Tìm hiểu tầng ozon là gì? Làm gì để bảo vệ tầng ozon?

Tầng ozon vô cùng quan trọng đối với mọi hoạt động sống của con người và động – thực vật trên trái đất. Tầng ozon giúp hấp thụ các tia cực tím có hại từ mặt trời tỏa ra. Nếu không có tầng ozon thì cuộc sống của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng một cách nguy hại và trầm trọng. Vậy tầng ozon là gì và chức năng của tầng ozon ra sao? Có những nguyên nhân nào gây ra tình trạng thủng tầng ozon? Mời bạn cùng theo dõi và tham khảo ngay bài viết dưới đây cùng với Điện máy Sakura nhé!

Tìm hiểu tầng ozon là gì?

Tìm hiểu tầng ozon là gì?

Tìm hiểu tầng ozon là gì?

Tầng ozon được phát hiện bởi các nhà vật lý người Pháp là Charles Fabry và Henri Buisson vào năm 1913. Tầng ozon nằm trong khu vực tầng bình lưu của trái đất với khả năng hấp thụ lên tới 99% bức xạ cực tím có ở trong ánh nắng mặt trời và cách bề mặt trái đất khoảng 15-30km. Trên thực tế, ozon xuất hiện ở cả mặt đất với một nồng độ thấp và chỉ có ở tầng bình lưu mới đậm đặc và kết hợp thành một lớp áo giáp để bảo vệ trái đất.

Tầng ozon có độ dày khoảng 3-5mm tùy theo mùa và khu vực địa lý. Đồng thời, nó thường có màu xanh nhạt cùng mùi khó chịu. Hiện nay, ozon được chia ra thành 2 loại chính:

  • Ozon tốt: Có nguồn gốc từ tự nhiên và nằm ở tầng bình lưu phía trên.
  • Ozon xấu: Hay còn được gọi là ozon tầng đối lưu hay ozon tầng mặt đất. Tầng ozon này là hệ quả từ những hoạt động của con người, từ đó tạo ra phản ứng hóa học giữa oxit của nitơ cùng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.

Chức năng của tầng ozon

Chức năng của tầng ozon

Chức năng của tầng ozone

Ozon đóng vai trò quan trọng đối với trái đất, môi trường sống và mọi hoạt động của con người chúng ta. Vai trò của tầng ozon là hấp thụ các tia cực tím từ bức xạ của mặt trời và không cho chúng chiếu xuống trái đất để bảo vệ sự sống và môi trường trên trái đất.

Tia cực tím vô cùng có hại đối với sức khỏe của con người, do đó nhờ có tầng ozon này mà chúng ta có thể ngăn chặn được tình trạng mắc các bệnh về da hoặc ung thư. Đồng thời hạn chế được những tác động xấu đến sự đa dạng sinh học và bảo vệ trái đất trước nguy cơ mất cân bằng sinh thái. 

Đặc biệt ở các vùng xích đạo hoặc cận xích đạo, chỉ số tia cực tím rất cao và nếu phải tắm nắng ở đó thì chắc chắn sẽ rất đáng sợ. Với tầng ozon nó đã giúp hấp thụ đi một phần lớn để bảo vệ cuộc sống cho trái đất.

Ngoài ra, theo nghiên cứu của một số nhà khoa học hiện nay, sự suy giảm tầng ozon hoặc thủng tầng ozon đã tác động lớn đến hiện tượng biến đổi khí hậu. Do đó, tầng ozon cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì khí hậu ổn định và ôn hòa cho các vùng trên trái đất.

Nguyên nhân ảnh hưởng và gây thủng tầng ozon

Nguyên nhân ảnh hưởng và gây thủng tầng ozon

Nguyên nhân ảnh hưởng và gây thủng tầng ozon

Tầng ozon được ví như là một lớp áo giáp của trái đất, thế nhưng theo một số báo cáo thì  tầng ozon đã bị thủng và các nhà khoa học thực sự lo lắng về lỗ thủng sẽ ngày một lớn dần. Lỗ thủng đầu tiên được phát hiện ở khí quyển của Nam Cực vào năm 1980, tiếp đến là cả ở Bắc Cực và cho đến nay lỗ thủng này vẫn còn tồn tại và chưa có biện pháp để khắc phục lành lại. Nguyên nhân gây thủng tầng ozon cũng như suy giảm tầng ozon được cho là bắt nguồn từ tự nhiên và từ các hoạt động hằng ngày của con người.

Về tự nhiên, việc thay đổi khoảng cách của mặt trời, gió và tầng bình lưu chính là một trong những yếu tố làm tầng ozon bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, hiện tượng núi lửa phun trào cũng chính là một trong những nhân tố gây thủng hoặc suy giảm tầng ozon. Tuy nhiên, đây chỉ là những tác động tạm thời và không vượt quá 1-2%.

Đặc biệt, nguyên nhân chính khiến cho tầng ozon đang ở mức báo động chính là do những hoạt động của con người. Đặc biệt là sự giải phóng quá mức Clo và Brom từ các hợp chất nhân tạo như CFC, CH3CCL3 (Methyl chloroform), CCl4 (Carbon tetrachloride),… Những chất này được gọi tắt là ODS – Chất làm suy giảm tầng ozon.

Đối với khí CFC, đây là một loại khí được sử dụng rộng rãi trong điều hòa và tủ lạnh. Tuy nhiên, sau đó các nhà khoa học đã phát hiện ra khí này chính là tác nhân làm thủng tầng Ozon, nhất là ở khu vực Nam Cực ở mức đáng báo động. Cho đến hiện nay, chất khí này đã bị cấm sản xuất và sử dụng các hoạt động sản xuất.

Một nguyên nhân nữa cũng khiến cho tầng ozon bị suy giảm chính là hiện tượng ô nhiễm không khí, nó không chỉ tác động tiêu cực đến tầng ozon mà còn gây hại cho sức khỏe của con người.

Tầng ozon bị suy giảm sẽ ảnh hưởng thế nào tới trái đất?

Tầng ozon bị suy giảm sẽ ảnh hưởng thế nào tới trái đất?

Tầng ozon bị suy giảm sẽ ảnh hưởng thế nào tới trái đất?

Tầng ozon bị thủng hoặc suy giảm gây ra rất nhiều hệ lụy tới vấn đề sức khỏe cũng như đời sống của con người và động – thực vật.

Đối với con người

Tầng ozon suy giảm, đồng nghĩa với việc các tia cực tím độc hại từ ánh nắng mặt trời sẽ chiếu trực tiếp xuống trái đất. Con người khi tiếp xúc với những tia cực tím này trong một thời gian dài có thể mắc các bệnh liên quan tới ung thư hay hình thành các khối u ác tính. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với các tia UV cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, đục thể tinh thể và lão hóa nhanh.

Đối với động – thực vật

Thủng tầng ozon sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái động – thực vật. Tia cực tím tăng lên sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh sôi và phát triển của các loài động thực vật biển như tôm, cua, cá,… Ngoài ra, khi chịu ảnh hưởng từ tia UV, các lá cây sẽ bị hư hại và làm cản trở quá trình quang hợp của cây cối. Từ đó, khiến cho nhiều loài cây chậm phát triển và giảm năng suất tăng trưởng. Không những vậy, nhiều hệ thực vật cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các tia cực tím và dẫn đến tình trạng tuyệt chủng.

Đối với không khí

Tầng ozon bị thủng hoặc suy giảm sẽ làm tăng lượng bức xạ tử ngoại UV-B đến mặt đất. Các phản ứng hóa học tăng do những chất trong không khí hoạt động mạnh và dẫn đến hiện tượng ô nhiễm khí quyển. Một trong những hiện tượng thể hiện rõ ràng nhất chính là vì các trận mưa axit ngày càng diễn ra nhiều và để lại những hậu quả khôn lường.

Thủng tầng ozon cũng sẽ khiến cho trái đất ngày càng nóng lên và hiệu ứng nhà kính gia tăng.

Làm gì để bảo vệ tầng ozon?

Làm gì để bảo vệ tầng ozon?

Làm gì để bảo vệ tầng ozon?

Để cải thiện tầng ozon và ngăn ngừa tình trạng suy giảm cũng như thủng tầng ozon trên trái đất, mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức và tích cực thực hiện một số giải pháp như sau:

  • Ngưng sử dụng các loại hóa chất dạng freon (CFC) vì đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thủng tầng ozon.
  • Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của mỗi người trước những hậu quả mà thủng tầng ozon gây ra.
  • Hạn chế sử dụng các loại hóa chất trong nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…
  • Tích cực dùng các sản phẩm xanh, thân thiện và an toàn với môi trường như túi giấy, túi cói,…
  • Trồng nhiều cây xanh, phủ xanh đất trống đồi trọc để mang lại nguồn không khí trong lành và an toàn.
  • Phát hiện và xử lý các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp thải các loại khí độc hại ra bên ngoài môi trường.
  • Sử dụng các phương tiện giao thông không dùng nhiên liệu như xe bus điện, ô tô hay xe máy điện.

Thủng tầng ozon hoặc suy giảm tầng ozon sẽ khiến cho sự sống của con người và động – thực vật trên trái đất bị ảnh hưởng nặng nề. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ mỗi chúng ta cần phải nâng cao trách nhiệm và ý thức hơn nữa để bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Với những thông tin chi tiết và hữu ích trên đây, chúng tôi hy vọng rằng bạn đã có được cho mình những kiến thức quan trọng để hiểu hơn về tầng ozon cùng những nguyên nhân và hệ quả mà thủng tầng ozon gây ra. Bên cạnh đó là những biện pháp để cải thiện và khắc phục tình trạng này để bạn có thể tham khảo và áp dụng vào thực tế.