Tin tức – TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG MN BÌNH MINH – QUẢNG ĐIỀN
Tin tức
Cập nhật lúc : 09:41 26/12/2020
HƯỚNG DẪN XỬ LY TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI MỜI PHỤ HUYNH THAM DỰCách chữa nấc cụt ở trẻ
Tình huống sư phạm trong hoạt động giáo dục mầm non là những tình huống có vấn đề nảy sinh trong quá trình giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ. Đứng trước những tình huống sư phạm này đòi hỏi người giáo viên phải xác định được tình huống thuộc loại gì (Tình huống với trẻ, tình huống với đồng nghiệp hay với cha mẹ trẻ, tình huống với cộng đồng, tình huống đặc biệt hay bình thường…..Qua đó biết cách phân tích tình huống, tìm kiếm cách thức giải quyết một cách hiệu quả.
Để có thể giải quyết tốt các tình huống sư phạm đòi hỏi giao viên mầm non phải luôn giữ được bình tình và cần huy động toàn bộ tri thức và kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp của bản thân. Hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn và phát triển nhân cách cho trẻ.
* CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MẦM NON.
1. Nguyên tắc đảm bảo tính mô phạm: Khi ứng sử với trẻ ngôn ngữ phải chuẩn mực, đễ hiểu, thể hiện sự yêu thương, tạo cảm giác an toàn, tin tưởng cho trẻ.
2. Nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng: Cần lắng nghe,tiếp nhận thông tin với thái độ cầu thị, nghiêm túc, tôn trọng sự khác biệt, ghi nhận để thể hiện sự tôn trọng. Nếu nguyên tắc này không được thực hiện sẽ dẫn tới phản tác dụng giáo dục, dẫn tới bất lợi cho giáo viên.
3. Nguyên tắc đồng cảm, tin tưởng đối tượng: Nguyên tắc này có tác dụng làm giảm đi sự căng thẳng của các bên, đặc biệt là với trẻ mầm non. Giáo viên phải luôn luôn thống cảm chia sẻ và nâng đỡ đối với các hạn chế của trẻ, có thai độ nhẹ nhàng, tin tưởng và ghi nhận sự tiến bộ của trẻ.
4. Nguyên tắc thiện chí, đảm bảo tính kịp thời.
* QUY TRÌNH SỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG GDMN
1. Nhận diện tình huống.
2. Phân tích tình huống.
2.1. Tìm hiểu nguyên nhân.
2.2. Xác định nhiệm vụ.
2.3. Lựa chọn giải pháp tối ưu.
3. Giải quyết tình huống.
* GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH CSGD TRẺ MN
1. Phát hiện trẻ bị đau mắt
Tình huống: Trong khi rửa mặt cho các trẻ tầm 24-36 tháng, bạn phát hiện một trẻ bị đau mắt. Trong trường hợp này, nếu là bạn thì bạn sẽ xử lí như thế nào?
Cách giải quyết:
– Bạn hãy rửa mặt cho các trẻ khác và để lại trẻ rửa sau cùng. Sau khi rửa xong cho trẻ này, khăn mặt phải để ở chậu riêng, giặt bằng xà phòng, rồi luộc qua nước sôi và đem phơi nắng.
– Bạn cũng quên rửa sạch tay bằng xà phòng, sát khuẩn bằng cồn để tránh việc lây nhiễm sang các trẻ khác.
– Dùng thuốc nhỏ mắt để nhỏ mắt cho trẻ và cách ly với các trẻ khác.
– Khi đến giờ ra về, bạn nên gặp phụ huynh và trao đổi với họ về tình trạng của trẻ để cùng đưa ra phương án tốt nhất (có thể cho trẻ nghỉ học để tránh lây sang các bạn khác).
2. Gặp trẻ bướng bỉnh
Tình huống: Ở lớp mẫu giáo, trong giờ đi dạo sân trường, cô tổ chức cho các trẻ chơi với cát và nước. Đến khi hết thời gian chơi, cô yêu cầu trẻ đi rửa tay, chân để có thể chuyển sang hoạt động khác. Nhưng có một bé nhất định không nghe, cứ ngồi chơi mãi, vẫn tiếp tục nghịch cát, mặc cho cô gọi tới 3 – 4 lần. Nếu là giáo viên tổ chức hoạt động đó, bạn sẽ xử lí như thế nào khi gặp tình huống này?
Cách giải quyết:
Đầu tiên giáo viên nên biết rằng, đây là biểu hiện tính bướng bỉnh của tuổi lên ba. Ở độ tuổi này, cái tôi trong các trẻ sẽ xuất hiện. Đây là hành động cho thấy trẻ đang tự muốn khẳng định mình. Thêm vào đó, trẻ lại rất thích chơi với cát, nước, đất và ít có cơ hội được chơi, thế nên khi cô yêu cầu trẻ vệ sinh thì trẻ lại làm ngược lại. Vậy nên, đừng la mắng trẻ vì như thế rất dễ làm tổn thương trẻ. Để xử lý tình huống này, các cô giáo nên:
– Nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu thời gian chơi đã hết và gợi ý cho trẻ hoạt động tiếp theo có nhiều đồ chơi, trò chơi hay hơn (cô có thể đưa ra một vài ví dụ trò chơi có ở hoạt động tiếp theo).
– Thông báo cho trẻ biết kế hoạch của buổi hoạt động ngoài trời trong tuần và cho biết lúc đó nếu bé thích chơi thì bé sẽ được chơi tiếp (nhưng phải là nói thật nhé, đừng nói dối vì trẻ con nhớ rất dai và chúng sẽ giận bạn nếu như phát hiện bạn nói dối).
– Nếu đứa trẻ này vẫn bướng bỉnh không nghe lời, thì các cô hãy giao hẹn với trẻ rằng :\Khi rửa tay, chân xong cho bạn cuối cùng thì đến lượt cháu, cô cháu mình hãy cùng thi rửa tay, chân xem ai rửa sạch hơn nhé!\. Việc này sẽ kích thích tính hiếu thắng trong trẻ và khiến trẻ quên đi việc đùa nghịch với cát.
3. Một số trẻ không chịu đi ngủ
Tình huống: Trong giờ ngủ trưa, có một số bé không chịu đi ngủ hay vẫn chưa ngủ được. Bé thì nằm mở mắt thao láo, trằn trọc suốt buổi trưa, còn có bé thì nằm mãi cảm thấy thừa chân, thừa tay cấu véo bạn bên cạnh để bạn khóc ré lên om sòm, có bé thì lại khóc thút thít đòi về với mẹ… Là một giáo viên mầm non, trong trường hợp này bạn sẽ xử lí như thế nào để không ảnh hưởng tới các bé khác?
Cách giải quyết:
– Khi lần đầu tiên tới lớp, các cô cần tạo cho trẻ thói quen đi ngủ khi đến giờ ngủ.
– Cô có thể kể vài câu chuyện cổ tích cho bé nghe, không nên kể to mà hãy kể nhè nhẹ để trẻ trật tự, im lặng nghe và đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Cô cũng có thể hát ru và quan tâm đến những bé khó ngủ.
– Trong trường hợp, bé không muốn ngủ thì bạn cũng không nên ép buộc trẻ, hãy tách trẻ sang phòng khác cho trẻ chơi những trò chơi tĩnh chẳng hạn như: xếp hình, vẽ, nặn và đồng thời trao đổi với phụ huynh để đảm bảo rằng cho trẻ được ngủ đủ số thời gian quy định trong một ngày.
4. Trẻ bị đau bụng và khóc to trong giờ học
Tình huống: Trong giờ kể chuyện, cô đang say sưa kể chuyện cho trẻ nghe, thì bỗng một bé kêu đau bụng và khóc rất to. Bạn sẽ làm như thế nào để lớp học không bị xáo trộn và làm ảnh hưởng đến các lớp khác mà vẫn có thể chăm sóc được bé đó?
Cách giải quyết:
Trong tình huống này, bạn đừng quá bối rối mà hãy thật bình tĩnh và giải quyết theo từng bước sau:
– Bạn hãy đến bế trẻ và thông báo cho cả lớp biết tình hình sức khỏe của bạn, đồng thời yêu cầu cả lớp trật tự làm theo yêu cầu của bạn lớp trưởng.
– Bạn hãy giao nhiệm vụ cho lớp trưởng rằng: cho cả lớp đọc thơ, hát hay có thể chỉ định các bạn hát, đọc thơ…
– Sau khi ổn định lớp, bạn hãy đưa bé bị đau bụng vào phòng nghỉ hoặc trải chiếu cho bé nằm, hỏi bé đã ăn những thức ăn gì và bạn có thể xoa dầu cho bé, đồng thời theo dõi tình trạng của bé.
– Nếu thấy bé không đỡ, bạn hãy nhờ cô giáo phụ trách lớp bên cạnh quản lý lớp hộ mình và cho cháu xuống phòng y tế của trường theo dõi để xử lí kịp thời, hợp lí nhất.
5. Trẻ không chịu vẽ tranh theo chủ đề cô giáo cho
Tình huống: Trong giờ vẽ theo mẫu (vẽ con gà) chủ đề “Động vật”, mọi trẻ đều say sưa vẽ, chỉ có bé Nam ngồi im không vẽ, Cô giáo đến gần và hỏi: “Sao Nam không vẽ đi, các bạn vẽ rất đẹp và gần xong hết rồi”. Bé trả lời: “Con không thích vẽ bài này”. Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Cách giải quyết:
– Bạn hãy thử khen trẻ và hướng trẻ vào chủ đề bài vẽ: “Cô thấy Nam vẽ rất đẹp, đẹp hơn nhiều bạn trong lớp cơ. Con hãy thử vẽ nhé, nếu con thấy khó cô sẽ vẽ cùng con”.
– Nếu Nam vẫn bướng bỉnh không vẽ, bạn hãy giúp trẻ bằng cách gợi ý hay giải thích trình tự, cũng như cách trình bày mẫu… tùy thuộc vào khả năng của trẻ.
– Nếu trẻ vẫn nhất quyết không vẽ, bạn hãy hỏi: \Thế Nam thích vẽ gì?\ Rồi đưa ra các mẫu ví dụ như con lợn cho con vẽ (nhằm thực hiện mục đích của giờ vẽ theo mẫu), nếu trẻ vẽ xong theo sở thích thì cô hãy động viên trẻ thực hiện bài học trên.
– Cuối giờ, khi nhận xét bài vẽ của cả lớp, thì bạn hãy dành ít thời gian nhận xét bài vẽ của Nam (tùy sản phẩm của cháu, 1 hoặc 2 bài) và nhắc nhở nhẹ nhàng để Nam thực hiện nhiệm vụ của giờ học như các bạn trong lớp.
Các tin khác