Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế

Khoa học – Công nghệ

Cập nhật lúc : 03/12/2018 15:54

Sao Kim – điểm đến của tàu vũ trụ Bepi Colombo là một hành tinh có rất nhiều điều bí ẩn mà con người cần phải nghiên cứu để hiểu được về các hiện tượng cũng như sự nóng lên của khí hậu Trái đất.

Sao Kim là hành tinh sáng nhất trong Hệ Mặt trời sau Mặt trăng và Mặt trời. So với Trái đất, nó là ngôi sao xuất hiện đầu tiên vào ban đêm và biến mất cuối cùng vào lúc bình minh.

Sao Kim là hành tinh thứ hai từ Mặt trời trong thái dương hệ và được đặt tên theo vị thần tình yêu và sắc đẹp của La Mã – Venus.

Sao Kim còn được biết đến với tên gọi sao Hôm hoặc sao Mai.

Sao Kim là một trong những vật thể sáng nhất trên bầu trời, do đó nó hay bị nhầm là vật thể bay không xác định (UFO).

Được các nhà thiên văn học coi như chị em sinh đôi của Trái đất, Sao Kim có rất nhiều điểm tương đồng với hành tinh của chúng ta: cả hai đều được tạo nên từ đá, có kích cỡ và hình dạng gần giống nhau. Sao Kim là hành tinh gần Trái đất nhất và có khoảng cách gần với Mặt trời hơn so với Trái Đất… Tuy nhiên, giữa Trái đất và sao Kim cũng có rất nhiều điểm khác nhau đặc biệt là sự hình thành của chúng.

Đường kính của sao Kim bằng 12.092km (chỉ nhỏ hơn 650km của Trái Đất) và khối lượng của nó bằng 81,5% khối lượng Trái đất.

Sao Kim quay rất chậm: 1 ngày trên sao Kim tương đương với 224,7 ngày ngày ở Trái đất. Sao Kim quay một vòng quanh Mặt trời mất 225 ngày (so với Trái đất là 365 ngày).

Việc nghiên cứu địa hình và đo bề mặt sao Kim đã được thực hiện bởi nhiều tàu vũ trụ của Nga và Mỹ. Các dữ liệu cho thấy hành tinh này được hình thành cách đây hơn 4 tỷ năm nhưng bề mặt lại tương đối trẻ, chỉ có 500 triệu năm. Do vậy, các nhà thiên văn học đặt ra câu hỏi phải chăng các ngọn núi lửa trên hành tinh này vẫn đang hoạt động?

Sao Kim là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời quay ngược lại so với chiều kim đồng hồ. Sao Kim quay từ Đông sang Tây, trong khi tất cả các hành tinh khác đều quay theo hướng ngược lại (từ Tây sang Đông).

Hay nói cách khác, ở sao Kim, Mặt Trời mọc ở hướng Tây và lặn ở hướng Đông. 

Trên sao Kim, tại độ cao 60 km, gió thổi với tốc độ 400 km/h. Bầu khí quyển dày đặc tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho hành tinh này trở nên cực nóng. Ở độ cao khoảng 80 km, có một yếu tố nào đó hấp thụ toàn bộ tia cực tím từ Mặt Trời và điều này vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học.

Với nhiệt độ bề mặt trung bình là 462°C, sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời. Một số nhà khoa học từng cho rằng sao Kim đã có những đại dương trong quá khứ, nhưng đã bốc hơi khi nhiệt độ hành tinh tăng lên do hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát.

Toàn bộ bề mặt của sao Kim là một hoang mạc khô cằn với đá và bụi và có lẽ vẫn còn núi lửa hoạt động trên hành tinh này… (khoahoc.tv)