Tình hình tội phạm là gì ? Đặc điểm, ý nghĩa khi nghiên cứu tình hình tội phạm
Thưa luật sư, tôi đang nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến khái niệm, các yếu tố cấu thành, đặc điểm, ý nghĩa, phân loại về tình hình tội phạm. Mong luật sư hướng dẫn một số vấn đề về vấn đề trên. Cảm ơn! (Nguyễn T.H, Đại Học CT).
Trả lời:
Mục Lục
1. Khái niệm tình hình tội phạm
Khái niệm tình hình tội phạm được hiểu về mặt ngôn ngữ là tình hình của hiện tượng tội phạm đã xảy ra trên thực tế. Trong đó, tình hình được hiểu là: “Trạng thái, xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng với tất cả những sự kiện diễn ra, biến đổi ở trong. Với cách hiểu này thì tình hình tội phạm là trạng thái và xu thế vận động của hiện tượng tội phạm. Cách hiểu này khác với cách hiểu tương đối phổ biến hiện nay trong các tài liệu về tội phạm học bao gồm cả các giáo trình, các sách chuyên khảo cũng như các bài viết trên các tạp chí. Trong các tài liệu này, các tác giả sử dụng khái niệm tình hình tội phạm cũng để chỉ “tội phạm nhưng là tội phạm hiện thực – đối tượng nghiên cứu của tội phạm học mà không phải là tội phạm pháp lý – đối tượng nghiên cứu của luật hình sự. Khoa học luật hình sự nghiên cứu tội phạm là hiện tượng được quy định trong luật
Ở khía cạnh: các dâu hiệu cũng như câu trúc chung của nhừng hành vi bị coi là tội phạm, dâu hiệu và câu trúc của từng nhóm tội cùng như của từng loại tội phạm cụ thê…: còn tội phạm học nghiên cứu tội phạm là hiện tượng đà xảy ra trên thực tế về mức độ và tính chất, vê nguyên nhân xảy ra và về biện pháp phòng ngừa. Tội phạm trong luật hình sự là “tội phạm pháp lý” còn tội phạm trong tội phạm học là “tội phạm hiện thực”. Theo đó, tình hình tội phạm trong các tài liệu này là khái niệm dùng để chỉ tội phạm được nói đến trong tội phạm học và do vậy có sự khác với khái niệm tình hình tội phạm được sử dụng trong Giáo trình này.
Từ cách đặt vấn đề trên có thể định nghĩa tình hình tội phạm như sau:
Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định.
2. Các yếu tố của tình hình tội phạm
Căn cứ vào định nghĩa tình hình tội phạm có thể thấy, tình hình tội phạm được hợp thành bởi hai yếu tố hay hai nội dung. Đó là yếu tổ thực trạng và yếu tố diễn biến. Trong đó, thực trạng phản ánh tội phạm xét trong tổng thể tĩnh còn diễn biến phản ánh tội phạm xét trong tổng thể vận động. Nghiên cứu tình hình tội phạm đòi hỏi người nghiên cứu phải làm rõ thực trạng và diễn biến của tội phạm. Trong đó, thực trạng là nội dung “tĩnh” và diễn biến là nội dung “động”. Nội dung “tĩnh” bao gồm cả nội dung định lượng (mức độ) và nội dung định tính (tính chất). Do vậy, nội dung “động” cũng bao gồm cả “động” về định lượng và “động” về định tính.
Như vậy, thực trạng của tội phạm bao gồm thực trạng về mức độ và thực trạng về tính chất; diễn biến của tội phạm cũng bao gồm diễn biến về mức độ và diễn biến về tính chất.
Trong nhiều tài liệu hiện nay, diễn biến của tội phạm thường được gắn với thực trạng của tội phạm ở khía cạnh mức độ (định lượng). Do vậy, thực trạng về tính chất (thường được gọi là cơ cấu và tính chất của tội phạm) được trình bày sau nội dung về diễn biến.(l) Điều này là chưa thật hợp lý vì diễn biến của tội phạm không chỉ là diễn biến về số tội phạm cũng như số người phạm tội. Những đặc điểm về tính chất của tội phạm cũng có thể có sự thay đổi theo thời gian và do vậy cũng có diễn biến của nó. Việc nghiên cứu diễn biến này là cần thiết. Nghiên cứu diễn biến của tội phạm không thể chỉ giới hạn là nghiên cứu diễn biến của tội phạm đơn thuần về số lượng mà cần phải mở rộng nghiên cứu diễn biến cua tội phạm cả về tính chất.
Nội dung cụ thể của hai yếu tố này được trình bày riêng trong phần tiếp theo.
3. Các đặc điểm của tội phạm cần được chú ý khi nghiên cứu tình hình tội phạm
– Đặc điểm “hiện” và đặc điểm “ẩn” của tội phạm; Tội phạm đã xảy ra luôn bao gồm hai phần. Đó là phần “hiện” (hay còn được gọi là phần “rõ’”) và phần “an’”. Do vậy, có thê chia tội phạm thành tội phạm rõ và tội phạm ẩn. Trong đó, tội phạm rõ và tội phạm ẩn được hiểu như sau:
Tội phạm rõ là tội phạm đã được xử lý về hình sự và đã được đưa vào thắng kê lội phạm. Tội phạm đã được xừ lý về hình sự bao gồm: Tội phạm đã có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật (kể cả trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, được miễn hình phạt) và các trường hợp đã được xác định là tội phạm nhưng đã bị đình chỉ mà không được xét xừ vì lý do khác nhau như đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chủ thể thực hiện đã chết … Tội phạm đã được xử lý về hình sự như vậy được coi là tội phạm hiện hay tội phạm rõ khi đã được phản ánh trong thống kê tội phạm. Tình hình tội phạm dựa trên thống kê này mới chỉ là tình hình tội phạm rõ. Bên cạnh đó còn có tội phạm tuy đã xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm. Các tội phạm đã xảy ra mà không được thể hiện trong thống kê tội phạm như vậy được gọi là tội phạm ẩn. Việc các tội phạm này không được thể hiện trong thống kê tội phạm là do không được xử lý về hình sự (không được phát hiện hoặc được phát hiện nhưng không được xử lý về hình sự) hoặc đã được xử lý về hình sự nhưng chưa dứt điểm (chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật) hoặc đã được xử lý dứt điểm về hình sự (đã có bản án kết tội có tội có hiệu lực pháp luật) nhưng không được đưa vào thống kê tội phạm. Việc không được xử lý về hình sự có thể do khách quan nhung cũng có thể do lỗi chủ quan của các cơ quan có trách nhiệm. Từ đó, tội phạm ẩn được phân thành tội phạm ẩn khách quan và tội phạm ẩn chủ quan. Tội phạm ẩn do không được đưa vào thống kê tội phạm được gọi là tội phạm ẩn do sai số thống kê.
Như vậy, tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thê hiện trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xứ lý hoặc không được đưa vào thống kê tội phạm.
Tóm lại, tội phạm rõ chỉ bao gồm tội phạm đã được xử lý về hình sự mà trong đó có tội phạm đã được khắng định qua bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật (xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đổc thẩm hoặc tái thẩm) và kết quả này đã được thể hiện trong thống kê tội phạm. Xét về nội dung, đây là các trường hợp đã được khẳng định chắc chắn nhất là tội phạm và xét về hình thức là các trường hợp đã được ghi nhận chính thức. Theo đó, tội phạm ẩn bao gồm tội phạm đã xảy ra nhưng về nội dung chưa được khẳng định hoặc chưa được khẳng định chắc chắn qua bản án kết tội có hiệu lực pháp luật hoặc về hình thức chưa được ghi nhận chính thức trong thống kê tội phạm.
