Tôi đã xóa mờ vết thâm, phục hồi da cấp tốc sau khi nặn mụn như thế nào?
Tôi đã có một thời gian đi lấy mụn nhưng về lại chăm sóc da không có kế hoạch, khá là vô tội vạ nên tới giờ nghĩ lại cũng thấy tiếc cho khoảng thời gian đó. Cũng vì vậy mà tôi không có thiện cảm với phương pháp trị mụn này, vì da tôi sau đó cứ đỏ âm ỉ, lâu mờ thâm và nhanh lên mụn lại. Bẵng đi một thời gian, tôi quay lại với phương pháp này cùng với kiến thức dày dặn hơn, thông qua việc tìm đọc và nhờ tư vấn từ những bác sĩ, anh chị có kiến thức trong ngành làm đẹp. Cho đến hiện tại, tôi thấy hài lòng về bí kíp chăm sóc da sau lấy mụn của mình, và mong muốn được chia sẻ để những ai có ý định lấy mụn sau này có thể chăm sóc phục hồi da an toàn và hiệu quả.
Mục Lục
Chăm sóc phục hồi da sau lấy mụn như thế nào?
Không kể lấy mụn ở nhà hay spa/clinic, chăm sóc da sau lấy mụn là việc không nên lơ là để bảo về da không bị viêm, nhiễm khuẩn, cũng như được phục hồi nhanh chóng hơn. Bản thân tế bào nói chung là làn da nói riêng ở mỗi người đều có cơ chế tự hồi phục, vì vậy nếu biết kết hợp cùng với chế độ chăm sóc chủ động tốt thì không chỉ vết thương được làm dịu mà còn giảm được những vết thâm, sẹo về sau.
Cá nhân tôi cũng đã nhiều lần tự lấy mụn, và đi lấy mụn ở các cơ sở nhỏ cho đến clinic uy tín, vì vậy có cho mình những kiến thức và kinh nghiệm chung mà tôi cho rằng dễ dàng áp dụng với bất kì ai. Dưới đây, tôi sẽ chia sẻ “bí kíp” đó của mình để các bạn có thể tham khảo.
Ngay sau khi lấy mụn xong
Tự lấy mụn tại nhà
(1) Làm sạch và sát khuẩn: Thấm sạch máu và dịch ở từng nốt mụn bằng bông y tế và sát khuẩn bằng nước muối sinh lý mua ở tiệm thuốc, không nên tự ý pha muối iot ở nhà. Nhiều bạn hỏi có nên dùng cồn hay oxy già để sát trùng vết mụn hở không, thì Happy Skin khuyên không nên vì khả năng kích ứng rất cao.
(2) Sử dụng miếng dán mụn: tùy theo nhu cầu mà sử dụng
– Đối với những nốt mụn viêm có mủ, bạn có thể lấy sót mủ trắng và nhân. Dùng một miếng dán mụn nhỏ đặt trực tiếp lên vết thương, để vậy 8 đến 12 tiếng để rút sạch tạp khuẩn còn lại.
– Đối với những vùng mụn lớn tấy đỏ, bạn có thể sử dụng miếng dán mụn cho cả vùng để làm dịu lại da rất hiệu quả.
Miếng dán vùng mụn Wooshin Labottach (Nơi mua: skinstore.vn)
(3) Sử dụng kem dưỡng làm dịu da: Đối với da có vết thương hở, tôi không sử dụng toàn bộ quy trình dưỡng da hằng ngày mà chỉ dùng kem dưỡng có khả năng kháng khuẩn và làm dịu, hỗ trợ phục hồi da tổn thương, đặc biệt là loại có thể sử dụng trên vết thương hở. Những sản phẩm này nhìn chung có kết cấu hơi dày, phù hợp thay thế chức năng và nuôi dưỡng lớp màng bảo vệ da.
