Tìm hiểu về khái niệm đất đai theo luật đất đai 2013

Hiện nay, đất đai được xem là một loại tài sản rất có giá trị, được các tổ chức, gia đình rất coi trọng. Do đó, bạn cần hiểu được khái niệm đất đai theo luật đất đai 2013 là gì, cách xác định phân loại đất để định giá và năm được những loại thuế cần nộp trong quá trình sử dụng. Vậy cách phân loại đất đai như thế nào? Hãy cùng Bất động sản Vinhome tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

khái niệm đất đai theo luật đất đai 2013khái niệm đất đai theo luật đất đai 2013

I. Đất đai là gì theo Luật đất đai 2013? Đất đai có mấy nhóm?

Dựa theo điều 4  tại Thông tư 14/2014/TT – BTNMT, khái niệm đất đai được hiểu như sau:

Đất đai là vùng đất có diện tích, các ranh giới, vị trí cụ thể và có các thuộc tính khá ổn định, có thể thay đổi nhưng có tính chu kỳ. Ngoài ra, bạn có thể dự đoán được những ảnh hưởng của việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai dựa vào các yếu tố tự nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, thủy văn, thực vật, hoạt động sản xuất của con người,…

Ngoài ra, Luật đất đai năm 2013 còn quy định về các vấn đề liên quan đến đất đai như sau:

– Quyền hạn và trách nhiệm cũng như chế độ sở hữu của Nhà nước đại diện về việc quản lý và thống nhất

– Người sử dụng đất đai có quyền và nghĩa vụ gì, chế độ quản lý và sử dụng đất đai ra sao?

Dựa vào điều 10  Luật Đất đai 2013, đất đai sẽ được phân thành 3 nhóm chính sau:

– Nhóm đất nông nghiệp bao gồm:  Đất phục vụ trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng lúa, trồng cây hàng năm, đất rừng để sản xuất, đất phòng hộ,…

– Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: Đất ở tại các vùng nông thôn và các thành phố lớn, đất dùng để xây dựng các cơ quan, đất phục vụ mục đích an ninh quốc phòng, đất xây dựng các cơ sở như trường học, bệnh viện,… đất sản xuất kinh doanh như đất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

– Nhóm còn lại là những lô đất chưa có mục đích sử dụng.

II. Dựa vào căn cứ nào để xác định loại đất?

khái niệm đất đai theo luật đất đai 2013khái niệm đất đai theo luật đất đai 2013

Căn cứ vào điều 11 Luật Đất đai 2013, việc xác định loại đất đai sẽ dựa vào các yếu tố sau đây:

– Đất đai sẽ được xác định dựa vào các giấy tờ cụ thể như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất hay các loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Đối với trường hợp chưa được cấp chứng nhận thì cần các giấy tờ về quyền sử dụng đất như: có quyết định giao đất, cho thuê đất của người sở hữu, giấy phép cho chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Việc xác định loại đất trong trường hợp không có các giấy tờ trên như sau:

+ Bạn có thể xác định dựa vào hiện trạng của đất đang sử dụng: Đất thuộc trường hợp đang sử dụng đất ổn định mà không phải vi phạm lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng trái phép.

+ Đối với những trường hợp sử dụng đất có lấn chiếm hay chuyển đổi trái phép thì cần dựa vào nguồn gốc cũng như quá trình quản lý đất để xác định.

+ Đối với những loại đất đang được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau thì cũng cần có sự xác định rõ ràng.

III. Dựa vào Luật Đất đai người sử dụng đất có những quyền gì?

Dựa vào quy định tại Điều 166 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất có những quyền như sau:

– Người sử dụng đất sẽ được các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất.

– Thêm vào đó, bạn sẽ được hưởng những thành quả, kết quả làm ra trên đất ấy

– Bạn được hưởng những lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

– Chủ sở hữu đất được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

– Khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này thì bạn sẽ được bồi thường thỏa đáng.

– Chủ sở hữu có quyền được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện những người có các hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và một số hành vi như lấn, chiếm,…

Theo quy định tại điều 167 Luật Đất đai 2013 chủ sở hữu có quyền chuyển đổi quyền sở hữu cho người khác hoặc thực hiện các hành động cho thuê, thế chấp, thừa kế,…

– Theo quy định tại điều 169 Luật Đất đai 2013, bạn có quyền được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

– Dựa vào điều điều 172 Luật Đất đai 2013, bạn có quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất.

– Theo điều điều 171 Luật Đất đai 2013, bạn có quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.

IV. Nhà nước thực hiện quản lý đất đai như thế nào?

khái niệm đất đai theo luật đất đai 2013khái niệm đất đai theo luật đất đai 2013

Theo quy định 15 tại điều 22 Luật Đất đai 2013, Nhà nước quản lý về đất đai như sau:

– Nhà nước sẽ ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai cho người dân và có những hành động cụ thể thực hiện các văn bản đó.

– Nhà nước sẽ lập những bản đồ hành chính để xác định địa giới cũng như quản lý hồ sơ địa giới hiệu quả.

– Những người có thẩm quyền sẽ tiến hành đo đạc, khảo sát, lập ra các bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, từ đó đánh giá được tài nguyên, giá trị của đất.

– Nhà nước sẽ quản lý quy hoạch cũng như các kế hoạch sử dụng đất để phục vụ xã hội.

– Các cơ quan có thẩm quyền về đất sẽ quản lý các hoạt động như cho thuê đất, thu hồi đất hay chuyển đổi các mục đích sử dụng.

– Nhà nước sẽ tiến hành bồi thường, hỗ trợ cho các chủ sở hữu khu có kế hoạch tái định cư thu hồi đất.

– Thực hiện các hoạt động liên quan đến đất đai như thống kê kiểm kê đất, xây dựng hệ thống thông tin về lô đất, quản lý giá đất, quản lý thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất.

– Đồng thời nhà nước cũng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai cho người dân, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, kiện tụng trong sử dụng đất.

Bài viết trên  Bất động sản Vinhome  đã cung cấp những thông tin chi tiết về khái niệm đất đai theo Luật đất đai 2013, cách phân loại và quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Hy vọng qua đây bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích để quản lý đất hiệu quả, mang lại kinh tế cho gia đình.

Đánh giá bài viết