Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính | luatviet.co


Quyết định hành chính là loại quyết định được nhiều chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước ban hành nhưng chủ yếu là những chủ thể thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên cơ sở luật và để thi hành luật.

Thực tiễn trong những năm qua cho thấy (nhất là trong những năm trước thời kì đổi mới) có nhiều quyết định không đem lại hiệu quả hoặc hiệu quả chưa cao một phần cũng chính vì các quyết định đó chưa đáp ứng được những yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lí này.

1. Yêu cầu về tính hợp pháp của quyết định hành chính

Bất kì quyết định hành chính nào cũng phải đáp ứng các yèu cầu sau:

– Quyết định hành chính phải được ban hành bới những chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện quyền hành pháp.

– Quyết định hành chính phái phù hợp với luật về nội dung cũng như mục đích bởi lẽ đầy là những quyết định dưới luật. Điều đó cũng còn có nghĩa là các quyết định hành chính không được trái với các quyết định của Quổc hội cũng như quvết định của hội đồng nhân dân và các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

– Quyết định hành chính phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục và hình thức do pháp luật quy định. (Xem thêm tại:

2. Yêu cầu về tính hợp lí của quyết định hành chính

Đây là những yêu cầu xuất phát từ thực tiễn của hoạt động quản lí hành chính cũng như trên cơ sở của sự kiểm chứng khoa học:

– Quyết định hành chính phải đảm bảo được lợi ích của Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân, không được tách rời giữa lợi ích của Nhà nước với nguvện vọng của nhân dân.

– Quyết định hành chính phải xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước.

– Ngôn ngữ của quyết định phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, các thuật ngữ pháp lí phái chính xác, không được đa nghĩa.

– Quyết định hành chính phải có lính dự báo.

– Quvốt định hành chính phải có tính khả thi.

Trong việc ban hành quyết định quy phạm, nếu chủ thể có thẩm quyển không luân thủ các yêu cầu vồ tính hợp pháp (cả về hình thức lần nội dung) thì có thể bị cơ quan nhà nước có thẩm quyén ra quvết định dinh chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ tùv theo mức độ không tuân thủ. Việc xử lí quvết định quy phạm trái pháp luật được quy định như sau:

Quốc hội giám sát xử lí văn bản trái pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dưới hình thức bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản nếu văn bản đó trái với hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát, xử lí văn bản trái pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dưới hình thức đình chí việc thi hành một phần hoặc toàn bộ ván bản của Chính phú. Thú tướng Chính phủ trái với hiến pháp, luật, nghị quyết cùa Quốc hội và trình Quốc hội quvết định Việc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ Văn bản dó.

Chính phủ kiểm tra văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ và ùy ban nhân dân cấp tính. Thủ trướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản của bộ trướng, thủ trướng cư quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp linh trái với hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.