Toán lớp 9 – Hàm số bậc nhất và các bài toán liên quan
Chia sẻ nếu thấy tài liệu này có ích!
CHUYÊN ĐỀ: HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN
I – Kiến thức cần nhớ
1, Định nghĩa
– Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức $y=ax+b$ trong đó $a;b$ là các số cho trước và $a\ne 0.$
– Đặc biệt, khi $b=0$ thì hàm số có dạng $y=ax.$
2, Tính chất
– Hàm số bậc nhất $y=ax+b\,\,\left( a\ne 0 \right)$ xác định với mọi giá trị của $x\in \mathbb{R}$.
– Hàm số đồng biến khi $a>0$
– Hàm số nghịch biến khi $a<0$.
3, Đồ thị
– Đồ thị của hàm số $y=ax+b$ $\left( a\ne 0 \right)$ là một đường thẳng:
+ Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng $b;$
+ Song song với đường thẳng $y=ax$ khi $b\ne 0$
+ Trùng với đường thẳng $y=ax$ khi $b=0$
– Chú ý: Đồ thị hàm số $y=ax+b\,\,\left( a\ne 0 \right)$ còn được gọi là đường thẳng $y=ax+b$; $a$ được gọi là hệ số góc của đường thẳng ; $b$ được gọi là tung độ gốc của đường thẳng.
4, Góc tạo bởi đồ thị hàm số bậc nhất và trục $Ox$
– Gọi $\alpha $ là góc tạo bởi đường thẳng $y=ax+b\,\,\left( a\ne 0 \right)$ và trục $Ox$.
+ Nếu $\alpha <{{90}^{0}}$ thì $a>0$.
+ Nếu $\alpha >{{90}^{0}}$ thì $a<0$.
5, Vị trí tương đôi của hai đường thẳng
Cho hai đường thẳng $\left( {{d}_{1}} \right):y={{a}_{1}}x+{{b}_{1}}$ và $\left( {{d}_{2}} \right):y={{a}_{2}}x+{{b}_{2}},$ trong đó ${{a}_{1}},\,\,{{a}_{2}}\,\,\ne 0$
– $\left( {{d}_{1}} \right)$ cắt $\left( {{d}_{2}} \right)$ $\Leftrightarrow {{a}_{1}}\ne {{a}_{2}}$
– $\left( {{d}_{1}} \right)//\left( {{d}_{2}} \right)\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & {{a}_{1}}={{a}_{2}} \\ & {{b}_{1}}\ne {{b}_{2}} \\ \end{align} \right.$
– $\left( {{d}_{1}} \right)\,$ trùng với $\left( {{d}_{2}} \right)$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & {{a}_{1}}={{a}_{2}} \\ & {{b}_{1}}={{b}_{2}} \\ \end{align} \right.$
– $\left( {{d}_{1}} \right)\bot \left( {{d}_{2}} \right)\Leftrightarrow {{a}_{1}}.{{a}_{2}}=-1$
II – Bài tập vận dụng
Đề bài. Cho hàm số bậc nhất $y=\left( m-2 \right)x+m+3\,\,\,\left( d \right)$
a) Tìm $m$ để hàm số đồng biến.
b) Tìm $m$ để hàm số nghịch biến.
c) Tìm $m$ để $\left( d \right)$ đi qua điểm $A\left( 1;2 \right)$
d) Tìm $m$ để đồ thị hàm số song song với đường thẳng $y=3x-3+m\,\,\left( {{d}_{1}} \right)$
e) Tìm $m$ để đồ thị hàm số đã cho vuông góc với đường thẳng $\left( {{d}_{2}} \right)$ $y=2x+1$.
f) Tìm $m$ để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3.
g) Tìm $m$ để đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3.
h) Tìm $m$ để đồ thị hàm số $\left( {{d}_{3}} \right)y=-x+2;\,\,\left( {{d}_{4}} \right)y=2x-1;\,\left( d \right)\,y=\left( m-2 \right)x+m+3$ đồng quy.
i) Tìm $m$ biết $\left( d \right)$ tạo với trục hoành một góc ${{45}^{0}}.$
j) Tìm $m$ biết $\left( d \right)$ tạo với trục hoành một góc ${{150}^{0}}.$
k) Tìm $m$ để khoảng cách từ gốc tọa độ đến đường thẳng $\left( d \right)$ bằng 1.
l) Tìm $m$ để $\left( d \right)$ cắt $Ox,\,\,Oy$ tạo thành tam giác có diện tích bằng 2.
m) Chứng minh rằng với mọi giá trị của $m$ thì đường thẳng $\left( d \right)$ luôn đi qua một điểm cố định. Tìm điểm cố định đó.
Bài giải
a) Hàm số $y=\left( m-2 \right)x+m+3$ đồng biến
$\Leftrightarrow m-2>0$
$\Leftrightarrow m>2$
b) Hàm số $y=\left( m-2 \right)x+m+3$ nghịch biến
$\Leftrightarrow m-2<0$
$\Leftrightarrow m<2$
c) Để đường thẳng $\left( d \right)$ đi qua điểm $A\left( 1;2 \right)$
$\Leftrightarrow 2=\left( m-2 \right).1+m+3$
$\Leftrightarrow 2=2m+1$
$\Leftrightarrow 2m=1$
$\Leftrightarrow m=\frac{1}{2}$
d) Để $\left( d \right)//\left( {{d}_{1}} \right)$
$\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & m-2=3 \\ & m+3\ne -3+m \\ \end{align} \right.$
$\Leftrightarrow m=5$
e) Để $\left( d \right)\,\,\bot \,\,\left( {{d}_{2}} \right)$
$\Leftrightarrow 2\left( m-2 \right)=-1$
$\Leftrightarrow m-2=-\frac{1}{2}$
$\Leftrightarrow m=\frac{3}{2}$
f) Đồ thị hàm số đã cho cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3
$\Leftrightarrow \left( d \right)$ đi qua điểm $M\left( 3;0 \right)$
$\Leftrightarrow 0=3\left( m-2 \right)+m+3$
$\Leftrightarrow 0=3m-6+m+3$
$\Leftrightarrow 4m=3$
$\Leftrightarrow m=\frac{3}{4}$
g) Đồ thị hàm số đã cho cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3
$\Leftrightarrow \left( d \right)$ đi qua điểm $N\left( 0;3 \right)$
$\Leftrightarrow 3=\left( m-2 \right).0+m+3$
$\Leftrightarrow m=0$
h) Phương trình hoành độ giao điểm của $\left( {{d}_{3}} \right)$ và $\left( {{d}_{4}} \right)$ là:
$-x+2=2x-1$
$\Leftrightarrow 3x=3$
$\Leftrightarrow x=1$
$\Rightarrow y=-1+2=1$
$\Rightarrow \left( {{d}_{3}} \right)$ cắt $\left( {{d}_{4}} \right)$ tại điểm $B\left( 1;1 \right)$
Để $\left( d \right),\,\,\left( {{d}_{3}} \right),\,\,\left( {{d}_{4}} \right)$ đồng quy thì $\left( d \right)$ phải đi qua điểm $B$
$\Leftrightarrow 1=\left( m-2 \right).1+m+3$
$\Leftrightarrow 1=2m+1$
$\Leftrightarrow 2m=0$
$\Leftrightarrow m=0$
i)
Vì $\left( d \right)$ tạo với trục $Ox$ một góc ${{45}^{0}}$ nên ta có: $m-2>0$
$\Leftrightarrow m>2$
Đồ thị hàm số $\left( d \right)$cắt$Ox$ tại điểm $E\left( \frac{-m-3}{m-2};0 \right)$ và cắt trục $Oy$ tại điểm $F\left( 0;\,m+3 \right)$
Ta có góc tạo bởi $\left( d \right)$ và trục $Ox$ là: $\widehat{OEF}$
Ta có: $\tan \widehat{OEF}=\frac{OF}{OE}$
$\Rightarrow \tan {{45}^{0}}=\left| \frac{m+3}{\frac{-m-3}{m-2}} \right|=\left| m-2 \right|$
