Tình cảm là gì? Đặc điểm, vai trò, các mức độ tình cảm và ví dụ?
Tình yêu giữa con người với con người vốn luôn là nguồn cảm hứng cho những ai đam mê sáng tạo nghệ thuật. Bên cạnh đó, lòng yêu thương con người là một trong những giá trị quý giá cần được trân trọng trong cuộc sống hiện nay. Bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê sẽ giúp cho bạn đọc hiểu hơn về chủ đề tình cảm.
Mục Lục
1. Tình cảm là gì?
Tình cảm là một dạng phản ánh tâm lí mới – phản ánh cảm xúc. Sự phản ánh cảm xúc, ngoài những đặc điểm giống với sự phản ánh nhận thức – đều là sự phản ánh hiện thực khách quan, đều mang tính chủ thể và có bản chất xã hội – lịch sử, lại mang những đặc điểm khác căn bản với sự phản ánh nhận thức.
2. Đặc điểm, vai trò
2.1. Tính nhận thức
Tình cảm được phát triển trên cơ sở những xúc cảm trong sự tác động qua lại với lí trí, trong mối quan hệ người – người. Tính nhận thức của tình cảm thể hiện ở việc nhận thức được đối tượng, nguyên nhân gây nên tình cảm cho mình. Yếu tố nhận thức rung động và phản ánh cảm xúc là ba yếu tố làm nảy sinh tình cảm. Nhận thức được xem là “cái lí” của tình cảm. Nó làm cho tình cảm bao giờ cũng có đối tượng xác định, “tính có đối tượng của tình cảm tìm thấy sự biểu hiện cho mình ở chỗ, chính các tình cảm được phân biệt tuỳ theo phạm vi đối tượng mà chúng có quan hệ tới”.
2.2. Tính xã hội
Tình cảm chỉ có ở con người, nó mang tính xã hội, thực hiện chức năng xã hội và hình thành trong môi trường xã hội chứ không phải là những phản ứng sinh lí đơn thuần. Bản chất của con người được hiểu như là “tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Tình cảm nảy sinh trong quá trình con người cải tạo tự nhiên bằng lao động xã hội và trong sự giao tiếp giữa con người với nhau như là một thành viên của một nhóm, một tập thể, một cộng đồng nhất định.
2.3. Tính ổn định
So với xúc cảm thì tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và với bản thân, chứ không phải là thái độ nhất thời có tính tình huống. Chính vì vậy, tình cảm là một thuộc tính tâm lí, một đặc trưng quan trọng nhất của tâm lí con người. Nó tiềm tàng trong con người và khi nào có điều kiện nó sẽ bộc lộ toàn bộ những tình cảm của họ. Ví dụ lòng yêu nước, tình bạn… Do tình cảm có tính ổn định nên nếu biết được những đặc điểm về tình cảm của một người nào đó ta có thể phán đoán được tình cảm của họ đối với mọi người xung quanh.
2.4. Tính chân thật
Tình cảm phản ánh chính nội tâm thực của con người cho dù người ấy có cố tình che dấu bằng những “động tác giả” bên ngoài. (Chẳng hạn bảo không vui, nhưng thực ra vui nổ trời).
2.5. Tính “đối cực” (hay tính hai mặt)
Thường thì sự thỏa mãn nhu cầu của con người mâu thuẫn với nhau. Trong hoàn cảnh này thì những nhu cầu này được thỏa mãn, còn sự thỏa mãn các nhu cầu khác bị kiềm hãm. Tương ứng với điều đó các tình cảm của con người trở thành những tình cảm đối cực hay “hai mặt” nghĩa là, tính chất đối lập nhau: vui – buồn; yêu – ghét; sợ hãi – can đảm; dương tính – âm tính… thiếu sự rung động tương phản thì nó sẽ dẫn đến sự bão hòa và buồn tẻ, đơn điệu.
2.6. Tính khái quát
Tình cảm có được là do tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa những xúc cảm đồng loại. Tính khái quát của tình cảm biểu hiện ở chỗ, tình cảm là thái độ của con người đối với cả một loại (hay một phạm trù) các sự vật, hiện tượng chứ không phải với ừng sự vật hiện tượng như: lòng yêu nước, tình gia đình, tình bạn…
3. Các mức độ của tình cảm
Màu sắc xúc cảm của cảm giác
Đây là mức độ thấp nhất của phản ánh cảm xúc. Nó là một sắc thái của cảm xúc đi kèm theo quá trình cảm giác. Ví dụ: cảm giác về màu xanh gây cho ta xúc cảm dễ chịu. cảm giác màu đỏ gây cho ta cảm xúc rạo rực, nhức nhối.
Xúc cảm
Đây là một mức độ phản ánh cảm xúc cao hơn, nó là sự thể nghiệm trực tiếp của một tình cảm nào đó trong một hoàn cảnh xác định.