Tội phạm rõ và tội phạm ẩn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước hết, tội phạm rõ và tội phạm ẩn là hai phần của tội phạm đã xảy ra, có quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Phần “rõ” càng lớn thì phần “ẩn’’ càng nhỏ và ngược lại. Phần rõ là phần mà có thể được khẳng định một cách chắc chắn vì dựa trên các con số thống kê cụ thể. Trong khi đó, phần ẩn là phần mà không thể có được sự khẳng định chắc chắn vì chỉ dựa trên sự suy đoán. Trong đó, phần rõ là một trong các cơ sở của sự suy đoán này.
Tội phạm nói chung cũng như nhóm tội phạm hay tội cụ thể đều có phần ẩn. Mức độ ẩn ở những đơn vị thời gian, không gian khác nhau cũng như ở những nhóm tội hoặc tội khác nhau đều có thể có sự khác nhau. Ví dụ: Tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự) được coi là một trong những tội có độ ẩn thấp; trái lại, tội nhận hối lộ (Điều 279 Bộ luật hình sự) hoặc tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự) được coi là các tội có độ ẩn cao. Lý do của sự khác nhau về độ ẩn cũng rất khác nhau nhưng trong đó có thể có lý do từ chính đặc điểm riêng biệt của tội phạm.
Tội phạm rõ so với tội phạm thực tế có thể đạt các tỉ lệ khác nhau ở các phạm vi tội danh, phạm vi không gian và phạm vi thời gian khác nhau nhưng luôn có ý nghĩa đặc biệt vì vừa phản ánh thực trạng đấu tranh chống tội phạm của Nhà nước và xã hội vừa là cơ sở cần thiết để nghiên cứu phần còn lại của tội phạm – Phần ẩn hay tội phạm ẩn.
Nghiên cứu tình hình tội phạm là nghiên cứu tình hình tội phạm thực bao gồm cả tội phạm rõ và tội phạm ẩn. “Bức tranh” thực của tội phạm phải là “bức tranh” tổng hợp của cả tội phạm rõ vầ tội phạm ẩn. về lý thuyết, khi nghiên cứu tình hình tội phạm cụ thê, chúng ta phải băt đẩu và chủ yếu nghiên cứu tội phạm rõ. Các mô tả, đánh giá, giải thích cũng như dự liệu trước hết và chủ yếu là dựa trên tội phạm rõ. Nghiên cứu tội phạm ẩn được tiến hành sau và kết quả của nó chỉ được sử dụng có tính tham khảo thêm khi nghiên cứu tình hình tội phạm.
Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta không trực tiếp có được từ thống kê tội phạm các số liệu về tội phạm rõ theo đúng nghĩa bởi hai lý do. Thứ nhất, chúng ta không có thống kê theo tiêu thức “bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật” mà chỉ có thống kê theo các giai đoạn tố tụng, trong đó có thống kê tội phạm trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Thứ hai, thời điểm tội phạm xảy ra không trùng với thời điểm diễn ra các hoạt động tố tụng, giữa thời gian diễn ra xét xử sơ thẩm và thời gian tội phạm xảy ra luôn có khoảng cách có thể là khoảng cách giữa năm này với năm khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể và trên thực tế các công trình nghiên cứu cũng thường sử dụng số liệu thống kê tội phạm trong giai đoạn xét xừ sơ thẩm là số liệu cơ bản khi đánh giá tình hình tội phạm vì đây là số liệu gần đúng nhất, là số liệu sát nhất với số liệu đúng ra phải có.
– Đặc điểm về phạm vi: Tội phạm luôn gắn với các phạm vi – phạm vi đối tượng, phạm vi không gian và phạm vi thời gian. Phạm vi đối tượng thường có ba mức độ: Phạm vi tất cả các tội phạm, phạm vi nhóm tội phạm (như nhóm tội tham những, nhóm tội xâm phạm sở hữu…) và phạm vi tội phạm cụ thể (như tội giết người, tội nhận hối lộ…). Ngoài ra. các phạm vi đỏ còn có thể được giới hạn tiếp bởi đặc điểm nhất định của tội phạm (như giới hạn về chủ thể, về nạn nhân hoặc về loại lỗi…) hoặc được giới hạn bởi phạm vi ngành, lĩnh vực xảy ra (như lĩnh vực xây dụng, lĩnh vực ngân hàng hoặc ngành tư pháp). Phạm vi về không gian có thể là phạm vi toàn cầu, phạm vi khu vực, phạm vi toàn quốc, phạm vi vùng (như các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long), phạm vi địa phương (như thành phố Hà Nội, tỉnh Sóc Trăng). Phạm vi thời gian có thể là khoảng thời gian 5 năm, 10 năm hoặc trong giới hạn bởi mốc bắt đầu và mốc kết thúc nào đó. Tội phạm có thể gắn với các phạm vi thời gian khác nhau. Tuy nhiên, phạm vi thời gian cần nghiên cứu tối thiểu thường là 5 năm vì đó là thời gian cần thiết để kết quả nghiên cứu, khảo sát có thể có đủ cơ sờ giúp đánh giá được tình hình tội phạm cũng như giải thích được nguyên nhân của tội phạm.
Đặc điểm về phạm vi của tội phạm đòi hỏi khi nghiên cứu tình hình tội phạm, người nghiên cứu phải xác định rõ ràng ngay từ đâu các phạm vi này. Trong cả quá trình nghiên cứu, các phạm vi này luôn luôn phải được tuân thủ một cách thống nhất.
– Đặc điểm về tính phụ thuộc pháp lý: Tội phạm luôn có tính phụ thuộc pháp lý vì được phản ánh trong luật hình sự. Khi quy định của luật hình sự có sự thay đổi theo hưóng mở rộng hay thu hẹp phạm vi hành vi bị coi là tội phạm thì tội phạm cũng sẽ có sự thay đổi theo.(1) Sự thay đổi này không phải là kết quả của công tác chống hay phòng ngừa tội phạm nói riêng hay của sự phát triển của xã hội nói chung. Đây chi là sự thay đổi có tính “cơ học”. Cho nên, sự thay đổi này không có ý nghĩa trong việc đánh giá tình hình tội phạm cũng như đánh giá hoạt động phòng ngừa tội phạm theo đúng nghĩa. Chỉ những sự thay đổi của tội phạm không phải vì lý do này mới có ý nghĩa trong đánh giá tình hình tội phạm. Điều này đòi hỏi khi nghiên cứu tình hình tội phạm trong khoảng thời gian có sự thay đổi của luật hình sự cũng như của pháp luật khác có liên quan theo hướng mở rộng hay hạn chế phạm vi hành vi bị coi là tội phạm, người nghiên cứu phải chú ý đến đặc điểm này (cần phân biệt sự thay đổi này với sự thay đổii các quy định của pháp luật nhằm hạn chế hoặc triệt tiêu các “kẽ hở” bị coi là thành tố tạo ra nguyên nhân của tội phạm). Con người có thể chủ động tác động để tội phạm thay đổi theo hướng giảm thiểu qua việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Trái lại, tội phạm cũng có thể thay đổi theo hướng gia tăng do sự phát sinh hay gia tăng các hiện tượng được coi là thành tố tạo ra nguyên nhân của tội phạm. Đây là những sự thay đổi của tội phạm mà chúng ta cần quan tâm và khác với sự thay đổi của tội phạm do thay đổi của pháp luật.
– Đặc điểm về tính tương đối: Tội phạm tồn tại khách quan và có thể nhận thức được nhưng chúng ta chỉ có thể nhận thức được gần đúng vì những lý do khách và chủ quan khác nhau. Trước hết, chúng ta chỉ có thể nhận thức được trực tiếp tội phạm rõ. Nhưng sự nhận thức này cũng không phải là (đúng) tuyệt đối vì hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự trong đó có hoạt động xét xử cũng như hoạt động thống kê tội phạm cũng không có tính (đúng) tuyệt đối. Tiếp đó, việc nhận thức tội phạm ẩn là hết sức phức tạp và khó khăn. Chúng ta phải dựa vào tội phạm rõ cũng như một số cơ sở khác để “suy ra” tội phạm ẩn. Việc “suy ra” này chắc chắn cũng chỉ có tính tương đối. Tội phạm rõ và tội phạm ẩn mà chúng ta có thể nhận thức được đều chỉ có tính tương đối.
