Tin tức

  • Cuối cùng là mục tiêu của hoạt động kinh doanh. Thật ra, đây chính là mục tiêu số một, mục tiêu đầu tiên của kinh doanh (nếu không vì mục tiêu này, không ai dại dột triển khai hoạt động kinh doanh với nhiều rủi ro làm gì). Mục tiêu đó là sinh lợi, là làm cho những đồng tiền của mình (hoặc những đồng tiền do mình chịu trách nhiệm) sinh sôi, nảy nở, gia tăng giá trị. Tính sinh lợi là mục tiêu cuối cùng, mục tiêu cao nhất của kinh doanh. Nhưng sinh lợi không phải là mục tiêu duy nhất, trong thế giới ngày nay, người ta không kinh doanh nhằm sinh lợi với bất cứ giá nào, chẳng hạn: sinh lợi nhưng quyết không gây ô nhiễm môi trường sinh thái, sinh lợi nhưng quyết không vi phạm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, vv …
    Sau khi đã xem xét như vậy, giờ đây, nếu phải vạch rõ nội hàm của khái niệm “kinh doanh” một cách tương đối đầy đủ, thì ta có thể nói rằng “kinh doanh” là: 1) Làm cho những đồng tiền của mình (hoặc những đồng tiền do mình chịu trách nhiệm) sinh lợi (tức là gia tăng giá trị); 2) bằng cách “tạo ra” những người mua để đem bán những thứ hàng hoá/ dịch vụ thích hợp; 3) muốn bán được như vậy, thì trước hết phải bỏ tiền ra để mua những thứ hàng hoá/ dịch vụ nhất định và công nghệ xử lý (chế biến) những hàng hoá/dịch vụ đã mua được thành những hàng hoá/dịch vụ có thể bán được (được thị trường chấp nhận) và có khả năng cạnh tranh; 4) Trong quá trình đó, nhà kinh doanh phải thường xuyên ứng phó với môi trường kinh doanh gồm vô vàn yếu tố luôn luôn biến động và phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ từ nhiều phía trên cơ sở vận dụng 2 phương thức chủ yếu là Quản trị Marketing và Quản trị Thương hiệu (để có thể lèo lái tốt công cuộc kinh doanh bằng cách sử dụng hợp lý 4 hoặc 7 yếu tố: quyết định về sản phẩm/dịch vụ; quyết định về hệ thống phân phối/bán hàng; quyết định về giá cả; quyết định về những phương thức xúc tiến, yểm trợ; quyết định về con người; quyết định về quá trình, quy trình; quyết định về cơ sở vật chất – kỹ thuật).