Tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm và phân loại kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là một trong những yếu tố cần thiết trong cuộc sống cũng như công việc của bất cứ ai. Vậy có những kỹ năng mềm nào? Đặc điểm và vai trò của kỹ năng mềm là gì? Cùng 123job.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Một người được đánh giá là giỏi không chỉ có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tốt mà còn cần những kỹ năng mềm linh hoạt trong công việc. Việc trau dồi, bồi dưỡng thường xuyên các kỹ năng mềm luôn là điều cần thiết của bất cứ ai trong xã hội này. Nhưng bạn đã thực sự hiểu kỹ năng mềm là gì, vai trò của kỹ năng mềm. Cùng 123job.vn tìm hiểu về các khóa học kỹ năng mềm trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
I. Khái niệm kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng mềm còn có tên gọi khoa học là kỹ năng thực hành xã hội, đây là thuật ngữ dùng để chỉ những kỹ năng quan trọng có liên quan đến trí tuệ cảm xúc. Những kỹ năng mềm chúng ta đã biết như kỹ năng sống, kỹ năng lãnh đạo, làm việc theo nhóm, giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình,…
Những kỹ năng “cứng” là khả năng học vấn, kinh nghiệm tích lũy, sự thành tạo chuyên môn,… Ngược lại, các kỹ năng mềm lại là những thứ thuộc về tính cách, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, định dạng được. Nhưng nó lại có tính quyết định quan trọng giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo tài ba hoặc đơn giản hơn là một người đa năng, có thể làm được nhiều thứ một cách dễ dàng, đáp ứng tất cả công việc xã hội.
Từ đó ta có thể thấy kỹ năng mềm chính là khả năng hòa nhập, thay đổi hành vi ứng xử để áp dụng trong từng trường hợp giao tiếp xã hội giữa con người với con người. Chúng ta có thể phân tích một cách rạch ròi hơn như sau:
- Kỹ năng: Là khả năng vận dụng tri thức để thực hiện công việc, nhiệm vụ trong cuộc sống. Một khi bạn đã có nền móng kiến thức lý thuyết nhất định, việc áp dụng nó vào thực tiễn chính là khi kỹ năng được hình thành.
- Mềm: Là sự mềm dẻo, khéo léo, đối với con người thì kỹ năng mềm chỉ sự tinh tế, linh hoạt xử lý các vấn đề thấu đáo, nhanh chóng, hiệu quả.
Vì vậy, vận dụng kiến thức đã biết một cách linh hoạt, hiệu quả vào thực tiễn để giải quyết những tình huống, công việc cụ thể chính là kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm thường thuộc phạm trù cá nhân, đó là sự trải nghiệm, đúc kết, mang đậm dấu ấn riêng của người tạo ra nó. Việc kết hợp tri thức và kỹ năng sẽ tạo ra hiệu quả công việc tốt hơn.
II. Vai trò của kỹ năng mềm là gì?
Qua khái niệm của nó chúng ta cũng thể thấy được vai trò của kỹ năng mềm rất quan trọng trong cuộc sống. Học và hành luôn đi liền với nhau nên việc vận dụng các kiến thức vào thực tế bằng kỹ năng mềm của mình sẽ tạo ra hiệu quả cao và ghi nhớ lâu.
Bạn không chỉ dừng lại ở việc biết lý thuyết đơn thuần mà còn có kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ, từ đó đạt tới trình độ thuần thục, linh hoạt và có thể chia sẻ, góp ý với người khác về những trải nghiệm của mình. Chính vì thế mà hiện nay chúng ta thấy có rất nhiều khóa học kỹ năng mềm được mở ra mà có nhiều người tham gia.
Vai trò của kỹ năng mềm
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, những người lọt top giàu nhất thế giới đều là người có chỉ số EQ (chỉ số cảm xúc) cao. Những người thông minh là biết điều khiển cảm xúc, kỹ năng của mình để hoàn thiện tốt công việc, họ là người thực thi, luôn dẫn đầu, tạo đột phá trong công việc và cuộc sống.
III. Đặc điểm của kỹ năng mềm là gì?
1. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh
Như khái niệm đã đề cập, kỹ năng hình thành theo sự trải nghiệm, áp dụng kiến thức vào giải quyết tình huống từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm chính vì vậy nó không phải là yếu tố bẩm sinh. Kỹ năng là những thao tác để thực hiện công việc, bạn cần nhận thông tin, nhận thức, tư duy về vấn đề đó để đưa ra hành động.
Các kỹ năng mềm là sự kết hợp của kỹ năng cứng, kiến thức chuyên môn căn bản về nghề nghiệp tích lũy được. Kỹ năng được hình thành sau những nỗ lực tập luyện có phương pháp và phát triển hoàn thiện.
2. Kỹ năng mềm chỉ là một phần của biểu hiện của trí tuệ cảm xúc
Kỹ năng mềm không chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc mà nó còn thể hiện sức mạnh của việc thiết lập và duy trì mối quan hệ xã hội. Kỹ năng mềm giúp cá nhân thích ứng nhanh với từng hoàn cảnh khác nhau như khi làm việc nhóm, xử lý tình huống bất ngờ, xử lý dữ liệu công việc, hay thậm chí là những thay đổi ngoại cảnh, thay đổi môi trường sống và làm việc,…
Người có kỹ năng mềm linh hoạt sẽ làm chủ được tình huống, biết tìm ra cách để giải quyết vấn đề hợp lý, hiệu quả, khéo léo khi ứng xử với mọi người,…
3. Kỹ năng mềm được hình thành từ những trải nghiệm thực tế
Các kỹ năng mềm không dễ để có được vì nó được hình thành từ những trải nghiệm thực tế, trong mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh xác định nên. Để làm tốt công việc trong thời đại 4.0 hiện nay thì kiến thức chuyên môn thôi là chưa đủ.
Những kỹ năng mềm hỗ trợ công việc của bạn trở nên thuận lợi, dễ dàng và hiệu quả hơn. Nhưng thực tế sự thiếu hụt kỹ năng mềm đang xảy ra ở sinh viên và người lao động rất nhiều.
4. Kỹ năng mềm là “đòn bẩy” phát triển tư duy và “kỹ năng cứng”
Kỹ năng cứng là những kỹ năng cơ bản trong nghề nghiệp, thuộc về chuyên môn, nghiệp vụ. Ngược với nó thì kỹ năng mềm là những kinh nghiệm, sự thành thạo chuyên môn, tính linh hoạt trong xử lý tình huống thực tế. Trong CV nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm về trình độ học vấn mà kỹ năng mềm cũng như kinh nghiệm công việc cũng là những yếu tố rất quan trọng được chú ý, quan tâm.
Kỹ năng mềm còn là sự đánh giá cao hơn từ kiến thức chuyên môn nền tảng mà bạn đã có. Chính vì vậy kỹ năng mềm sẽ “đòn bẩy” phát triển tư duy và kỹ năng cứng lên một cách hiệu quả. Chìa khóa đi đến thành công nhanh nhất đó là trau dồi và bồi dưỡng 2 nhóm kỹ năng này nhuần nhuyễn, hiệu quả.
5. Kỹ năng mềm dành cho mọi ngành nghề
Có rất nhiều khóa học kỹ năng mềm để phù hợp với mỗi ngành nghề lại cần những kỹ năng khác nhau nhất định. Kỹ năng nghề là căn bản, đặc trưng chuyên môn, nghiệp vụ còn kỹ năng mềm mang tính bổ trợ cho kỹ năng cứng, nghiệp vụ chuyên môn. Bên cạnh đó có những kỹ năng mềm mang tính xã hội, quan hệ giữa con người với con người.