4. Phân loại tình hình tội phạm
Tình hình tội phạm có thể được phân thành các loại khác nhau theo các tiêu chí khác nhau. Cụ thể:
– Theo tiêu chí phạm vi đối tượng có thể có:
+ Tình hình tội phạm của tất cà các tội phạm;
+ Tình hình tội phạm của nhóm tội phạm cụ thể;
+ Tình hình tội phạm của tội phạm cụ thể;
+ Tình hình tội phạm trong lĩnh vực cụ thể;
+ Tình hình tội phạm trong ngành cụ thể;
+ Tình hình tội phạm do người phạm tội là người chưa thành niên thực hiện;
+ Tình hình tội phạm do người phạm tội là nữ thực hiện;
-j- Tình hình tội phạm của các tội phạm mà nạn nhân là trẻ em;
+ Tình hình tội phạm của các tội phạm mà nạn nhân là nữ; …
– Theo tiêu chí phạm vi không gian có thể có:
+ Tình hình tội phạm toàn cầu;
+ Tình hình tội phạm khu vực (quốc tế);
+ Tình hình tội phạm của một quốc gia;
+ Tình hình tội phạm của một vùng, miền (thuộc một quốc gia);
+ Tình hình tội phạm của một địa phương; …
5. Ý nghĩa và phương pháp nghiên cứu tình hình tội phạm
Kết quả nghiên cứu tình hình tội phạm cho chúng ta “bức tranh” toàn cảnh về tội phạm đã xảy ra. “Bức tranh” toàn cảnh này không chỉ thể hiện đặc điểm định lượng (tổng số tội phạm cũng như tổng số người phạm tội – con số phản ánh mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra) mà còn thể hiện cả đặc điểm định tính (các cơ cấu bên trong của tội phạm và của người phạm tội mà những cơ cấu này phản ánh tính chất nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra). “Bức tranh” toàn cảnh về tội phạm đã xảy ra không chỉ thể hiện tình trạng tĩnh của các tội phạm đã xảy ra mà còn thể hiện cả diễn biến (tăng, giảm hoặc tương đối ổn định về số lượng cũng như về tính chất) của tình trạng này.
“Bức tranh” này, bản thân nó là sự cảnh báo cho xã hội về khía cạnh của tình hình xã hội. Để có được “bức tranh” như vậy đòi hỏi việc nghiên cứu tình hình tội phạm phải thực hiện các nội dung nghiên cứu cụ thể và cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với các nội dung nghiên cứu cụ thể đó.
Nghiên cứu tình hình tội phạm không chỉ dừng lại ở mô tả “bức tranh tội phạm” mà đòi hỏi còn phải phân tích “bức tranh”, so sánh các “bức tranh” với nhau để qua đó có được sự đánh giá đầy đủ và toàn diện tính nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra – nghiêm trọng về mức độ cũng như nghiêm trọng về tính chất. Ớ đây đòi hỏi việc nghiên cứu phải sử dụng đến phương pháp phân tích, so sánh để đánh giá.
Mô tả và phân tích “bức tranh tội phạm” trong nghiên cứu tình hình tội phạm không phải chỉ để “biết” những gì đã xảy ra mà quan trọng hơn là để giải, thí ch, phát hiện nguyên nhân của những gì đã biết, đế dự liệu tội phạm sẽ xảy ra như thế nào trong thời gian tới và qua đó tạo cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Nghiên cứu tình hình tội phạm với mục đích như trên là dạng nghiên cứu mô tả trong nghiên cứu thực nghiệm. Đó là quá trình gồm hai bước:
– Bước thu thập dữ liệu thực tiễn phản ánh nội dung định lượng và nội dung định tính của thực trạng và diễn biến của tội phạm trong đơn vị không gian và thời gian xác định. Đó là dữ liệu về số lượng tội phạm và người phạm tội, dữ liệu về các cơ cấu của tội phạm mà qua đó phản ánh được tính chất của tội phạm trong thời gian tổng thể và trong tùng năm. Bước này đòi hỏi phải có phương pháp tìm kiếm luận cứ thực tế.
