đấu giá đã nhất loạt trả giá cho đất Trâu Quỳ, tôi tìm ông Nguyễn Huy Việt, chủ tịch UBND huyện Gia Lâm để mong có một lời giải đáp. Tại đây, ông cũng đang tiếp phóng viên các báo khác như Lao Động, Nhân Dân…Ông Việt cho biết, ông hoàn toàn không bất ngờ với sự thành công của dự án đất đấu giá 31 ha Trâu Quỳ-Gia Lâm.“Để hoàn thành một dự án biệt thự rộng tới 31ha đẹp như thế đem ra đấu giá thu ngân sách cho Thành phố, lãnh đạo huyện và Ban quản lý dự án huyện đã phải bỏ bao nhiêu công sức trong 5 năm qua từ giải phóng mặt bằng cho tới xây dựng cơ sở hạ tầng. Bởi vậy, mức giá trung bình là 27 triệu đồng/m2 của một lô biệt thự ở Gia Lâm chưa phải là cao, nhất là so với các quận huyện khác của Hà Nội. Mức giá trên còn rất rẻ khi mà cơ sở hạ tầng của dự án đã hoàn thiện đồng bộ, vị trí lại rất đẹp bởi khớp nối với các cung đường giao thông thuận tiện như cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì, đường Nguyễn Văn Cừ, khu đô thị Việt Hưng,khi đô thị mới Sài Đồng…”, ông Việt phân tích.Qua trao đổi với ông Việt, có thể lý giải được lý do tại sao người tham gia đấu giá lại đánh giá cao đất biệt thự Trâu Quỳ đến như vậy. Thứ nhất, con đường Ngô Xuân Quảng, trục chính của huyện Gia Lâm, trước mặt dự án, đã và đang được đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng để làm mới, mở rộng lộ giới. Thứ hai, dự án khu đô thị mới Phú Thị của UDIC (Tổng công ty phát triển hạ tầng đô thị) nằm ngay phía Tây UBND huyện Gia Lâm đang được khẩn trương xây dựng. Thứ ba, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu Hà Nội chuẩn bị triển khai dự án khu đô thị mới và công viên khoa học Gia Lâm. Thứ tư, đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam gồm 6 làn tuyến Hà Nội-Hải Phòng đang được gấp rút thi công và trong chỉ một, hai năm tới, tất cả các xe chở khách và xe có trọng tải lớn sẽ không còn lưu thông trên đường 5, đoạn đi qua Trâu Quỳ nữa, khiến con đường này rất thông thoáng. Thứ năm, dự án đường trên cao nối liền từ cầu Vĩnh Tuy tới Ngã Tư Sở của Vincom làm chủ đầu tư đã được UBND thành phố phê duyệt và dự kiến sẽ sớm khởi công.Chia tay với Trâu Quỳ, mặc dù trượt “cuộc đua” đấu giá nhưng tôi không buồn, bởi tôi biết bởi phần thắng sẽ không thuộc những người non nghề. Ngược lại, tôi còn mang về một niềm vui. Vui và mừng cho người dân huyện Gia Lâm, một huyện ngoại thành, dù không xa xôi là mấy nhưng luôn phải chịu thiệt thòi về việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng so với các quận nội thành khác, và thậm chí so với cả quận “hàng xóm” là Long Biên cũng còn thua xa. Giờ đây, thành công từ việc đấu giá đất mang lại một ý nghĩa lớn hơn, đó là thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư về Gia Lâm. Đồng thời, tiền thu ngân sách khá lớn từ đấu giá đất sẽ được Thành phố trích lại một tỷ lệ nhất định để huyện tái đầu tư các công trình công cộng như công viên, trường học, bệnh viên, đường xá. Như vậy, hiệu quả thực tế của những cuộc đấu giá đất mà lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện thực hiện trong nhiều năm qua đã rõ: tất cả vì cuộc sống của đông đảo nhân dân địa phương. Sắp bước sang một năm mới, chúng ta cũng chúc cho Gia Lâm có những bước phát triển đột phá, ngày càng thịnh vượng, người dân giàu có, no ấm. Chúc cho vùng đất tiềm năng đã được đánh thức này có tốc độ đô thị hóa nhanh, ngày càng khang trang hiện đại xứng đáng với những dự án tầm cỡ đang được triển khai.