Những kỹ năng như giao tiếp, lắng nghe, kỹ năng thuyết trình,… giúp con người dễ dàng thích ứng, hòa nhập với mọi người, linh hoạt vận dụng, triển khai công việc. Nên giữa các nghề nghiệp sẽ có sự giao thoa của những kỹ năng mềm.
IV. Phân loại Kỹ năng mềm
Tham khảo các khóa học kỹ năng mềm phù hợp với nghề nghiệp
1. Phân loại cơ bản
Chúng ta có thể thấy có rất nhiều kỹ năng mềm, chính vì vậy chúng ta cần phân loại thành các nhóm kỹ năng mềm như sau:
Cách 1:
- Nhóm kỹ năng tương tác với con người như giao tiếp giữa con người với con người, lắng nghe, thuyết trình giữa 1 người với nhiều người
- Nhóm kỹ năng hỗ trợ cá nhân trong quá trình làm việc tại một thời điểm, địa điểm cụ thể như kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục
Cách 2:
- Nhóm kỹ năng liên quan đến mối quan hệ với con người.
- Nhóm kỹ năng thể hiện sự tự chủ và những hành vi tích cực trong công việc, nghề nghiệp.
Cách 3:
- Nhóm kỹ năng hướng vào phát triển bản thân.
- Nhóm kỹ năng hướng vào tác động đến người khác.
2. Phân loại chi tiết
Kỹ năng mềm trong kinh doanh
Trong những loại kỹ năng dưới đây, sẽ có những kỹ năng cụ thể tương ứng với đặc trưng của một số nghề nghiệp như:
- Tính tương tác trao đổi, với người khác, với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác,…
- Sự chuyên nghiệp và có tâm, đạo đức nghề nghiệp.
- Tư duy phê phán, phản bác và khả năng xử lý vấn đề.
Kỹ năng mềm gắn chặt với các kỹ năng lao động chuyên nghiệp
Đây là những kỹ năng cần thiết để tạo nên sự thành công trong công việc.
- Kỹ năng tự học
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
- Kỹ năng quản lý bản thân
- Kỹ năng lập mục tiêu, động lực làm việc
- Kỹ năng định hướng phát triển sự nghiệp và con người
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả để tạo lập mối quan hệ
- Kỹ năng phối hợp, làm việc cùng đồng đội
- Kỹ năng thương lượng
- Kỹ năng tổ chức, quản lý công việc hiệu quả
- Kỹ năng lãnh đạo
Trong tài liệu “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” của nhiều tổ chức chuyên môn phối hợp xuất bản tại Úc thì cho rằng có 8 kỹ năng mềm cần thiết để hành nghề như sau:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm
- Kỹ năng lập kế hoạch và tiến hành công việc
- Kỹ năng quản lý bản thân
- Kỹ năng học tập
- Kỹ năng về công nghệ
Đồng quan điểm trên, bộ Phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng Canada cũng chia các kỹ năng mềm theo hướng liệt kê như sau:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tư duy sáng tạo và hành động tích cực
- Kỹ năng thích ứng
- Kỹ năng làm việc với con người
- Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán
Ngoài ra, kỹ năng quan trọng trong môi trường làm việc nhiều căng thẳng và áp lực công việc cực lớn chính là quản lý cảm xúc. Đừng để cảm xúc ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ khác của bạn.
V. Kết luận
Nhìn chung, trên đây là những thông tin liên quan đến kỹ năng mềm, đặc điểm của kỹ năng mềm là gì và vai trò của kỹ năng mềm. Đặc biệt là phần phân loại các kỹ năng mềm theo từng nghề nghiệp và công việc khác nhau giúp chúng ta áp dụng được đúng những kỹ năng cần thiết cho công việc của mình. Mong rằng với những thông tin trên đã giúp ích cho công việc của bạn, nếu bạn muốn cải thiện và nâng cao những kỹ năng trên thì hãy tìm cho mình những khóa học kỹ năng mềm nhé! Chúc bạn thành công!