Tố tụng dân sự là gì? (Cập nhật 2023)
Tranh chấp dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự là hoạt động được đặt ra một nhiều. Cơ quan tố tụng, cụ thể là Tòa án là cơ quan được trao quyền để giải quyết những việt này. Để hoạt động giải quyết những tránh chấp, vụ việc được diễn ra theo một trình tự nhất định, tố tụng dân sự đã ra đời. Bài viết dưới đây ACC sẽ cung cấp thông tin để giải thích tố tụng dân sự là gì cũng như các nội dung liên quan.
Tố tụng dân sự là gì?
Mục Lục
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
1. Tố tụng dân sự là gì?
Tố tụng được hiểu là bộ phận của pháp luật, quy định chủ yếu về các nguyên tắc, thủ tục, trình tự từ giai đoạn bắt đầu thủ tục tố tụng đến khi giải quyết xong vụ việc/vị án.
Tố tụng dân sự là một bộ phận của tố tụng bên cạnh tố tụng hình sự, tố tụng hành chính. Tố tụng dân sự đề cập đến các nguyên tắc, thủ tục, trình tự trong hoạt động khởi kiện, giải quyết các vụ việc thuộc lĩnh vực dân sự.
2. Phạm vi của tố tụng dân sự là gì?
Định nghĩa tố tụng dân sự là gì ở mục trên khá ngắn gọn, trong mục dưới này sẽ xác định được phạm vi của tố tụng dân sự.
Theo quy định tại Điều 1 Luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì phạm vi của tố tụng dân sự được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm:
+ Những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự);
+ Trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự);
+ Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án;
+ Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
+ Thi hành án dân sự;
+ Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
3. Các nguyên tắc trong tố tụng dân sự
Mỗi một hệ thống luật đều có những nguyên tắc cơ bản là nền tảng, tố tụng dân sự cũng không ngoại lệ. Vậy nguyên tắc của tố tụng dân sự là gì? Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê các nguyên tắc chính trong tố tụng dân sự:
+ Nguyên tắc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
+ Nguyên tắc Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
+ Nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự
+ Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
+ Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể: Tòa án xét xử tập thể vụ án dân sự và quyết định theo đa số;
+ Nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
Ngoài ra còn các nguyên tắc khác được quy định tại Chương II Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
4. Các chủ thể trong tố tụng dân sự
Tố tụng dân sự có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Các chủ thể trong tố tụng dân sự gồm:
+ Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có: Tòa án; Viện kiểm sát.
+ Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
+ Người tham gia tố tụng:
– Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
– Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
– Người làm chứng, người giám định, người phiên dịch;
– Người đại diện
5. Cấp xét xử trong tố tụng dân sự
Theo nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được quy định tại Điều 17 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì hiện nay tố tụng dân sự gồm hai cấp xét xử đó chính là xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm.
Vấn đề đặt ra là xét xử trong tố tụng dân sự là gì? Xét xử được hiểu là hoạt động của Tòa án cơ quan trong bộ máy nhà nước, được giao thực hiện chức năng tư pháp của Nhà nước. Mỗi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoạt động trong một lĩnh vực nhất định; và Tòa án là cơ quan được Nhà nước giao thực hiện chức năng tư pháp, với thẩm quyền xét xử nhân danh Nhà nước. Xét xử là hoạt động đặc trưng của Tòa án, được tiến hành theo một trình tự, thủ tục và những nguyên tắc nhất định. Xét xử trong tố tụng dân sự chính là hoạt động Tòa án thực hiện các chức năng tư pháp của mình để giải quyết các tranh chấp về dân sự.
Xét xử sơ thẩm là xét xử lần đầu vụ án dân sự. Khi xét xử sơ thẩm, Tòa án giải quyết mọi vấn đề của vụ án bằng việc ra bản án và quyết định. Bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị để xét xử lại tại Tòa án cấp phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án dân sự mà một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị khảng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm xem xét.
Nếu như pháp luật dân sự đề cập đến nội dung thì tố tụng dân sự đề cập đến hình thức, cách thức, quy trình thực hiện các hoạt động tố tụng tại các cơ quan tiến hành tố tụng. Tố tụng dân sự đã tạo ra một hệ thống chặt chẽ để các chủ thể trong tố tụng dân sự thực hiện theo, điều này dẫn đến sự ổn định trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.
Để tìm hiểu kỹ hơn về đáp án câu hỏi tố tụng dân sự là gì cũng như pháp luật liên quan, hãy liên lạc với Công ty Luật ACC qua các thông tin sau để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi giải đáp tận tâm, tư vấn nhiệt tình với mức giá tốt nhất cho quý khách hàng. Công ty Luật ACC hy vọng đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp lý:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
5/5 – (757 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin