Tìm hiểu về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Mục Lục
Trong suốt thời gian mang thai, hàm lượng đường huyết ở mẹ bầu thường cao hơn so với bình thường. Nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thai lưu, phì đại phủ tạng và tăng nguy cơ tai biến sản khoa. Vì thế, các mẹ bầu nên tìm hiểu về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sớm để chủ động theo dõi sức khỏe và phòng tránh bệnh, đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất.
Mục Lục
Mẹ bầu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ. Nguyên nhân là do sự gia tăng hormone nhau thai để thai nhi phát triển đã vô tình ngăn cản hoạt động của insulin.
Cơ thể mẹ bầu không thể tạo đủ lượng insulin cần thiết để chuyển hóa đường trong máu, từ đó khiến mức đường huyết tăng cao hơn so với bình thường. Một phần đường dư thừa này sẽ chuyển vào nước tiểu và gây ra tình trạng tiểu đường.
Không thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?
Tiểu đường thai kỳ thường tự biến mất sau khi thai phụ sinh con và không để lại bất kỳ biến chứng nào. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ theo khuyến cáo từ chuyên gia, có sự kiểm soát tốt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi.
Đối với sức khỏe mẹ bầu
-
Tiểu đường thai kỳ khiến tử cung tăng kích thước nhanh chóng, gây rối loạn hô hấp và tuần hoàn ở cơ thể người mẹ.
-
Thai phụ bị tiểu đường có nguy cơ khó sinh, băng huyết sau sinh cao, thậm chí còn bị sang chấn hoặc chuyển dạ kéo dài.
-
Tình trạng tiểu đường thai kỳ làm gia tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, huyết áp cao, tiền sản giật.
-
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có tỷ lệ sinh mổ cao hơn thai phụ khác. Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết cao còn dễ khiến sản phụ bị hôn mê sâu.
-
Có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2sau khi sinh con.
Đối với sức khỏe thai nhi
Khi chỉ số đường huyết của mẹ bầu quá cao sẽ làm tăng tỷ lệ dị tật thai nhi, dễ gây rối loạn tăng trưởng, nguy cơ thai chết lưu, béo phì và bị tiểu đường type 2 sau sinh cao…
Có thể thấy rằng, tiểu đường thai kỳ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả sức khỏe mẹ lẫn bé. Do đó, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cực kỳ cần thiết và quan trọng để sớm phát hiện, theo dõi, kiểm soát và phòng ngừa các biến chứng xảy ra.
Thời điểm xét nghiệm tiểu đường mẹ bầu nên biết
Các bác sĩ sản phụ khoa nhiều năm kinh nghiệm cho biết, mốc thời gian quan trọng các mẹ bầu cần thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đó là:
Mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường vào lần khám thai đầu tiên
Xét nghiệm tiểu đường ngay trong lần khám thai đầu tiên
Mốc khám thai quan trọng đầu tiên mà các bà bầu tuyệt đối không được bỏ quan đó là vào khoảng tuần thai thứ 12. Ở lần khám thai này, mẹ bầu sẽ được bác sĩ kiểm tra sức khỏe tổng quát, tình trạng phát triển của thai nhi và sàng lọc dị tật bẩm sinh. Trong đó, xét nghiệm đường huyết sàng lọc sớm bệnh tiểu đường thai kỳ là hạng mục kiểm tra không thể thiếu.
Ở những mẹ bầu có nguy cơ tiểu đường thai kỳ cao, ngoài xét nghiệm máu thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm nghiệm pháp dung nạp đường trong lần khám thai đầu tiên hoặc khi thai nhi đủ 3 tháng tuổi.
Xét nghiệm tiểu đường khi thai nhi được 24 – 28 tuần tuổi
Đối với những bà bầu có nguy cơ thấp, kết quả xét nghiệm đường huyết thai kỳ bình thường, bác sĩ chuyên khoa vẫn khuyến cáo nên thử nghiệm pháp dung nạp đường khi mang thai được 24 – 28 tuần tuổi.
Phương pháp này cũng áp dụng để khẳng định về kết quả sàng lọc tiểu đường thai kỳ muộn ở bà thai phụ có nguy cơ cao đã từng thực hiện nghiệm pháp dung nạp tiểu đường trong 3 tháng thai kỳ.
