Tỉnh Tây Ninh – Teach For Vietnam

Tổng quan về giáo dục và nhân lực tỉnh Tây Ninh

Tây Ninh thuộc vùng kinh tế văn hóa xã hội Đông Nam Bộ  bao gồm TP.HCM, Bà Rịa Vùng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh). Số liệu 2016 cho biết toàn tỉnh Tây Ninh có tổng cộng 260 trường tiểu học và 3308 lớp, 106 trường THCS và 1643 lớp, 30 trường THPT và 653 lớp. Tổng số giáo viên toàn tỉnh là 9567 trong đó 4831 giáo viên tiểu học, 3319 giáo viên THCS, 1417 giáo viên THPT. Tổng số học sinh là 184.242, trong đó 94830 học sinh tiểu học, 63245 học sinh THCS, và 26167 học sinh bậc THPT. Tỷ lệ giáo viên/học sinh ở cấp Tiểu học là 1/19,6, cấp THCS là 1/19, cấp THPT là 1/18,4. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT là 92,72% (TCTK, 2016)

Các trường học đã và đang được đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học và phục vụ giảng dạy. Tỷ lệ giáo viên vượt chuẩn về văn bằng đạt gần 70%. Các chỉ số giáo dục phổ thông của Tây Ninh xấp xỉ với các tính Đông Nam Bộ (không tính Tp.HCM)

Tuy nhiên, các chỉ số về người trên 15 tuổi (biết chữ, đang làm việc, đã qua đào tạo), giảng viên và sinh viên đại học, bác sỹ/vạn dân, giáo dục sau phổ thông của Tây Ninh cho thấy Tây Ninh sẽ phải đối mặt với các thách thức trong tương lại gần. Hiện nay Tây Ninh chưa có trường đại học, có một trường cao đẳng sư phạm và một trường cao đẳng nghề, một trường trung cấp nghề công lập, 2 trung tâm giới thiệu việc làm công lập, 6/10 trung tâm giáo dục thường xuyên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Một số trung tâm thực hiện đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng; 202 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tham gia dạy nghề.

Với số lượng cơ sở đào tạo và cơ cấu như trên Tây Ninh rất khó thu hút và tạo ra được một lực lượng lao động trình độ và tay nghề bậc cao trừ khi tỉnh hợp tác với các tổ chức trong nước và ngoài nước, hoặc tỉnh có các doanh nghiệp/tập đoàn lớn hoặc các chính sách thu hút nguồn nhân lực thật khác biệt và đủ hấp dẫn.

Trong giai đoan 2015-2020, Tây Ninh xác định dồn lực tạo ra sự đột phá trong 4 lĩnh vực then chốt: 1. Phát triển du lịch; 2. Hạ tầng giao thông; 3. Nông nghiệp xanh công nghệ cao; 4. Công tác nguồn nhân lực.

Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, bố trí công việc theo năng lực và nhu cầu, tạo môi trường và cơ chế làm việc phù hợp, chuyển trọng tâm từ tập trung vào kiến thức sang phát triển năng lực. Tiếng Anh, Nhóm Kỹ năng Thế kỷ 21 (Kiến thức các chủ đề; Học tập và đổi mới; Tư duy phản biện và Giải quyết vấn đề; Giao tiếp và Cộng tác; Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; kỹ năng Sống và Nghề nghiệp; kỹ năng Xã hội và liên Văn hóa)Năng lực Cảm xúc Xã hội (Tự Nhận thức, Tự Quản lý, Quyết định có trách nhiệm, Thiết lập Quan hệ, Nhận  thức xã hội) được xem là chìa khóa để giải bài toán giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh.

Teach For Vietnam với sáng kiến “Tìm kiếm và phát triển các nhà lãnh đạo trẻ từ nhiều lĩnh vực cùng kiến tạo nên một hệ sinh thái giáo dục bền vững” đã nhận được sự ủng hộ của các nhà Lãnh đạo cao nhất Tây Ninh. Hiện Teach For Vietnam đã và đang triển khai các chương trình và sáng kiến sau: