Tìm hiểu về công ty cổ phần | Dịch vụ thành lập công ty Luật ADZ
Công ty cổ phần là một trong những mô hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Loại hình này được rất nhiều người chọn lựa khi thành lập doanh nghiệp mới. Tuy nhiên, một số doanh nhân khởi nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn khi thành lập công ty do chưa hiểu hết được thông tin, quy định cũng như cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần. Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về công ty cổ phần, luật Adz sẽ gửi tới những kiến thức cơ bản về mô hình này tới để quý khách hàng dễ dàng hơn trong quá trình thành lập doanh nghiệp.
Mục Lục
Công ty cổ phần là gì?
Khái niệm của loại hình doanh nghiệp này được được nêu rõ trong Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014: Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:
- Vốn điều lệ được chia ra thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người nắm giữ cổ phần được gọi là cổ đông.
- Cổ đông ở đây có thể là tổ chức hoặc cá nhân; số lượng cổ đông phải tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
- Ngoài ra, các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phẩn của mình cho người khác, không nằm trong các trường hợp đã được quy định lại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Không những vậy, doanh nghiệp cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Đặc điểm của công ty cổ phần
Đặc điểm chung
Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần mang những điểm chung của một doanh nghiệp như:
- Công ty là một tổ chức kinh tế.
- Có tên riêng, có tài sản và trụ sở giao dịch ổn định.
- Công ty cổ phần được đăng ký kinh doanh theo đúng quy định pháp luật nhằm đảm bảo mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh.
Nét đặc trưng riêng của loại hình công ty cổ phần
- Số lượng cổ đông phải có từ 03 thành viên trở lên và không hạn chế số lượng tối đa (điểm b, Khoản 1, Điều 10 Luật Doanh nghiệp).
- Vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phẩn (điểm a, Khoản 1, Điều 110 Luật Doanh nghiệp). Mua cổ phần chính là một hình thức góp vốn vào công ty.
- Tại điểm c khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp nêu rõ: cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác nằm trong phạm vi vốn đã góp mà không liên quan tới tài sản riêng.
- Người nắm giữ cổ phần có quyền chuyển nhượng tự do cho cá nhân hoặc tổ chức khác theo quy định tại Điểu 126 Luật Doanh nghiệp.
Ưu điểm và nhược điểm của công ty cổ phần
Ưu điểm
– Các cổ đông sẽ chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty nhưng nằm trong phạm vi vốn đã góp nên mức độ rủi ro của họ sẽ được giảm xuống.
– Công ty có thể hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề tạo điều kiện linh hoạt cho nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
– Bằng việc phát hành cổ phiếu ra công chúng mà khả năng huy động vốn của doanh nghiệp rất cao.
– Đặc biệt, việc chuyển nhượng vốn diễn ra tương đối dễ dàng.
Nhược điểm
– Với số lượng cổ đông khá lớn nên dẫn đến việc quản lý công ty rất phức tạp, thậm chí vì tranh giành lợi ích mà phân hóa từng nhóm cổ đông đối kháng nhau.
Theo quy định của pháp luật, vị trí Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp cổ phần này không được phép đồng thời là Giám đốc hay Tổng giám đốc của công ty khác.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về công ty cổ phần mà luật Adz muốn gửi với các bạn. Nếu gặp bất kì vấn đề gì về thành lập công ty, các bạn hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để được nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết!