Tính cách của học sinh tiểu học: Đặc điểm và cách rèn luyện
Lên 6 tuổi, các bé sẽ có những thay đổi nhất định về nhận thức, tư tưởng, tình cảm thể hiện đặc trưng tính cách của học sinh tiểu học. Nếu hiểu tính cách của con, ba mẹ có thể dễ dàng nắm bắt được tâm sinh lý của con, từ đó thấu hiểu, điều chỉnh và đáp ứng được mong muốn của trẻ. Cùng Monkey khám phá những điều đặc biệt chỉ có ở học sinh tiểu học để lựa chọn cách nuôi dạy trẻ cho phù hợp nhé, các mẹ!
Mục Lục
Đặc điểm tính cách của học sinh tiểu học
Non nớt, hồn nhiên
Đây là đặc điểm tính cách của học sinh tiểu học đầu tiên mà ai cũng có thể nhận thấy. Bé ở giai đoạn đầu tiên của cấp học phổ thông nên khả năng nhận thức còn hạn chế nhất. Bởi thế, đây cũng là giai đoạn mà trẻ em đang còn ở giai đoạn ngây thơ và hồn nhiên nhất.
Bé vừa mới ra khỏi môi trường gia đình và trường mầm non, nơi đón nhận và đối xử với bé bằng tình yêu thương và sự quan tâm. Trẻ học tiểu học chưa phải va chạm với những nỗi sợ quá nhiều nên bé vẫn còn giữ được tâm lý non nớt đó.
Ham hiểu biết
Giai đoạn phát triển vàng ở trẻ chính là giai đoạn từ 0 – 6 tuổi. Tốc độ hiểu biết và nhận thức ở bé đang ở mức rất nhan. Bé có thể học được nhiều kiến thức trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi bé ở giai đoạn tiểu học tức là từ 6 – 11 tuổi thì việc ham khám phá, học hỏi thế giới xung quanh vẫn còn ở mức cao.
Mặc dù tốc độ xử lý của bộ não không bằng giai đoạn dưới 6 tuổi nhưng có thể nhận thấy học sinh tiểu học có khả năng học hỏi và rất ham hiểu biết. Lần đầu tiên bước vào mái trường tiểu học với trường mới, bạn mới, thầy cô mới, môi trường và các môn học mới với nhiều điều tò mò.
Dễ xúc động
Đặc điểm của học sinh tiểu học tiếp theo mà thầy cô và các ba mẹ cần chú ý chính là bé dễ xúc động. Thời điểm này, bé dễ khóc hơn khi lên học cấp 2 và cấp 3. Bởi vì, khả năng kiểm soát cảm xúc của bé vẫn còn hạn chế, chưa thể trưởng thành và kìm nén tốt như học sinh lớn hơn.
Vì thế, ví dụ về tính cách của học sinh tiểu học chính là bất kỳ khi nào bé cảm thấy buồn, bị tổn thương, bị bắt nạt, cảm thấy sợ hãi và cô đơn …thì bé đều có thể xúc động và khóc được. Đây là đặc điểm tính cách rất dễ nhận ra ở học sinh tiểu học.
Mạnh dạn, sôi nổi
Điều tiếp theo giúp ba mẹ nhận ra ở trẻ em đang ở độ tuổi học sinh tiểu học chính là các con mạnh dạn và sôi nổi. Bất kỳ một hoạt động tập thể nào cũng hào hứng và muốn tham gia.
Học sinh tiểu học thường suy nghĩ đơn giản, chưa nhận thức được nhiều và vẫn còn bé để bé ngại hay xấu hổ. Các con sẵn sàng thể hiện bản thân mình ở đám đông hay ở trên lớp. Vì thế, việc nắm bắt tâm sinh lý của các bé ở giai đoạn này đơn giản hơn nhiều so với các bé ở độ tuổi lớn hơn.
Thích làm quen bạn bè
Ngoài việc mạnh dạn, sôi nổi, đặc điểm tính cách của học sinh tiểu học mà ba mẹ cần biết chính là thích kết bạn. Bé có thể sẵn sàng làm quen với bất kỳ ai, ở những nơi xa lạ hay những người không quen biết. Vì bé muốn được kết bạn và thấy niềm vui khi làm điều đó.
Bởi thế, đặc điểm tính cách này rất dễ dẫn đến nguy cơ các bị người lạ lừa hoặc bắt cóc. Mặc dù đặc điểm này rất chung nhưng ba mẹ cần chỉ cho con một số kỹ năng nhất định để bảo vệ bản thân mình trước người lạ.
Nóng tính
Điều mà học sinh tiểu học luôn có chính là các bộc lộ cảm xúc rất nhanh, rất trực tiếp và không cần suy nghĩ quá nhiều. Bé có thể khóc, cười và tức giận ở bất kỳ nơi đâu. Trẻ em ở độ tuổi này có cái tôi rất lớn nên rất nóng tính. Chỉ cần bé muốn thì bé nhất định cần có được và nếu không được đáp ứng thì bé sẽ phản ứng ngay.
Điều này là điểm yếu trong đặc điểm tính cách của học sinh tiểu học khiến cho việc xô xát ở trường học diễn ra dễ dàng hơn. Các bé chưa thể kiểm soát tốt cảm xúc và cơn giận của mình. Ba mẹ cần quan sát và điều chỉnh cho bé càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng đến tính cách sau này khi trưởng thành ở trẻ.
Các tính cách xấu của học sinh tiểu học
Hay nói chuyện riêng trong lớp học
Được biết, đặc điểm tính cách của học sinh tiểu học chính là ngây thơ và hồn nhiên. Vì thế, khi chuyển từ học mẫu giáo lên tiểu học, từ chơi là chính là sang học là chủ yếu khiến các bé chưa thể thích nghi.
Và việc các con thường xuyên nói chuyện riêng trong lớp học như ở nhà là chuyện dễ hiểu. Bé chưa thể phân biệt được ở trường cần có một số quy định riêng, không như ở nhà. Bé vẫn chưa nhận ra nguyên tắc mà học sinh cần biết là khi thầy cô đang giảng bài, học sinh cần yên lặng lắng nghe. Tuyệt đối không được nói chuyện riêng trong lớp.
Hay nói leo lời người lớn
Ngoài thói quen xấu là hay nói chuyện riêng trong lớp thì hầu hết các học sinh tiểu học thường mắc phải chính là bé hay nói leo lời người lớn. Khi ba mẹ hay thầy cô nói, bé thường nói theo mà không xin phép.
Đây là đặc điểm tính cách của học sinh tiểu học mà ba mẹ nê điều chỉnh, tránh tạo thành thói quen khó sửa.
Nói dối
Mặc dù hồn nhiên và non nớt nhưng học sinh tiểu học cũng có đặc điểm tính cách chung chính là thường xuyên nói dối. Bé nói dối để cảm thấy được ba mẹ chú ý nhiều hơn, để có cảm giác run sợ đó.
Bên cạnh đó, tính cách của học sinh tiểu học cũng có sự đa dạng, phong phú. Bé nói dối vì đang sợ hãi hoặc đang gặp vấn đề gì đó. Nếu ba mẹ phát hiện trẻ nói dối thì tuyệt đối không được đánh mắng con mà nên trao đổi, nói chuyện để biết được vì sao trẻ nói dối và cùng trẻ giải quyết vấn đề đó càng sớm càng tốt.
Thụ động
Tính cách xấu cuối cùng trong tính cách của học sinh tiểu học mà ba mẹ cần biết chính là bé rất thụ động. Lần đầu tiên, bé chuyển từ thơ ấu lên thiếu niên, từ học mẫu giáo lên học tiểu học. Bé cần thời gian làm quen và tiếp cận.
Trẻ ở độ tuổi này vẫn thường sợ hãi những thứ rất nhỏ nên bé chưa thể chủ động như bé ở lứa tuổi lớn hơn. Ở nhà bé vẫn đang được ông bà bố mẹ chăm sóc, quan tâm và hỗ trợ trong mọi việc nên khi đến trường bé vẫn chưa thể tự chủ động trong học tập và sinh hoạt.
Thầy cô có thể dựa vào các đặc điểm tính cách của học sinh tiểu học trên đây để áp dụng các phương pháp nuôi dạy và chăm sóc phù hợp.
Cách rèn luyện tính cách cho học sinh tiểu học
Quan tâm và tôn trọng con
Ba mẹ luôn là tấm gương tính cách đối với trẻ học tiểu học. Độ tuổi này, các con bắt chước hành động và lời nói của ba mẹ khá nhiều và thường xuyên. Vì thế, để cải thiện những tính cách xấu của bé, ba mẹ cần quan tâm và tôn trọng con.
