Toàn bộ 6 nhóm biển báo giao thông đường bộ tại Việt Nam.
Toàn bộ biển báo giao thông đường bộ hiện có 6 nhóm chính, trong mỗi nhóm lại đa dạng các loại biển báo riêng yêu cầu lái xe phải ghi nhớ nhằm đảm bảo quá trình tham gia giao thông đường bộ an toàn, đúng luật, hạn chế tối đa tình trạng vi phạm luật giao thông.
Mục Lục
6 nhóm biển báo giao thông đường bộ
1- Nhóm biển báo cấm
- Đặc điểm: hình tròn – viền đỏ – nền trắng – hình vẽ màu đen; gồm 39 kiểu với các biển báo giao thông được đánh số từ 101 đến 139
- Tác dụng: loại biển báo giao thông đường bộ này biểu thị các điều cấm, tức không được phép làm; bắt buộc lái xe phải tuyệt đối chấp hành các điều đã được báo trên biển.
2- Nhóm biển báo nguy hiểm
- Đặc điểm: hình tam giác đều – viền đỏ – nền vàng – hình vẽ màu đen
- Tác dụng: loại biển báo giao thông đường bộ này cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên tuyến đường phía trước để lái xe biết được tính chất của sự nguy hiểm đó nhằm phòng ngừa. Biển báo nguy hiểm không cấm hay bắt buộc lái xe phải thực hiện một hành động nào; tuy nhiên, khi gặp biển báo này, lái xe phải giảm tốc độ.
3- Nhóm biển báo hiệu lệnh
- Đặc điểm: hình tròn – nền xanh – hình vẽ màu trắng; gồm 10 kiểu với các biển báo giao thông được đánh số từ 301 đến 310
- Tác dụng: loại biển báo giao thông đường bộ này báo các hiệu lệnh yêu cầu lái xe phải thi hành theo
4- Nhóm biển báo chỉ dẫn
- Đặc điểm: hình vuông hoặc hình chữ nhật – nền xanh – hình vẽ màu trắng
- Tác dụng: loại biển báo giao thông đường bộ này dẫn hướng cho lái xe biết những thông tin cần thiết và hữu ích giúp việc tham gia giao thông được thuận lợi và an toàn hơn.
5- Nhóm biển báo phụ
- Đặc điểm: hình vuông hoặc hình chữ nhật – viền đen – nền trắng – hình vẽ màu đen
- Tác dụng: loại biển báo giao thông đường bộ này thường nằm dưới các biển báo giao thông chính (4 nhóm biển báo trên) để thuyết minh, bổ sung làm rõ hơn ý nghĩa các biển chính đó
6- Nhóm vạch kẻ đường
- Đặc điểm: đây cũng là một dạng biển báo giao thông đường bộ, là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường được chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
- Tác dụng: loại biển báo giao thông đường bộ này có thể được dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu chỉ huy giao thông; lái xe khi gặp dạng báo hiệu này cần phải chấp hành theo; trường hợp một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì lái xe phải ưu tiên tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.
Trên đây là tất tần tật các nhóm biển báo giao thông đường bộ (kèm hình ảnh) được tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp lái xe hiểu đúng và hiểu đủ các nhóm/ loại biển báo cũng như ý nghĩa tương ứng của từng loại, nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, đảm bảo lái xe an toàn và đúng luật.
Xem ngay: Bạn đã biết có các hạng bằng lái xe ô tô nào tại Việt Nam?
5/5 – (6 bình chọn)
Chia sẻ