La Roche-Posay Cicaplast Baume B5 Soothing Repairing Balm là loại tôi đang tin dùng, kết cấu hơi dày nhưng lại dễ tán mỏng, tôi dùng không thấy dày bí hay nặng mặt, đồng thời không hề bị châm chít hay khó chịu trên những vết thương chưa lành.
Ngoài ra Avène Cicalfate Restorative Skin Cream và Bioderma Cicabio Crème cũng là hai sản phẩm được đánh giá rất cao trong việc chăm sóc da sau trị liệu.
Avène Cicalfate Restorative Skin Cream (Nơi mua: skinstore.vn)
Bioderma Cicabio Crème (Nơi mua: skinstore.vn)
Các sản phẩm dạng gel chứa các tinh chất lô hội (aloe vera) cũng là một giải pháp hay để làm dịu da trong thời điểm này, tuy nhiên không có khả năng phục hồi da như các sản phẩm dạng kem tôi nhắc đến phía trên.
Benton Aloe Propolis Soothing Gel
Lấy mụn ở spa/clinic
(1) Làm sạch: Từ nơi lấy mụn về nhà thì da ít nhiều cũng sẽ bám bụi bẩn, vậy nên việc đầu tiên tôi làm là làm sạch da.
– Nếu nơi lấy mụn có bôi kem dưỡng và dặn dò không cần rửa mặt thì bạn nên dùng xịt khoáng hoặc toner làm sạch để lau lên da vài lượt rồi để da nghỉ ngơi.
– Nếu bạn chỉ được đắp mặt nạ làm dịu da sau lấy mụn thì về bạn lau mặt bằng micellar water, rửa sạch lại bằng nước rồi xịt khoáng / toner làm dịu da. Lưu ý, xịt khoáng / toner chỉ nên dùng loại có hàm lượng khoáng thấp, không có cồn và hương liệu như Avène Therma Spring Water, La Roche-Posay Thermal Spring Water, Aroma Zone Hydrolat Pur Rose de Mai…
Avène Therma Spring Water (Nơi mua: skinstore.vn)
La Roche-Posay Thermal Spring Water
Aroma Zone Hydrolat Pur Rose de Mai
(2) Sử dụng miếng dán mụn: Dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý lau quanh vết thương / vùng lấy mụn rồi sử dụng miếng dán như bước (2) khi lấy mụn tại nhà ở trên.
(3) Sử dụng kem dưỡng làm dịu da: trừ trường hợp đã được bôi kem dưỡng tại cơ sở lấy mụn, còn lại bạn có thể áp dụng như bước (3) khi lấy mụn tại nhà ở trên.
Trong 1 – 3 ngày sau lấy mụn
Đây là khoảng thời gian các vết thương liền miệng, đóng vảy, còn gọi là tự tái tạo.
(1) Làm sạch: Có thể sử dụng sữa rửa mặt, nhưng tốt nhất vẫn nên dùng nhưng loại làm sạch nhẹ nhàng và cơ bản để da thông thoáng và được duy trì độ pH ổn định.
Các bạn có thể tham khảo top các sữa rửa mặt có độ pH từ 5 đến 6.
(2) Kem dưỡng: Duy trì dưỡng ẩm cho da như trên.
(3) Chống nắng: Bước vô cùng quan trọng, hỗ trợ da không để lại thâm mụn đậm màu và lâu dài. Kết hợp sử dụng kem chống nắng cho da mụn , đeo khẩu trang và che chắn tốt cho da khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với nắng.
(4) Chế độ ăn uống: Kiêng một số thực phẩm như thịt bò, nước tương, rau muống, nếp… và hạn chế đường, sữa, tinh bột trong giai đoạn này. Nhóm cần kiêng sẽ hạn chế tình trạng gây nên sẹo và chậm phục hồi; nhóm cần hạn chế hỗ trợ da giảm mụn.
Lưu ý: Không sử dụng các sản phẩm chứa BHA, AHA, Vitamin C, Vitamin E, Retinol… vì sẽ làm da dễ trở nên nhạy cảm và bị kích ứng. Hạn chế tối đa trang điểm trong giai đoạn này.