Tuy nhiên, tùy theo cường độ, tính ổn định (thời gian tồn tại) và tính ý thức cao hay thấp người ta lại chia xúc cảm nói chung làm hai loại:
Xúc động: là một dạng của xúc cảm có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian ngắn và khi xảy ra xúc động con người thường không làm chủ được bản thân mình (“cả giận mất khôn”), không ý thức được hậu quả hành động của mình.
Tâm trạng: là một dạng khác của xúc cảm, nó có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại trong một thời gian tương đối dài, có khi hàng tháng, hàng năm và con người không ý thức được nguyên nhân gây ra nó. Tâm trạng là một trạng thái xúc cảm chung bao trùm lên toàn bộ các rung động và làm nền cho hoạt động của cơn người, có ảnh hưởng rõ rệt đến toàn bộ hành vi của họ trong một thời gian khá dài, ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến đời sống tình cảm của con người. Nguồn gốc của tâm trạng rất khác nhau: có những nguồn gốc gần và những nguồn gốc xa. Nguồn gốc chủ yếu để gây tâm trạng là vị trí của cá nhân trong xã hội.
4. Một số quy luật về tình cảm
4.1. Quy luật “lây lan”
Con người luôn luôn sống trong xã hội, trong các mối quan hệ người – người. Vì vậy, xúc cảm, tình cảm của người này có thể truyền “lây”sang người khác. Trong đời sống hàng ngày ta thường thấy hiện tượng “vui lây”, “buồn lây”, “cảm thông”, “đồng cảm”… Nền tảng Của quy luật này là tính xã hội trong tình cảm con người.Tuy nhiên, việc “lây lan” tình cảm từ chủ thể này sang chủ thể khác không là con đường chủ yếu để hình thành tình cảm.
4.2. Quy luật “thích ứng”
Tương tự như trong quá trình cảm giác, trong xúc cảm, tình cảm cũng có hiện tượng thích ứng. Nghĩa là một xúc cảm, tìnhcảm nào đó được lặp đi lặp laạ nhiều lần với một cường độvkhông thay đổi thì cuối cùng cũng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Đó là hiện tượng thường được gọi là sự “chai dạn” của tình cảm.
4.3. Quy luật “tương phản” hay “cảm ứng”
Giống như cảm giác, tình cảm cũng có sự tương phản. Trong quá trình hình thành hoặc biểu hiện tình cảm, sự xuất iên hoặc suy yếu của một tình cảm này có thể là tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nhau Đó là hiện tương “cảm ứng” hay “tương phản” trong tình cảm. Người ta vận dụng quy luật này trong văn học, nghệ thuật, càng yêu nhân vật chính diện bao nhiêu càng ghét nhân vật phản diện bấy nhiêu…
4.4. Quy luật “di chuyển”
Tình cảm của con người có thể di chuyển từ một đối tượng này sang một đối tượng khác có liên quan tới đối tượng gây nên tình cảm trước đó, chẳng hạn hiện tượng “giận cá chém thớt”, “ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”, “vì cây mà dây quấn”.
4.5. Quy luật “pha trộn”
Trong đời sống tình cảm của một con người cụ thể, nhiều khi hai tình cảm đối cực nhau có thể cùng xảy ra một lúc nhưng không loại trừ nhau mà chúng “pha trộn” vào nhau. ví dụ: “giận mà thương”, “bởi trưng hay ghét cũng vì hay yêu”…
4.6. Quy luật về sự hình thành tình cảm
Xúc cảm là cơ sở của tình cảm, tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hóa động hình hóa và khái quát hóa. những xúc cảm đồng loại, chẳng hạn tình cảm mẹ con; lòng yêu tổ quốc, tình yêu quê hương…
5. Một số ví dụ
5.1. Tình cảm đối với hành động
Tình cảm chiếm vị trí quan trọng trong số những động lực và nhân tố điều chỉnh hành vi và hoạt động của con người. Tình cảm nảy sinh, biểu hiện, thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người vượt qua những khó khăn trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động.
5.2. Tình cảm đối với các thuộc tính tâm lí khác
Tình cảm có mối quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lí của nhân cách. Tình cảm chi phối tất cả các biểu hiện của xu hướng nhân cách: nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, thế giới quan. niềm tin; tình cảm là mặt nhân lõi của tính cách; là điều kiện và động lực để hình thành năng lực; là yếu tố có quan hệ qua lại với khí chất con người.
5.3. Tình cảm đối với nghề dạy học
Tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng, nó vừa là điều kiện, vừa là nội dung, vừa là phương tiện giáo dục. Tài năng của nhà giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào lòng yêu nghề và tình thương yêu tuổi trẻ, thiếu lòng yêu nghề, yêu trẻ sâu sắc thì thầy giáo khó trở thành nhà giáo dục tốt.
Trên đây Luật Minh Khuê đã cung cấp một số thông tin về tình cảm dành cho bạn đọc. Nếu bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào liên quan về vấn đề trên. Vui lòng liên hệ ngay tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162 để được hỗ trợ và giải đáp sớm nhất.