Tìm hiểu về các loại xe đạp thể thao và cách phân biệt
Công ty Cổ phần Quốc tế xe hai bánh
Công ty Cổ phần Quốc tế xe hai bánh
Bạn đang có ý định sắm cho mình một chiếc xe đạp thể thao để có thể thỏa mãn đam mê hay đơn giản chỉ là giúp tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe,.. nhưng đang cảm thấy băn khoăn vì không biết nên lựa chọn dòng xe thương hiệu gì, kích cỡ ra sao, mục đích sử dụng và giá cả thế nào? Vậy thì hãy cùng Thế giới xe hai bánh đi tìm hiểu đôi chút về các loại xe đạp thể thao được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và cách phân biệt để có thể tự “tậu” cho mình một chiếc xe phù hợp nhất.
Xe đạp thể thao rất đa dạng và được phân biệt
theo nhiều phương diện
Mục Lục
3
cách phân loại xe đạp thể thao
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng
xe đạp được các nhà sản xuất cho ra đời với sự đa dạng về mẫu
mã, kiểu dáng cùng nhiều tính năng vượt trội
có mức chi phí khác nhau… vì thể để tìm
hiểu hay phân loại chúng là việc không hề đơn giản.
1. Phân loại theo chức
năng sử dụng
Xe đua (Road-Bike)
– Loại xe đạp đua
này với ghi đông thường được uốn cong thành 2 bậc có
trọng lượng nhẹ, được thiết kế để đi trên đường trải nhựa bằng phẳng.
– Phuộc trước bằng carbon tổng hợp, không có giảm sóc
trước hoặc sau.
– Có lốp và vỏ mỏng, ít gai so với các
dòng xe khác để giảm trọng lượng tới mức tối thiểu và giảm
tiếp xúc với mặt đường, khung xe được thiết kế tạo tư thế khí
động học khi ngồi để giảm ma sát, đạt tốc độ cao.
– Hình ảnh của Road bike thường gắn liền với các giải đua xe
đạp lớn trong và ngoài nước như Cúp truyền hình hay
giải Tour de France.
Ưu điểm: Có lợi thế về tốc độ khi
chạy trên địa hình bằng phẳng.
Nhược điểm: Xe đạp đua (Road Bike)
bám đường rất kém, vì vậy khi đi dưới trời mưa rất dễ trơn
trượt lại không có bộ phận chắn bùn.
– Lốp và vỏ xe khá mỏng nên
dễ bị rách hoặc xì khi gặp chướng ngại vật.
– Bộ khung của Road bike được thiết kế thanh mảnh
nên kém hiệu quả đi trên những đoạn đường xấu, gập ghềnh.
– Giá xe đạp thể thao dòng
này cũng khá đắt.
Xe đạp địa hình (Mountain-Bike)
Dòng xe
địa hình (Mountain-Bike) hay xe đạp leo núi có trọng
lượng khá là nặng, bánh xe to có đường kính
khoảng 650 – 700c, nhiều gai, thích hợp để đi trên địa
hình gồ ghề như đường dốc, đổ đèo hay đường rừng. Khung to,
có phuộc trước và sau, một số loại có lắp giảm shock ở
phần giữa xe, ghi đông thiết kế thẳng. Dù tốc độ và sự linh
hoạt trên phố không bằng được với dòng xe đạp đua, tuy
nhiên bù lại những chiếc xe đạp địa hình này lại
có thể chạy được trên mọi địa hình. Mountain-Bike có
mức giá trung bình với thiết kế lại khỏe khoắn, mạnh mẽ là
sự lựa chọn của rất nhiều Biker hiện nay.
Ưu điểm:
– Độ ma sát với mặt đường lớn
nên chạy tốt trên các địa hình gồ ghề và dốc.
– Lốp xe dày nên hạn chế được
việc xịt lốp giữa đường.
– Ghi đông thẳng nên người điều
khiển có thể ngồi thẳng lưng, giảm mỏi hơn tư thế cong người của chiếc
xe đạp cuộc Road Bike.
