Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn
CÁCH TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO PHƯƠNG PHÁP GIẢN ĐƠN
Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn hay còn gọi là phương pháp tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Nó là quy trình công nghệ sản xuất khép kín về mặt kỹ thuật kể từ khi đưa nguyên vật liệu vào cho đến khi sản phẩm hoàn thành không thể gián đoạn về mặt kỹ thuật hoặc sản phẩm làm dở ở các giai đoạn không có giá trị sử dụng khác với phương pháp tính giá thành theo hệ số.
Tham khảo:
Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số
Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm. Vì vậy chi phí sản xuất sau khi đã tập hợp được trên các TK 621, 622, 627( theo thông tư 200/2014/TT-BTC) và tập hợp trên các tài khoản chi tiết 1541,1542,1543,1547( theo quyết định 48/2006). Cuối kỳ, kết chuyển về tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Căn cứ vào số liệu trên sổ chi phí sản xuất kinh doanh để tính ra giá thành tổng hợp và giá thành đơn vị.
2. Phương pháp tính giá thành
– Công thức tính giá thành tổng hợp (1)
Zsxtt = Cdđk + Cps – Cdck
Trong đó:
Cdđk : Là chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ
Cps: Là chi phí phát sinh trong kỳ
Cdck: Là chi phí dở dang cuối kỳ.
CCông thức tính giá thành đơn vị (2)
Zđơn vị = Zsxtt /Qtp
Trong đó
Zsxtt: Là giá thành tổng hợp đã tính được theo công thức (1)
Qtp : Là khối lượng sản phẩm hoàn thành
– Nếu giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳ ít biến động thì tổng chi phí sản xuất chính là tổng giá thành.
3. Ví dụ cụ thể về phương pháp tính giá thành giản đơn
Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có số liệu trong tháng 3/N như sau
A. Số dư đầu tháng của một số tài khoản: (ĐVT: 1.000đ)
– Chi phí sản xuất kinh doanh của sản phẩm A: 77.650. Trong đó
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 54.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 12.050
+ Chi phí sản xuất chung : 11.600
Các tài khoản còn lại có số dư bất kỳ hoặc không có số dư.
B. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau
1. Bảng trích và phân bổ khấu hao máy móc thiết bị tại các bộ phận
– Tại phân xưởng trực tiếp sản xuất : 82.000
– – Tại bộ phận quản lý doanh nghiệp: 5.000
– – Tại bộ phận bán hàng: 8.500
2. Bảng tính và phân bổ lương: Tiền lương phải trả cho công nhân các bộ phận
– – Nhân viên trực tiếp sản xuất: 200.000
– – Nhân viên quản lý phân xưởng: 20.000
– – Nhân viên bán hàng: 15.000
– – Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 20.000
– – Công nhân sản xuất nghỉ phép : 10.000
3. Các khoản trích theo lương tính
Các khoản trích theo lương tính vào chi phí theo quy định từ 1/1/2015 và doanh nghiệp thực hiện trích trước tiền lương công nhân sản xuất nghỉ phép: 5.000
4. Tổng hợp các chứng từ xuất vật tư
– Vật liệu chính xuất dùng sản xuất sản phẩm: 790.000
– – Vật liệu phụ: 156.000
– – Quản lý phân xưởng sản xuất: 13.500
5. Chi phí tiền điện
Tiền điện dùng vào sản xuất sản phẩm phải trả cho công ty điện lực TP Hà nội với giá mua chưa có thuế GTGT là 24.000, thuế GTGT 10%
6. Các chi phí khác
Các chi phí trực tiếp khác đã chi bằng tiền mặt dùng cho phân xưởng sản xuất 3.100, QLDN: 5.600
7. Kết quả sản xuất cuối tháng hoàn thành 80 sản phẩm, còn 20 sản phẩm làm dở, mức độ hoàn thành 50%. Trong 80 sp hoàn thành bộ phận KCS phát hiện 10 sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Giám đốc quyết định cắt bồi thường 50%. Phần còn lại tính vào giá thành của sản phẩm hoàn thành.
C. Yêu Cầu
– – Tính lập định khoản
– – Tính giá thành sản phẩm hoàn thành (lập bảng tính giá thành)
DN chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm A.