Đây là thói quen tốt giúp bé có thể học theo và áp dụng trong nhiều mối quan hệ xã hội xung quanh. Ba mẹ cần thực hành quan tâm con, tôn trọng con ở mọi lúc mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được và sẽ dần dần học theo.
Thể hiện tình yêu thương với con
Trẻ em ở lứa tuổi nào cũng khao khát nhận được tình yêu thương từ ba mẹ. Dù trẻ mới sơ sinh, học mẫu giáo hay học tiểu học thì người thân quen và giúp con an tâm nhất chỉ có thể là ba mẹ.
Vì thế, độ tuổi này, ba mẹ cần dành nhiều thời gian bên các con, thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm đến bé. Dù bận rộn đến mấy, ba mẹ cũng nên thu xếp thời gian để đưa đón con khi đến trường và khi tan học. Ngoài ra, ở nhà ba mẹ cũng nên thể hiện hành động yêu thương con như ôm, hôn, vuốt tóc, chơi đùa với con. Chính điều này sẽ giúp tính cách của học sinh tiểu học phát triển toàn diện.
Rèn luyện cho con tính tự lập
Tính tự lập luôn là đức tính quan trọng đối với các bé ở bất kỳ độ tuổi nào. Dù bé ở tuổi mẫu giáo hay tiểu học hay phổ thông trung học. Vì thế, khi bé học tiểu học, ba mẹ cần rèn luyện cho con tính tự lập ở mức độ phù hợp với lứa tuổi.
Ba mẹ nên cho con cơ hội để tự chuẩn bị đồ dùng, quần áo đến trường, nên cho bé tự làm bài tập ở nhà của mình, tự lựa chọn quần áo đi học, tự chịu trách nhiệm với những việc bé đã làm…Điều này càng giúp bé chủ động hơn, tự tin hơn trong cuộc sống và khi đi học tại trường.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Khác hẳn với lứa tuổi mẫu giáo, đặc điểm tính cách của học sinh tiểu học mà ba mẹ cần trang bị chính là giúp các bé giao tiếp tự tin, rõ ràng và chính xác hơn. Bé đã có thể nói chuyện như người lớn nên ba mẹ cần dạy bé nói những câu đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.
Ngoài ra, để chuẩn bị cho bé kỹ năng giao tiếp tốt thì ba mẹ cần nói chuyện với con càng nhiều càng tốt. Ba mẹ cần chú ý câu từ, và cách nói chuyện sao cho lịch sự, đầy đủ, rõ ràng để con hình thành thói quen và có thể học theo. Giao tiếp là kỹ năng rất quan trọng đến sự thành công của trẻ nên ba mẹ cần đặc biệt chú ý rèn luyện càng sớm càng tốt.
Dạy con về lòng nhân hậu và thương người
Điều cuối cùng mà ba mẹ không được quên nếu muốn cải thiện đặc điểm tính cách của học sinh tiểu học. Đó là dạy còn về sự nhân hậu và tình thương người bằng nhiều cách khác nhau.
Điều này, ba mẹ cần dạy con từ ở nhà cho đến ra ngoài trường học và cuộc sống xung quanh. Ba mẹ phải là người làm gương đầu tiên, thể hiện tình cảm với mọi người xung quanh.
Đó có thể là ba mẹ quan tâm đến vật nuôi trong nhà và hướng dẫn bé chăm sóc các con vật, hướng dẫn bé quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn hơn, giúp đỡ các bạn cùng lớp khó khăn hơn mình…Dần dần sẽ hình thành lòng trắc ẩn và thương người trong tâm hồn bé, giúp bé lớn lên trong tình yêu nên sẽ trở thành một con người nhân hậu và tình cảm.
Xem thêm: Cách cải thiện tình trạng trẻ 7 tuổi thừa cân ba mẹ cần biết
Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ nhưng thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về đặc điểm tính cách của học sinh tiểu học. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về tâm sinh lý của các bé ở độ tuổi đặc biệt này. Từ đó, ba mẹ biết cách lựa chọn phương pháp nuôi dạy và chăm sóc trẻ phù hợp hơn.