$\Leftrightarrow \left| m-2 \right|=1$
$\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m-2=1 \\ & m-2=-1 \\ \end{align} \right.$
$\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m=3\,\,\,(tm) \\ & m=1\,\,\,(l) \\ \end{align} \right.$
Vậy $m=3$
j)
Vì $\left( d \right)$ tạo với trục $Ox$ một góc ${{150}^{0}}$ nên $m-2<0$
$\Leftrightarrow m<2$
Đồ thị hàm số $\left( d \right)$cắt$Ox$ tại điểm $E\left( \frac{-m-3}{m-2};0 \right)$ và cắt trục $Oy$ tại điểm $F\left( 0;\,m+3 \right)$
Góc tạo bởi $\left( d \right)$ và trục $Ox$ là $\widehat{FEx}$
$\Rightarrow \widehat{FEx}={{150}^{0}}$
$\Rightarrow \widehat{OEF}={{180}^{0}}-{{150}^{0}}={{30}^{0}}$
$\tan \widehat{OEF}=\frac{OF}{OE}$
$\Rightarrow \tan {{30}^{0}}=\frac{\left| m+3 \right|}{\left| \frac{-m-3}{m-2} \right|}=\left| m-2 \right|$
$\Leftrightarrow \left| m-2 \right|=\frac{\sqrt{3}}{3}$
$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{*{35}{l}} \text{ }\!\!~\!\!\text{ } & m-2=\frac{\sqrt{3}}{3} \\ \text{ }\!\!~\!\!\text{ } & m-2=-\frac{\sqrt{3}}{3} \\\end{array} \right.$
$\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m=2+\frac{\sqrt{3}}{3}(l) \\ & m=2-\frac{\sqrt{3}}{3}(tm) \\ \end{align} \right.$
Vậy $m=2-\frac{\sqrt{3}}{3}$
k)
Gọi $H$ là chân đường vuông góc kẻ từ $O$ đến $\left( d \right)$
Khi đó khoảng cách từ $O$ đến $\left( d \right)$ là $OH$
Áp dụng hệ thức lượng trong $\Delta OEF$ vuông tại $O$ , đường cao $AH$ ta có:
$\frac{1}{O{{H}^{2}}}=\frac{1}{O{{E}^{2}}}+\frac{1}{O{{F}^{2}}}$
$\frac{1}{{{1}^{1}}}=\frac{{{\left( m-2 \right)}^{2}}}{{{\left( m+3 \right)}^{2}}}+\frac{1}{{{\left( m+3 \right)}^{2}}}$
$\Rightarrow {{\left( m-2 \right)}^{2}}+1={{\left( m+3 \right)}^{2}}$
$\Leftrightarrow {{m}^{2}}-4m+4+1={{m}^{2}}+6m+9$
$\Leftrightarrow 10m=-4$
$\Leftrightarrow m=-\frac{2}{5}$
l) ${{S}_{OEF}}=\frac{1}{2}OE.OF$
$\Rightarrow OE.OF=2{{S}_{OEF}}$
$\Rightarrow \left| \frac{-m-3}{m-2} \right|.\left| m+3 \right|=2.2$
$\Leftrightarrow \left| \frac{{{\left( m+3 \right)}^{2}}}{m-2} \right|=4$
$\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & \frac{{{\left( m+3 \right)}^{2}}}{m-2}=4 \\ & \frac{{{\left( m+3 \right)}^{2}}}{m-2}=-4 \\ \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & {{\left( m+3 \right)}^{2}}=4\left( m-2 \right) \\ & {{\left( m+3 \right)}^{2}}=-4\left( m-2 \right) \\ \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & {{m}^{2}}+6m+9=4m-8 \\ & {{m}^{2}}+6m+9=-4m+8 \\ \end{align} \right.$
$\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & {{m}^{2}}+2m+17=0\,\, \\ & {{m}^{2}}+10m+1=0 \\ \end{align} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m=-5-2\sqrt{6} \\ & m=-5+2\sqrt{6} \\ \end{align} \right.$ (Phương trình đầu tiên là vô nghiệm)
