Tìm hiểu toàn bộ về khẩu độ nhà xưởng trong lĩnh vực xây dựng
Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về quy trình thiết kế và thi công nhà xưởng thì khẩu độ nhà xưởng là một thông số cực kỳ quan trọng. Nó quyết định đến kích thước cũng như kết cấu của nhà xưởng. Vậy khẩu độ nhà xưởng là gì? Trong bài viết này xây dựng Nam Trung sẽ giới thiệu với các bạn về khẩu độ nhà xưởng cũng như ứng dụng của nó trong thiết kế và xây dựng nhà xưởng.
Khẩu độ nhà xưởng là gì?
Khẩu độ nhà xưởng chính là chiều rộng của nhà xưởng đó. Hay có thể hiểu theo một khái niệm mới nhất hiện nay thì khẩu độ nhà xưởng chính là khoảng cách từ mép cột bên này đến mép cột kia. Tùy vào diện tích, khuôn viên của mỗi mảnh đất khác nhau thì sẽ có những khẩu độ khác nhau như: 25m, 30m, 50m,…
Khẩu độ nhà xưởng
Một số khái niệm về khẩu độ trong xây dựng nhà xưởng
Các khái niệm về khẩu độ
Ngoài khái niệm khẩu độ nhà xưởng thì hiện nay vẫn còn một số khái niệm khác về khẩu độ trong xây dựng nhà xưởng. Cụ thể:
- Khẩu độ cống: là khoảng cách tối đa theo phương ngang ở phía trong ống cống.
- Khẩu độ nhịp cầu: là chiều dài của toàn bộ 1 nhịp cầu.
- Khẩu độ tính toán kết cấu nhịp cầu: là khoảng cách 2 tim gối của 1 nhịp cầu.
- Khẩu độ thoát nước: là khoảng cách giữa mép trong của hai mô cầu trừ đi chiều rộng của các trụ.
- Khẩu độ thông thuyền: là chiều rộng của nhịp thông thuyền trong cầu.
Một số thuật ngữ liên quan trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng
Ngoài khái niệm về khẩu độ thì trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng bạn cũng nên biết thêm một số thuật ngữ sau:
- Bước cột: là khoảng cách giữa 2 cột theo chiều dọc của nhà xưởng.
- Cao độ nhà xưởng: là chiều cao của nhà xưởng tính từ chân của cột biên tới mép mái. Mỗi nhà xưởng sẽ có cao độ khác nhau tùy thuộc vào bản vẽ thiết kế.
- Độ dốc mái tôn: thực chất là độ nghiêng của mái. Tỷ lệ độ nghiêng của mái phụ thuộc vào từng công trình. Tùy theo thiết kế cũng như kết cấu công trình sẽ có độ dốc khác nhau từ 10-30%. Tuy nhiên độ dốc lý tưởng là 10% nhằm đảm bảo khả năng thoát nước cũng như chống thấm tối ưu.
- Tải trọng của nền: là khả năng chịu tải trọng của nền khi chở hàng bên trong nhà xưởng công nghiệp cũng như tải trọng của các máy móc thiết bị khác.
- Tải trọng của mái: bao gồm tải trọng của mái tôn, hệ cầu trục, thông gió…
- Cầu trục: là thiết bị nâng, hạ và di chuyển hàng hóa ở bên trong nhà xưởng. Cầu trục giúp vận chuyển, nâng hạ các loại máy móc theo từng trọng tải của cầu trục. Sử dụng cầu trục vừa an toàn vừa tiết kiệm thời gian cũng như nhân lực.
- Kèo: là bộ phận kết nối các phần của mái đỡ với nhau và giúp chống đỡ phần mái. Bao gồm hệ thống gỗ hoặc thép được nối với các đầu cột của vì. Kèo có hình tam giác cân mục đích để nâng đỡ mái dốc về 2 phía.
- Vì kèo: là kết nối giữa kèo và các thanh vuông góc với mặt phẳng tạo thành một bộ khung chắc chắn cho mái.
Ứng dụng của khẩu độ nhà xưởng trong thực tiễn
Như đã giới thiệu ở trên thì khẩu độ là một trong những yếu tố rất quan trọng, nhất là với những công trình lớn yêu cầu về chất lượng cao. Hiện nay, khẩu độ được ứng dụng vào các công trình như:
Ứng dụng trong xây dựng nhà ở công nghiệp, nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp. Hiện nay việc sử dụng khẩu độ trong xây dựng nhà thép tiền chế đang được ưu tiên hàng đầu. Bởi nó có thể kết hợp với những hỗn hợp cột bê tông cũng như cốt thép, dàn, và dầm thép.
Nhà ở diện tích rộng: Đối với các công trình lớn thì khẩu độ xây dựng luôn là sự ưu tiên số 1 như : nhà ga, sân bay,.Theo như ghi nhận công trình thì khẩu độ lớn nhất hiện nay là hơn 100m
Khung sườn của nhà cao tầng: đặc biệt là các ngôi nhà kiểu tháp ở thành phố. Nhà trên 15 tầng thì thi công kết cấu thép sẽ có lợi hơn bê tông cốt thép.
Ngoài ra còn rất nhiều những công trình có thể ứng dụng khẩu độ nhà xưởng như : cột điện, bể dầu…. Chính vì vậy mà khẩu độ nhà xưởng rất quan trọng trong lĩnh vực xây dựng.
Các thuật ngữ liên quan đến nhà tiền chế
- Kèo đầu hồi (Endwall rafter)
- Xà gồ mái (Purlin)
- Khung thép tiêu chuẩn (Main Frame)
- Cửa trời (Roof Momitor)
- Tấm mái (Roof sheet)
- Tấm lấy sáng (Skylight)
- Máng nước (Eave gutter)
- Cửa chớp tôn (Steel louver)
- Cửa đẩy (Sliding door)
- Tấm tường (Cladding sheet)
- Cửa sổ ( Window)
- Cột khung (Rigid frame column)
- Giằng cáp (Cable bracing)
- Tường xây (Brick wall)
- Xã gỗ tường (Girt)
- Cửa cuốn (rolling door)
- Mái đón (Canopy)
- Cột đầu hồi (End Wall column)
Những mẫu thiết kế nhà xưởng phổ biến hiện nay
Khi thi công xây dựng nhà xưởng thì việc xác định mẫu thiết kế nhà xưởng sao cho phù hợp với công năng sử dụng của công ty, xí nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng. Dưới đây là 1 số mẫu nhà xưởng phổ biến nhất hiện nay được các chủ doanh nghiệp hết sức ưa chuộng. Qua đó, bạn có thể dễ dàng tìm được mẫu nhà xưởng phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
- Mẫu nhà xưởng bao gồm các khối nhà xưởng 1, 2, 3
- Mẫu nhà xưởng bao gồm khối văn phòng phía trước hay bên cạnh để có thể vừa làm việc vừa sản xuất.
- Mẫu nhà xưởng làm bằng bê tông cốt thép
- Mẫu nhà xưởng làm bằng khung thép tiền chế.
Mẫu nhà xưởng làm bằng thép tiền chế
Trên đây là các khái niệm cơ bản về khẩu độ nhà xưởng cùng những thuật ngữ liên quan. Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp cho bạn kiến thức cơ bản về xây dựng nhà xưởng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn hãy liên hệ ngay với công ty kết cấu thép Nam Trung Cons để biết thêm chi tiết.