4. Đáp án
4.1. Đáp án của ví dụ trên Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thông tư 200
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm A
a. Trích khấu hao TSCĐ tại các bộ phận Nợ TK 6274: 82.000
Nợ TK 627: 82.000
Nợ TK 641: 8.500
Nợ TK 642: 5.000
Có TK 214: 95.500
b. Trích lương cho các bộ phận
Nợ TK 622: 200.000
Nợ TK 627: 20.000
Nợ TK 641: 15.000
Nợ TK 642: 20.000
Nợ TK 335: 10.000
Có TK 334: 265.000
c. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
3a. Trích các loại BH tính vào chi phí doanh nghiệp.
Nợ TK 622: 50.400 ( 210.000 * 24%)
Nợ TK 627: 4.800 ( 20.000 * 24%)
Nợ TK 641: 3.600( 15.000* 24%)
Nợ TK 642 4.800( 20.000 *24%)
Có TK 338: 63.600
Trong đó:
3382: 265.000 * 2% = 5.300
3383: 265.000 * 18% = 47.700
3384: 265.000 * 3% = 7.950
3389: 265.000 * 1% = 2.650
3b. Chi phí trích trước
Nợ TK 622: 5.000
Có TK 335: 5.000
4. Tổng hợp các chứng từ xuất vật tư
4a. Xuất vật tư theo phiếu xuất kho vật liệu chính
Nợ TK 621- VLC: 790.000
Có TK 152: 790.000
4b. Xuất vật tư phụ và chi phí chung
Nợ TK 621- VLP: 156.000
Nợ TK 627: 13.500
Có TK TK 152: 169.500
5. Chi phí tiền điện dùng vào sản xuất
Nợ TK 627: 24.000
Nợ TK 1331: 2.400
Có TK 331( Công ty điện) : 26.400
6. Chi phí khác chi bằng tiền mặt
Nợ TK 627 : 3.100
Nợ TK 642: 5.600
Có TK 111: 8.700
7. Các bút toán kết chuyển chi phí
Nợ TK 154: 946.000 ( 790.000 + 156.000)
Có TK 621:946.000
Nợ TK 154: 255.400 ( 200.000 + 5.000 + 50.400)
Có TK 622: 255.400
Nợ TK 154: 147.400 ( 82.000+ 20.000+4.800+ 13.500+ 24.000+ 3.100)
Có TK 627: 147.400
4.2. Xác định CP sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
Chi phí NVLTT
=
54.000 + 946.000
*20
= 200.000
80 + 20
Chi phí NCTT
=
12.050 + 255.400
*20 * 50%
= 29.717
80 + (20 * 50%)
Chi phí SXC
=
11.600 + 147.200
*20 * 50%
= 17.644
80 + (20 * 50%)
4.3. Tính giá trị 10 sản phẩm hỏng không sữa chữa được
10 Sản phẩm hỏng không sửa chữa được ở giai đoạn cuối cùng có giá trị = 20% Sản phẩm làm dở với mức độ hoàn thành là 50%. Trừ khoản mục vật liệu trực tiếp là ½
Giá trị của 10 sản phẩm hỏng = 200.000/2+ 29.717 + 17.644 = 147.361
Bồi thường 50% = 147.361*50% = 73.681
Như vậy chi phí bồi thường này sẽ làm giảm giá thành
Nợ TK 1388: 73.681
Có TK 154: 73.681
4.4 Tính giá thành sản phẩm
Áp dụng công thức trên
Zsxtt = Cdđk + Cps – Cdck
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Sản phẩm A: Số lượng 70
KM chi phí
CP dở dang đầu kỳ
Chi phí phát sinh trong kỳ
Chi phí dở dang cuối kỳ
Giá trị sp hỏng
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
CP NVLTT
54.000
946.000
200.000
100.000
700.000
10.000
CP NCTT
12.050
255.400
29.717
29.717
208.016
2.972
CP SXC
11.600
147.400
17.644
17.644
123.712
1.767
Thiệt hại
73.681
73.681
Tổng giá thành
1.105.409
15.792
0
0
Bình chọn