Tim hieu ve giao duc mam non tai Luan Van Viet
Trong bài viết này, Luận văn Việt chuyên viết luận văn tốt nghiệp xin chia sẻ đến bạn đọc những vấn đề lý luận chung liên quan đến giáo dục mầm non. Nếu bạn đang làm luận văn liên quan đến chủ đề này hãy tham khảo ngay bài viết của chúng tôi.
Những vấn đề lý luận chung về giáo dục mầm non
Mục Lục
1. Các khái niệm cơ bản của giáo dục và giáo dục mầm non
1.1. Khái niệm giáo dục
- Theo nghĩa rộng: Giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người” (1). Ở đây phải đặt khái niệm “giáo dục”vào trong toàn bộ quá trình hình thành con người nói chung với các phạm trù cơ bản có mối quan hệ mật thiết là: quá trình hình thành con người; quá trình xã hội hóa con người; quá trình giáo dục v.v…
– Quá trình hình thành con người là quá trình phát triển con người một cách tổng thể cả về mặt sinh học, tâm lí và xã hội. Đó là quá trình làm tăng trưởng về lượng và biến đổi về chất ở mỗi con người dưới ảnh hưởng và biến đổi của các yếu tố bên trong (sinh học, bẩm sinh, các tố chất đã có ở con người) và các nhân tố bên ngoài (môi trường, xã hội, giáo dục…) do các ảnh hưởng tự phát (tác động ngẫu nhiên cả bên trong và bên ngoài cơ thể, chưa kiểm soát, chưa điều khiển được). Ví dụ: ảnh hưởng của các nhân tố bẩm sinh, di truyền và tác nhân xã hội bên ngoài từ phía gia đình, xã hội, môi trường lên đứa trẻ; các động tác tự giác có mục đích, có kế hoạch của con người (chính là những tác động của giáo dục) có thể chế ngự và điều khiển được. Ví dụ: tác động của cô giáo, của trường lớp mẫu giáo lên trẻ mẫu giáo…
– Vấn đề xã hội hóa công tác giáo dục và chăm sóc trẻ em: việc chăm sóc và giáo dục trẻ em đã vận dụng những thành tựu của nhiều ngành khoa học (sinh lí học, y học, tâm lí học, dinh dưỡng học, giáo dục học v.v…), do nhiều cơ quan nghiên cứu, phụ trách, đồng thời tác động điều tra cũng phải từ nhiều phía (gia đình, các cơ quan chuyên môn y tế, giáo dục, dinh dưỡng…), các đoàn thể xã hội, các cơ quan từ thiện…
Mặt khác, do sự tăng trưởng và phát triển của trẻ có tính tổng thể nên công tác nghiên cứu, đặc biệt là các biện pháp tác động vào trẻ cũng phải mang tính tổng thể. Như vậy, không những cần có chính sách và biện pháp huy động toàn thể xã hội chăm lo đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mà còn cần đảm bảo tính đồng bộ giữa các cơ quan hữu trách, hình thành những chương trình thích hợp chăm sóc và giáo dục trẻ đảm bảo hiệu quả tối ưu của các biện pháp giáo dục.
Đó chính là đặc điểm quan trọng của việc xã hội hóa công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em.
– Quá trình giáo dục là một bộ phận của quá trình xã hội hình thành nhân cách con người.
Quá trình này chỉ bao hàm những nhân tố tác động tự giác, có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục và tổ chức giáo dục trong việc hình thành nhân cách trẻ em (khái niệm này sẽ được nghiên cứu kĩ ở phần sau thành một mục riêng).
- Theo nghĩa hẹp: Giáo dục là bộ phận của quá trình sư phạm (quá trình giáo dục) là quá
trình hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi và thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thuộc các lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lao động và học tập, thẩm mĩ, vệ sinh v.v…”.
Vị trí, chức năng của giáo dục
Giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội – là phương thức để tồn tại và phát triển xã hội loài người. Điều này được thể hiện ở ba chức năng sau đây:
*Chức năng kinh tế sản xuất
Lịch sử đã chứng minh rằng, sự phát triển của sản xuất đã quyết định sự phát triển xã hội. Con người đã tạo ra mọi giá trị vật chất, tinh thần và sáng tạo ra chính bản thân mình. Trong lĩnh vực sản xuất thì con người là lực lượng sản xuất có tầm quan trọng bậc nhất – theo ý nghĩa này thì trong quá trình lao động, con người tạo ra giá trị vật chất và tạo ra con người, tái sản xuất con người bằng con đường giáo dục.
Ở đây cần nói rằng, giáo dục với ý nghĩa đầy đủ của nó chính là đào tạo, chuẩn bị một lớp người lao động trẻ cho xã hội. Như ta đã biết, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục chuẩn bị con người cho xã hội là chuẩn bị cho họ có được những phẩm chất nhân cách cần thiết để trở thành người lao động thực sự tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Con người ấy cần có thể lực khỏe mạnh, tình cảm đạo đức tốt đẹp để biết sống trong cộng đồng, có trí tuệ phát triển phong phú kịp với trình độ phát triển của khoa học thời đại, có kĩ năng lao động cần thiết để sản xuất trong nền sản xuất
đương đại. Những người lao động ấy chính là sản phẩm của giáo dục (theo nghĩa rộng). Vì thế giáo dục được coi là lực lượng sản xuất trực tiếp. Chẳng thế mà ngay từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII (1991) và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tư, khóa VII (tháng 1 – 1993) đã coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu và luôn đặt song song giữa chiến lược con người và chiến lược kinh tế quốc gia, thậm chí giáo dục phải đi trước một bước của sự phát triển kinh tế. Vậy có thể nói rằng, chức năng thứ nhất của giáo dục là chức năng kinh tế – sản xuất.
Giáo dục nhằm đào tạo con người lao động mới, làm tái sản xuất sức lao động của xã hội, đào tạo ra sức lao động mới khéo léo hơn, có hiệu quả hơn để thay thế sức lao động cũ đã già cỗi, đã bị lạc hậu so với thời đại. Nghĩa là giáo dục nhằm đào tạo ra một năng suất lao động xã hội cao hơn, có tác dụng đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế. Lịch sử phát triển kinh tế công nghiệp ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển (Anh, Pháp, Đức, Nhật…) đã khẳng định
chức năng to lớn này của giáo dục.
* Chức năng chính trị – xã hội
Giáo dục có tác động làm thay đổi bộ mặt cấu trúc của xã hội. Giáo dục làm thay đổi cả vẻ mặt bên ngoài cũng như nội dung bên trong (hình thức, nội dung) của các nhóm xã hội; của các bộ phận dân cư trong cộng đồng; của các giai cấp khác nhau (khi xã hội có giai cấp). Một số vấn đề đặt ra như: giáo dục là của ai? Chất lượng dân cư, dân tộc, giai cấp xã hội khác nhau như thế nào? Tính chất bình đẳng, tính chất xã hội hóa của giáo dục như thế nào? Quan hệ giữa giáo dục, người lao động và nền sản xuất ấy, chế độ kinh tế – xã hội ra sao? v.v… Đó là những phạm trù luôn đặt ra trong mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, mỗi giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội, những vấn đề này đều có liên quan đến giáo dục và giáo dục góp phần thay đổi bộ mặt này của xã hội.
* Chức năng tư tưởng – văn hóa
Giáo dục nhằm chuẩn bị lớp người mới cho xã hội. Con người mới ấy không chỉ là người
lao động có thân thể khoẻ mạnh, có kĩ năng lao động phát triển và đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất mới mà còn phải được phát triển về tâm lí, tình cảm, đạo đức và ý thức chính trị nhất định (đó chính là những thành phần cấu trúc nhân cách) – Đó là những yếu tố cần có của mỗi con người cụ thể mà giáo dục đã góp phần tạo ra bằng chính chức năng này: tư tưởng – văn hóa.
Ở đây, giáo dục có tác dụng to lớn trong việc xây dựng một hệ tư tưởng cho mỗi người, hình thành một nếp sống mới, trên nền tảng một nền văn hóa mới, nhân sinh quan mới. Trình độ dân trí của mỗi người sống trong cộng đồng có được nâng lên ngang tầm với đòi hỏi của nền kinh tế – xã hội, thời đại hay không, ý thức xã hội của mỗi người trong cộng đồng có tác động đến nền văn minh xã hội hay không chính nhờ giáo dục có chức năng thứ ba: Chức năng tư tưởng văn hoá.
Như vậy, giáo dục đã đồng thời thực hiện ba chức năng, đó là tái sản xuất sức lao động xã hội, cải biến cấu trúc xã hội; hình thành ý thức hệ tư tưởng mới trên nền văn hóa mới. Với ba chức năng này, giáo dục đã trực tiếp tham gia vào việc đáp ứng đòi hỏi mới của một hình thái kinh tế – xã hội mới về lực lượng sản xuất, về quan hệ sản xuất và ý thức xã hội. Đồng nghĩa với nó, giáo dục góp phần quan trọng vào việc giải phóng con người, đem tới những quyền cơ bản và phúc lợi thực sự của nó cho mỗi thành viên và cả cộng đồng.
1.2. Giáo dục mầm non
Giáo dục học là một khoa học về việc giáo dục con người – có nhiệm vụ chỉ ra bản chất và nêu ra các quy luật của quá trình giáo dục con người; xác định mục tiêu giáo dục; quy
định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục cho trẻ em ở các đối tượng khác nhau nhằm đạt được hiệu quả hoạt động tối ưu trong những điều kiện, xã hội nhất định.
Giáo dục học mầm non là một chuyên ngành của giáo dục học, có nhiệm vụ xây dựng lí
luận và tổ chức khoa học quá trình giáo dục trẻ em ở độ tuổi từ 0 – 6 tuổi (trước tuổi đến trường phổ thông).
Dựa trên cơ sở khoa học mang tính quy luật chung của giáo dục học và tính đến những đặc điểm riêng của sự phát triển tâm sinh lí của trẻ để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em ở lứa tuổi này, giáo dục học mầm non có nhiệm vụ nghiên cứu, xác định mục tiêu, quy định nội dung, chỉ dẫn phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục trẻ em ở lứa tuổi này một cách khoa học để đạt được hiệu quả giáo dục tối ưu cho trẻ em trong độ tuổi trước tuổi đến trường phổ thông.
Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ làm báo cáo thuê , hỗ trợ spss , chuyên viết thuê assignment , viết tiểu luận thuê
2. Đối tượng của giáo dục mầm non
Con người là đối tượng của nhiều ngành khoa học (triết học, văn học, sử học, xã hội học,
sinh lí học, tâm lí học…) trong đó con người cũng chính là đối tượng của giáo dục.
Giáo dục học mầm non nghiên cứu bản chất của quá trình giáo dục, quá trình hình thành
con người có mục đích, có kế hoạch, một hoạt động tự giác tác động đến việc hình thành nhân cách trẻ em của nhà giáo dục hoặc tổ chức giáo dục. Trên cơ sở đó, giáo dục học mầm non xác định mục đích, mục tiêu giáo dục, quy định nội dung, chỉ ra phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục thích hợp nhằm tổ chức tối ưu quá trình hình thành con người trong điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Vậy đối tượng của giáo dục học mầm non chính là quá trình giáo dục trẻ em từ 0 – 6 tuổi.
3. Nhiệm vụ của giáo dục mầm non
Giáo dục học mầm non có nhiệm vụ nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản sau đây:
– Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục trẻ từ 0 – 6
tuổi.
– Xây dựng hệ thống các nguyên tắc giáo dục mầm non.
– Tổ chức các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non.
– Tìm ra phương hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình giáo dục trẻ em.
Ngày nay, đường lối đổi mới giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đã vạch ra cho khoa học giáo dục nói chung và giáo dục học nói riêng những nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu phù hợp, đáp ứng các yêu cầu xây dựng và phát triển giáo dục trong giai đoạn mới.
Theo xu thế phát triển chung, giáo dục học mầm non cần nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh các vấn đề lí luận cũng như thực tiễn giáo dục mầm non, đảm bảo vừa có giá trị định hướng, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động giáo dục mầm non theo hướng đa dạng hóa, xã hội hóa, tạo điều kiện để hoạt động giáo dục mầm non đáp ứng các yêu cầu phát triển của xã hội và có cơ sở, có điều kiện hội nhập, tham gia vào hoạt động giáo dục mầm non trên thế giới và khu vực.
Sau đây là một số định hướng nghiên cứu của khoa học giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay:
– Nghiên cứu tổng thể hiện trạng giáo dục mầm non ở từng khu vực để đánh giá chính xác tình hình, có giải pháp từng bước giải quyết các mâu thuẫn, bất cập.
– Nghiên cứu hoàn thiện mục tiêu giáo dục mầm non, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong
giai đoạn đổi mới.
– Nghiên cứu nhu cầu của xã hội đối với giáo dục mầm non trong tình hình hiện nay và xu thế phát triển của nó.
– Nghiên cứu các loại hình giáo dục mầm non, xu thế và khả năng phát triển của loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục ở từng khu vực. Nghiên cứu các mô hình khả thi đặc trưng, thích hợp cho từng vùng, miền.
– Nghiên cứu các giải pháp phát triển giáo dục mầm non ở thôn thôn, vùng sâu, vùng xa,
ưu tiên thiết kế chính sách đảm bảo công bằng xã hội, hỗ trợ người nghèo…
– Nghiên cứu các điều kiện đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
– Nghiên cứu đổi mới công tác quản lí giáo dục mầm non.
– Nghiên cứu các giải pháp đào tạo giáo viên nhằm tăng cường số lượng và đảm bảo chất lượng.
– Xác định rõ những tiêu chí cơ bản trong việc đánh giá, phân loại chất lượng ở mỗi cơ sở giáo dục mầm non của mỗi địa phương theo chuẩn mực quốc gia.
– Nghiên cứu, bổ sung các thuật ngữ trong giáo dục mầm non.
Giáo dục mầm non gắn liền và chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phát triển chung của xã hội, không chỉ vì trẻ em là nguồn nhân lực tương lai của đất nước mà còn vì cha mẹ của các em là nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Bởi vậy, nghiên cứu giáo dục mầm non chính là góp phần đổi mới những vấn đề liên quan tới phát triển nguồn nhân lực – một yếu tố cực kì quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nói trên, giáo dục học mầm non phải dựa trên các thành tựu của khoa học hiện đại nghiên cứu trẻ em dưới 6 tuổi và liên kết phối hợp chặt chẽ với nhiều ngành khoa học khác.
#luan_van_viet , #luận_văn_việt, #làm_đồ_án_thuê, #làm_đồ_án_thuê_cntt, #làm_luận_văn_tốt_nghiệp_đại_học, #làm_thuê_đồ_án_tốt_nghiệp_xây_dựng , #LVV
Xem thêm: https://luanvanviet.com/nhung-van-de-ly-luan-chung-ve-giao-duc-mam-non/