Tính giá thành sản phẩm là gì? Các phương pháp tính
Tính giá thành sản phẩm là xác định các chi phí liên quan đến việc sản xuất một khối lượng sản phẩm hoặc thực hiện một công việc dịch vụ.
19-02-2020
19-02-2020
19-02-2020
19-02-2020
19-02-2020
Hình minh hoạ (Nguồn: restaurantbusinessonline)
Tính giá thành sản phẩm
Khái niệm
Tính giá thành sản phẩm tạm dịch sang tiếng Anh là Calculating Product Cost.
Tính giá thành sản phẩm là xác định các chi phí liên quan đến việc sản xuất một khối lượng sản phẩm hoặc thực hiện một công việc dịch vụ.
Để phục vụ cho nhu cầu hạch toán nội bộ cũng như nhu cầu quản trị doanh nghiệp cần thiết phải xác định được giá thành của từng loại sản phẩm cũng như giá thành đơn vị của chúng.
Việc xác định giá thành của từng loại sản phẩm, dịch vụ cũng như giá thành đơn vị của chúng trong thực tế được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau.
Phương pháp tính giá thành
Tuỳ theo đặc điểm sản xuất của mình các doanh nghiệp thường áp dụng một trong các phương pháp tính giá thành sau:
– Phương pháp trực tiếp (giản đơn)
Áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ với số lượng lớn nhưng ít chủng loại, chu kì sản xuất ngắn, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đối tượng tính giá thành.
Các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác,… thường sử dụng phương pháp này.
– Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có qui trình sản xuất gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau như trong các ngành cơ khí chế tạo, dệt, thuộc da,….
Mỗi công đoạn trong qui trình thực hiện việc sản xuất hoàn chỉnh một bộ phận sản phẩm. Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng công đoạn.
Giá thành sản phẩm sẽ bằng tổng cộng chi phí sản xuất phân bổ cho thành phẩm của các công đoạn chế tạo sản phẩm.
– Phương pháp hệ số
Được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hoặc một loại sản phẩm với nhiều phẩm cấp khác nhau trên cùng một dây chuyền sản xuất.
Trên dây chuyền sản xuất này các chi phí sản xuất không thể tập hợp riêng được theo từng đối tượng tính giá thành (loại sản phẩm hoặc từng phẩm cấp sản phẩm).
Các doanh nghiệp sành sứ, thuỷ tinh, sản xuất dày, dép, may mặc, … thường áp dụng phương pháp tính giá thành này.
– Phương pháp tỉ lệ
Đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có qui cách, phẩm chất khác nhau như may mặc hoặc dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo… người ta còn căn cứ vào tỉ lệ giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí định mức (kế hoạch) để tính ra giá thành đơn vị từng loại sản phẩm.
(Tài liệu tham khảo: Những vấn đề kế toán cơ bản trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, TS. Vũ Đình Hiển, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)
Theo
Dòng Vốn Kinh Doanh
Link bài gốc
https://dongvon.doanhnhanvn.vn/tinh-gia-thanh-san-pham-la-gi-cac-phuong-phap-tinh-4220200219165554813.htm