m) Gọi điểm $N\left( {{x}_{0}};{{y}_{0}} \right)$ là điểm cố định mà đường thẳng $\left( d \right)$ luôn đi qua với mọi $m$
$\Leftrightarrow {{y}_{0}}=\left( m-2 \right){{x}_{0}}+m+3$ với mọi $m$
$\Leftrightarrow {{y}_{0}}=m{{x}_{0}}-2{{x}_{0}}+m+3$ với mọi $m$
$\Leftrightarrow m\left( {{x}_{0}}+1 \right)=2{{x}_{0}}+{{y}_{0}}-3$ với mọi $m$
$\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & 2{{x}_{0}}+{{y}_{0}}-3=0 \\ & {{x}_{0}}+1=0 \\ \end{align} \right.$
$\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & {{x}_{0}}=-1 \\ & {{y}_{0}}=5 \\ \end{align} \right.$
$\Rightarrow N\left( -1;5 \right)$
III – Bài tập luyện tập
Bài 1. Cho hàm số $y=\left( m+5 \right)x+2m-10$
a) Với giá trị nào của $m$ thì $y$ là hàm số bậc nhất.
b) Với giá trị nào của $m$ thì hàm số đồng biến.
c) Tìm $m$ để đồ thị hàm số đi qua điểm $A\left( 2;3 \right)$.
d) Tìm $m$ để đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 9.
e) Tìm $m$ để đồ thị hàm số đi qua điểm 10 trên trục hoành.
Bài 2. Cho hàm số $y=\left( 2m+3 \right)x-2+m$
a) Tìm $m$ để hàm số đồng biến ? Nghịch biến ?
b) Tìm $m$ biết đồ thị hàm số trên song song với đường thẳng $y=-5x+3\,\,?$
Vuông góc với đường thẳng $x-2y+1=0?$
c) Tìm $m$ biết đồ thị hàm số và hai đường thẳng $y=-2x+3$ và $y=x-5$ đồng quy.
Bài 3. Cho $\left( d \right):y=\left( m-2 \right)x+2$
a) Chứng minh rằng khi $m$ thay đổi thì $\left( d \right)$ luôn đi qua một điểm cố định.
b) Tìm $m$ để khoảng cách từ gốc tọa độ đến $\left( d \right)$ bằng 1.
c) Tìm $m$ để đường thẳng $\left( d \right)$ tạo với các trục tọa độ một tam giác có diện tích bằng 2.
Bài 4. Cho hàm số $y=\left( 2-m \right)x+m-1\,\,\,\,\,\left( 1 \right).$ Với giá trị nào của $m$ thì:
a) Hàm số (1) là hàm số bậc nhất.
b) Đồ thị hàm số đi qua gốc tọa độ.
c) Đồ thị hàm số tạo với trục $Ox$ một góc $\alpha ={{30}^{0}}$.
d) Chứng minh rằng với mọi giá trị của $m$ họ các đường thẳng xác định bởi hàm số (1) luôn đi qua một điểm cố định. Hãy xác định tọa độ điểm cố định đó?
Bài 5. Cho hàm số $y=-x-3\,\,\,\left( {{d}_{1}} \right)$ và $y=3x+1\,\,\left( {{d}_{2}} \right)$
a) Vẽ đồ thị hàm số $\left( {{d}_{1}} \right)$ và $\left( {{d}_{2}} \right)$ trên cùng một mặt phẳng tọa độ.
b) Gọi $B$ và $C$ lần lượt là giao điểm của $\left( {{d}_{1}} \right)$ và $\left( {{d}_{2}} \right)$ với trục hoành. $A$ là giao điểm của $\left( {{d}_{1}} \right)$ và $\left( {{d}_{2}} \right)$. Tính chu vi và diện tích $\Delta ABC.$
c) Tìm góc tạo bởi $\left( {{d}_{1}} \right)$ và $\left( {{d}_{2}} \right)$ với trục $Ox$ (làm tròn đến phút).