– Bước xử lý các dữ liệu đã thu thập được để kiểm chứng các giả thuyết mô tả tình hình tội phạm và đi đến các nhận định về thực trạng và diễn biến của tội phạm được nghiên cứu. Bước này đòi hỏi phải có phương pháp tổ chức chứng minh luận điểm khoa học.
Bước thứ nhất: Đây là bước quan trọng, tạo cơ sở cho bước thứ hai. Trong bước thu thập dữ liệu này, với các đòi hỏi của yêu cầu mô tả thì các phương pháp tiếp cận cần phải được lựa chọn là: tiếp cận định lượng; tiếp cận tổng thể và tiếp cận bộ phận.
Để có thể tiếp cận bộ phận đủng đòi hỏi người nghiên cứu phải sử dụng đúng các phương pháp chọn mẫu. Trong đó, các phương pháp chọn mẫu thường được lựa chọn là chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
Phương pháp thu thập dữ liệu thường được ưu tiên sử dụng trong thực tế là phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu. Trước hết là các dừ liệu có trong thống kê tội phạm của các cơ quan tư pháp trung ương và địa phương (công an, viện kiểm sát và toà án). Việc thu thập các dữ liệu thống kê tội phạm có sẵn này cần được tận dụng tối đa. Tuy nhiên, các thống kê tội phạm có sẵn này đều có giới hạn mà không thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu của người nghiên cứu. Do vậy, người nghiên cứu bên cạnh việc sử dụng dữ liệu đã có sẵn trong thống kê vẫn cần phải tự thu thập các dữ liệu khác qua việc phân tích các dữ liệu có trong các bản án hình sự. Đây cũng là dạng đặc thù của phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu. Nội dung các dữ liệu thu thập theo kiểu này được người nghiên cứu đặt ra để đàm bảo phục vụ mục đích nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, người nghiên cứu không thể nghiên cứu toàn bộ các bản án thuộc phạm vi nghiên cứu của mình. Ở đây, người nghiên cứu không thể chọn cách tiếp cận tổng thể mà phải chọn cách tiếp cận bộ phận, vấn đề được đặt ra là chọn bộ phận nào? Với số lượng bao nhiêu? Người nghiên cứu không thể tuỳ tiện chọn mà phải tuân theo các nguyên tắc chọn mẫu để đảm bảo tính đại diện.
Cùng với phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu trên, người nghiên cứu còn có thể sử dụng một số phương pháp khác để thu thập dữ liệu như phương pháp điều tra bàng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn; phương pháp điều tra tự thuật.
Bước thứ hai, Đây là bước xử lý các dữ liệu đã thu thập được. Đối với các dữ liệu dưới dạng số liệu phục vụ mô tả đặc điểm định lượng của tội phạm (thực trạng của tội phạm xét về mức độ cũng như diễn biến của tội phạm xét về mức độ) thì việc xử lý được thực hiện với phương pháp thống kê. Đối với các dữ liệu phục vụ mô tả đặc điểm định tính của tội phạm (thực trạng của tội phạm xét về tính chất cũng như diễn biến của tội phạm xét về tính chất) thì việc xử lý được thực hiện với phương pháp logic để có được các kết luận về tính chất cũng như diễn biến về tính chất của tội phạm được nghiên cứu. Đó là hai phương pháp xử lý dữ liệu cùng được sử dụng khi nghiên cứu tình hình tội phạm. Xử lý các dữ liệu để đi đến các nhận định về tình hình tội phạm đòi hỏi người nghiên cứu phải sử dụng các phương pháp kiểm chứng giả thuyết. Thông thường phương pháp kiểm chứng được sử dụng là phương pháp chứng minh giả thuyết.
(Luật Minh Khuê sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)