– Giá cả cũng mềm hơn.
– Thiết kế lại khỏe khoắn nên được sử
dụng khá phổ biến.
Nhược điểm:
– Trọng lượng nặng, bánh to
nên khi chạy trên đường bằng sẽ có tốc độ chậm và
gây tốn sức cho người sử dụng.
Xe đạp thực dụng (Touring-Bike)
Dòng Touring Bike này được thiết kế đặc thù để
có thể mang theo hành lý cho nhữngchuyến phượt hay du lịch
xa nên trọng lượng xe được tối giản tối đa. Loại này thường
có khung sườn dài và vững chắc hơn những chiếc xe đạp đua,
được làm từ vật liệu chắc và êm để tăng khả năng chịu tải.
Vành xe rắn chắc, lốp xe vừa hoặc nhỏ, ít gai; tuy có cấu
tạo giản đơn nhưng hệ thống phanh thắng, tăng giảm líp, ghi đông
đều có chất lượng cao. Xe đạp thực dụng này có thể
dùng để tập thể dục, đi làm hoặc đi phượt đường trường.
Ưu điểm:
– Khoảng cách tâm của 2 bánh
trước/sau lớn giúp cho thế ngồi thoải mái
– Khoảng cách từ pedal đến túi đồ ở
baga sau không bị vướng chân khi đạp; có cấu tạo giúp
người đi không tốn sức.
– Thiết kế nhiều vị trí để lắp thêm
phụ kiện.
Nhược điểm: kiểu dáng cổ điển,
không bắt mắt.
Xe đạp đường phố (Hybrid-Bike)
Đây là chiếc xe đạp thể thao
được kết hợp giữa 2 dòng xe đạp đua (Road bike) và
Mountain-Bike (MTB), dòng xe đạp thành phố (Hybrid
bike) có thiết kế đa năng nên sử dụng được ở cả nội và
ngoại thành. Với khung thanh mảnh, lốp êm, được trang bị giảm
xóc trước, Hybrid bike là lựa chọn tốt để đi trong thành
phố với tốc độ cao và thoải mái. Do sở hữu ưu điểm của cả hai
loại xe trên nên chiếc Hybrid sẽ đi nhanh hơn MTB trên những
cung đường ngắn và bằng phẳng, lại có thể dễ dàng vượt qua
những đoạn đường xấu.
Xe đạp không phanh (Fixed-Gear-Bike)
Xe đạp Fixed Gear đang thực sự trở thành một
trào lưu của giới trẻ.
Xe đạp biểu diễn (BMX-Bike)
BMX Bike có các bộ phận giống xe đạp thông thường nhưng
kích thước của nó khá là nhỏ gọn. Đầu xe và
phanh được thiết kế đặc biệt cho các màn nhào lộn, thực
hiện những pha biểu diễn mạo hiểm. Loại xe này thường dành cho
các bạn trẻ ưa thể thao thích cảm giác mạnh.
Xe đạp gấp (Folding-Bike)
Xe đạp gấp folding bike được thiết kế theo cơ chế
thông minh và đơn giản, xe đạp gấp có tính năng sử
dụng linh hoạt, gọn nhẹ, có thể xếp lại để tiết kiệm không
gian
2. Phân loại theo cấu trúc xe
Theo cấu trúc xe đạp gồm 3 loại là xe khung thẳng, khung cong và
khung gấp
3. Phân loại theo chất liệu khung
Các loại xe đạp, xe đạp thể thao,.. với khung làm từ chất liệu
hợp kim nhôm, thép, titanium, sợi carbon,..Ngoài ra
còn có các cách phân loại ít phổ biến
hơn như: số người ngồi trên xe (một, hai hay nhiều hơn), vị trí
yên xe, số bánh xe, cách vận hành xe (sức người hay
có sự hỗ trợ của động cơ)…
– Thế giới xe hai bánh
–