Tính hợp pháp và hợp lý của một quyết định hành chính?

Hành vi hành chính theo nghĩa rộng bao gồm mọi hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước trong bộ máy hành chính nhà nước có liên quan đến việc thực hiện công vụ trong quá trình thực hiện quản lí hành chính nhà nước (quyết định hành chính bằng văn bản…

1. Hành vi hành chính

1.1 Khái niệm và đặc điểm của hành vi hành chính

“Hành vi hành chính theo nghĩa rộng bao gồm mọi hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước trong bộ máy hành chính nhà nước có  liên quan đến việc thực hiện công vụ trong quá trình thực hiện quản lí hành chính nhà nước (quyết định hành chính bằng văn bản, việc thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ hành chính). Tuy nhiên, thường phân biệt hành vi hành chính là hành vi thực hiện (hoặc không thực hiện) nhiệm vụ có hay không có văn bản, còn quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản, áp dụng trong hoạt động quản lí hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước”

Hành vi hành chính theo quy định của pháp Luật Khiếu nại, tố cáo thì “Là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật”

1.2 Hành vi hành chính và hành vi công vụ 

Hành vi hành chính là một dạng của hành vi công vụ bởi vì khi thực hiện một nhiệm vụ công có hành vi hành trái trái pháp luật thì có thể bị khiếu nại, còn đối với những hành vi khác không phải là thực hiện nhiệm vụ công thì không bị xem là hành vi hành chính bị khiếu nại. Hành vi công vụ là hành vi mang tính chất quyền lực pháp lý thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước. Tính quyền lực của hành vi công vụ xuất phát trực tiếp từ quyền lực Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, nhân viên Nhà nước thực hiện trên cơ sở thẩm quyền của mình. Tính pháp lý của hành vi được thể hiện là nó được bảo vệ bằng quyền lực Nhà nước và sử dụng quyền lực của nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước. Vì vậy những hành vi công vụ được thực hiện trong lĩnh vực hành chính được gọi là hành vi hành chính. Nói cách khác hành vi hành chính là một dạng của hành vi công vụ. Hành vi hành chính có đầy đủ đặc điểm của hành vi công vụ được nêu ở trên bên cạnh đó nó cũng mang một số những đặc điểm riêng biệt để phân biệt với các hành vi khác (hành vi lập pháp, hành vi tư pháp).

Điểm khác biệt thứ nhất, hành vi hành chính được thực hiện trong lĩnh vực chấp hành và điều hành của Nhà nước, tức là lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, trong đó nội dung của nó bao gồm các hoạt động chủ yếu như chấp hành pháp luật, điều hành các hoạt động của Nhà nước và tổ chức thực hiện pháp luật.

Thứ hai, hành vi hành chính được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định và diễn ra trên mọi lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.

Cuối cùng, hành vi hành chính được thực hiện trên cơ sở của pháp luật. Đặc điểm này xuất phát từ đặc trưng của hoạt động hành pháp nói chung là hoạt động mang tính chất dưới luật, được tiến hành trên cơ sở luật và để thực hiện pháp luật. Những hành vi nào không thuộc những đặc điểm được trình bày ở trên thì không được gọi là hành vi hành chính.

2. Các hành vi hành chính công dân có thể khiếu nại

Hành vi hành chính có thể bị khiếu nại là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Theo đó, một hành vi là hành vi hành chính có thể bị khiếu nại khi hội tụ đủ các yếu tố sau:

Một là, hành vi không được thể hiện dưới dạng văn bản mà được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Đó có thể là việc cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có hành động không đúng các quy định pháp luật, cũng có thể là việc họ không thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao mà theo quy định pháp luật họ có có nghĩa vụ phải thực hiện.

Hai là, chủ thể thực hiện hành vi là cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

Ba là, hành vi đó được thực hiện trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Một công chức thực hiện hành vi trái pháp luật liên quan đến chức trách được giao nhưng ngoài giờ hành chính gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức mà bị phát giác sẽ bị xử lý theo các quy phạm pháp luật khác mà không phải là pháp luật về Khiếu nại, tố cáo.

Khác với quyết định hành chính, hành vi hành chính không thể hiện dưới hình thức văn bản, đó có thể là việc cơ quan hành chính nhà nước, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước đã làm không đúng hoặc làm trái các quy định của pháp luật, cũng có thể là việc không thực hiện trách nhiệm công vụ mà theo quy định của pháp luật thì họ phải thực hiện. Chẳng hạn pháp luật quy định trong một thời hạn nhất định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy phép xây dựng khi công dân có đủ điều kiện và đã làm đầy đủ thủ tục xin cấp giấy phép nhưng quá thời hạn đó mà cơ quan này đã không cấp giấy phép thì người xin cấp giấy phép có quyền khiếu nại về sự chậm trễ đó.Khác với quyết định hành chính, hành vi hành chính không thể hiện dưới hình thức văn bản, đó có thể là việc cơ quan hành chính nhà nước, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước đã làm không đúng hoặc làm trái các quy định của pháp luật, cũng có thể là việc không thực hiện trách nhiệm công vụ mà theo quy định của pháp luật thì họ phải thực hiện. Chẳng hạn pháp luật quy định trong một thời hạn nhất định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy phép xây dựng khi công dân có đủ điều kiện và đã làm đầy đủ thủ tục xin cấp giấy phép nhưng quá thời hạn đó mà cơ quan này đã không cấp giấy phép thì người xin cấp giấy phép có quyền khiếu nại về sự chậm trễ đó.

3. Tính hợp pháp và hợp lý của một quyết định hành chính

Quyết định hành chính nhà nước là một loại quyết định quản lý hành chính nhà nước, quyết định quản lý hành chính nhà nước (QLHCNN) chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động QLHCNN, là phương tiện không thể thiếu để các chủ thể QLHCNN sử dụng nhằm thực hiện chức năng QLHCNN. Quyết định QLHCNN có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chủ trương, đường lối, nhiệm vụ lớn cho hoạt động quản lý; đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính hoặc làm thay đổi phạm vi hiệu lực của chúng; làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Vì vậy, các chủ thể QLHCNN khi ban hành quyết định QLHCNN trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa hiện nay có trách nhiệm phải bảo đảm để quyết định đó phải hội đủ được những yêu cầu về tính hợp pháp và tình hợp lý. Nói cách khác, đó phải là một quyết định QLHCNN có tính khả thi cao, được xây dựng phù hợp với đường lối chính trị, nhu cầu, nguyện vọng của người dân14.

Thực tiễn cho thấy, trong các năm qua có nhiều quyết định hành chính không mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả không cao làm cho các quyết định đó chưa đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp. Do vậy, muốn nâng cao và làm cho các quyết định quản lý hành chính thực thi trên thực tế một cách hiệu quả thì cần đảm bảo hai tính chất trên.

Về tính hợp pháp của quyết định hành chính nhà nước.Quyết định hành chính được ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật, không trái với Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên.

Quyết định hành chính được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của chủ thể ra quyết định quản lý hành chính. Các cơ quan và người có chức vụ tuyệt đối không được ban hành những quyết định mà pháp luật không cho phép, vượt quá phạm vi quyền hạn được trao, thậm chí không được lẫn tránh lạm quyền.

Quyết định hành chính được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của chủ thể ra quyết định quản lý hành chính. Các cơ quan và người có chức vụ tuyệt đối không được ban hành những quyết định mà pháp luật không cho phép, vượt quá phạm vi quyền hạn được trao, thậm chí không được lẫn tránh lạm quyền.

Quyết định hành chính được ban hành phải xuất phát từ chính lợi ích thiết thực của người dân, đặc biệt là người dân lao động. Các chủ thể hành chính nhà nước chỉ được ban hành quyết định hành chính để giải quyết những vấn đề xã hội một cách khách quan, khoa học, tránh tùy tiện, chủ quan.

Quyết định hành chính phải đảm bảo trình tự thủ tục và hình thức theo luật định. Về tính hợp lý của quyết định hành chính.

Quyết định hành chính nhà nước được ban hành phải đảm bảo được lợi ích của nhà nước và nguyện vọng của nhân dân, phải xuất phát từ nhu cầu khách quan của cuộc sống, phải giải quyết được các nhiệm vụ của hiện tại và tính dự báo cho tương lai. Quyết định hành chính phải đáp ứng các yêu cầu về tính hợp lý vì có hợp lý thì mới có khả năng thực thi cao. Một quyết định hành chính được coi là có tính hợp lý khi nó đáp ứng được những yêu cầu sau:

Quyết định hành chính phải tính đến yêu cầu tổng thể bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân. Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đối hợp lý giữa lợi ích Nhà nước và xã hội, coi lợi ích nhà nước và lợi ích chung của công dân là tiêu chí để đánh giá sự hợp lý của quyết định hành chính.

Quyết định hành chính phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề và với các đối tượng thực hiện. Quyết định cần xác định cụ thể các nhiệm vụ, thời hạn, chủ thể, phương tiện để thực hiện.Quyết định hành chính phải xem xét hiệu quả không chỉ về kinh tế mà cả chính trị – xã hội, cả mục tiêu trước mắt và lâu dài, giữa hậu quả trực tiếp và gián tiếp, kết quả trước mắt và cuối cùng. Các biện pháp được đề ra trong quyết định phải phù hợp đồng bộ với các biện pháp trong quyết định có liên quan.

Quyết định hành chính phải đảm bảo kỹ thuật lập quy, tức là ngôn ngữ, văn phong, cách trình bày phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác, không đa nghĩa.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính – Công ty Luật Minh Khuê