Thời kỳ mang thai từ 24 – 28 tuần tuổi thường làm tăng lượng đường huyết nhiều nhất khi bánh nhau thai đã phát triển hoàn thiện. Cho nên đây là mốc quan trọng để kiểm tra cho thai phụ mắc bệnh tiểu đường đang điều trị. Nếu chỉ số đường huyết tiếp tục ghi nhận ở mức cao, cần có biện pháp theo dõi, chữa trị và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh gây ra.
Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu ở từng giai đoạn thai kỳ
Những phương pháp xét nghiệm tiểu đường phổ biến hiện nay
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện bằng nghiệm pháp dung nạp glucose, có tiến hành sớm hoặc muộn hơn khi thai nhi bước sang tuần tuổi 24 – 28. Cụ thể về các phương pháp xét nghiệm tiểu đường trong thai kỳ như sau:
Các phương pháp xét nghiệm tiểu đường phổ biến hiện nay
Phương pháp xét nghiệm tiểu đường một bước
Với phương pháp này, thai phụ sẽ thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống với hàm lượng 75 gram. Nồng độ glucose trong huyết tương sẽ được đo lại tại thời điểm đói, chưa uống glucose và 1 – 2 giờ sau khi uống.
Phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 1 bước thường được thực hiện vào buổi sáng sớm sau khi mẹ bầu đã nhịn ăn qua đêm và ít nhất 8 giờ đồng hồ. Kết quả có thể chẩn đoán mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nếu:
✛ Nồng độ glucose huyết tương khi đói cao hơn 92 mg/dL.
✛ Nồng độ glucose sau 1 giờ uống bổ sung glucose đạt từ 180 mg/dL trở lên.
✛ Nồng độ glucose sau 2 giờ uống bổ sung glucose đạt từ 153 mg/dL trở nên.
Phương pháp xét nghiệm tiểu đường hai bước
Với phương pháp này, các mẹ bầu sẽ đồng thời thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống khi đói và không nhịn đói để đánh giá tình trạng.
✛ Khi mẹ bầu không nhịn đói: Bác sĩ chuyên khoa sẽ đo glucose huyết tương trước khi uống bổ sung glucose và sau 1 giờ uống rồi so sánh để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Nếu đường huyết đo được sau khi uống glucose 50g sau 1 giờ đồng hồ là 130 mg/dL (hoặc 149 mg/dL khi uống 100g glucose) thì mẹ bầu được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ.
✛ Khi mẹ bầu nhịn đói: Thai phụ được yêu cầu nhịn đói, uống bổ sung glucose 100g pha trong nước và đo đường huyết để kiểm tra. Các thời điểm bác sĩ chuyên khoa tiến hành đo đường huyết là lúc đói, sau khi uống glucose được 1 giờ, 2 giờ và 2 giờ. Nếu kết quả bất thường, chỉ số đường huyết cao cho thấy mẹ bầu bị tiểu đường thì cần điều trị ngay.
Một lần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Trên thực tế, chi phí thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ rất khó xác định bởi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:
Gói xét nghiệm chứng tiểu đường thai kỳ
Thông thường, xét nghiệm tiểu đường sẽ thực hiện trong các lần khám thai định kỳ, nếu bà bầu đăng ký theo gói khám thì chi phí sẽ thấp hơn so với làm xét nghiệm độc lập.
Cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm tiểu đường
Tại những cơ sở y tế nổi tiếng, uy tín, có hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn thì thường có chi phí xét nghiệm bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn so với những địa chỉ kém chất lượng. Tuy nhiên, khi đến những cơ sở y tế lớn hay đáng tin cậy sẽ đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác cũng như sàng lọc nguy cơ cẩn thận hơn.
Phòng khám Đa khoa Thái Dương ở Biên Hòa – Đồng Nai là một trong số ít cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm bệnh tiểu đường thai kỳ an toàn và hiệu quả đang được rất nhiều sản phụ lựa chọn. Phòng khám không chỉ có cơ sở vật chất khang trang, hệ thống thiết bị, máy móc y tế tân tiến mà còn quy tụ nhiều bác sĩ sản phụ khoa tài giỏi, dày dặn kinh nghiệm nên đảm bảo kết quả chẩn đoán nhanh chóng và chính xác.
Như vậy, tìm hiểu về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là điều mà các mẹ bầu nên thực hiện sớm, kể từ khi phát hiện có thai để theo dõi, kiểm soát và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Nếu còn điều gì chưa rõ liên quan đến tình trạng tiểu đường thai kỳ, vui lòng gọi vào Hotline 037 891 5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế giải đáp chu đáo và miễn phí.