Tìm hiểu về các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

TÌM HIỂU VỀ CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ
THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm về cưỡng chế hành chính.

2. Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Thi hành quyết định cưỡng chế hành chính.

  Hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật vẫn còn gia tăng, nguyên nhân một phần là do ý thức pháp luật của một số bộ phận người dân không tự giác chấp hành các quy định pháp luật. Cưỡng chế là một biện pháp bảo đảm pháp chế, kỷ luật của Nhà nước. Vậy trong trường hợp nào thì cưỡng chế hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Bài viết sau đây sẽ thông tin đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

 Biện pháp cưỡng chế hành chính

Ảnh minh họa biện pháp cưỡng chế hành chính

  • Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi có lỗi, vi phạm quy định pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính được gọi là vi phạm phạm hành chính.

  • Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính do người có thẩm quyền xử phạt bằng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp cá nhân, tổ chức không chấp hành thì phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính.

  • Cưỡng chế hành chính là áp dụng các biện pháp theo quy định pháp luật đối với cá nhân, tổ chức phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhằm đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự và kỷ luật trong hoạt động hành chính.

 Ảnh minh họa về biện pháp cưỡng chế hành chính

Ảnh minh họa về biện pháp cưỡng chế hành chính

  • Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hướng dẫn tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 áp dụng trong các trường hợp như sau:

    • Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

    • Cá nhân vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

    • Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

    • Cá nhân vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

  1. Các biện pháp cưỡng chế hành chính là:

– Cá nhân, tổ chức vi phạm bị khấu trừ một phần thu nhập hoặc một phần lương, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức.

-Trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình tẩu tán tài sản sau khi vi phạm thì thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ.

-Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tháo dỡ phần công trình, công trình không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng giấy phép; Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại; buộc cải chính thông tin; buộc thu hồi sản phẩm hàng hóa không đảm bảo chất lượng; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, vật phẩm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp và các biện pháp khắc phục hậu quả khác theo quy định tại Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020.

  1. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế theo Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 như sau:

“- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;

– Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng,Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Tư lệnh Cảnh sát cơ động;

– Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng đồn Công an;

– Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu;

– Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm; Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;

– Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm;

– Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng,;

– Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế;

– Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh;

– Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia;

– Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không;

– Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh án Tòa án quân sự khu vực;

– Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự;

– Kiểm toán trưởng;

– Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;

 – Các chức danh quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 46 của Luật này”.

  • Đối với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế: gửi quyết định cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế và cá nhân, tổ chức có liên quan trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

  • Đối với cá nhân, tổ chức phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định cưỡng chế sau khi nhận được quyết định cưỡng chế và chịu mọi chi phí trong việc tổ chức thực hiện biện pháp cưỡng chế.

Xem thêm:

Xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
➤ Quy định chung về thi hành án hình sự
.
➤ Chi phí tố tụng và Trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng.

  • Trên đây là nội dung Tìm hiểu về các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline

    1800 6365

    để được tư vấn.