Tìm hiểu phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức
Hiện nay hầu hết doanh nghiệp đã biết tận dụng các phương pháp tính giá thành và xử lý chênh lệch định mức một các hiệu quả, song đôi lúc vẫn chưa hiểu hết về ý nghĩa, tính chất để áp dụng cho phù hợp. Bài viết dưới đây, Nhanh.vn sẽ chia sẻ cho các bạn đặc điểm phương pháp tính giá thành theo định mức.
1. Điều kiện áp dụng phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp tính giá thành theo định mức thích hợp với những đơn vị sản xuất có đủ các điều kiện sau:
– Quy trình công nghệ sản xuất đã định hình và sản phẩm đã đi vào ổn định
– Các loại định mức kinh tế kỹ thuật đã tương đối hợp lý, chế độ quản lý định mức đã được kiện toàn và đi vào nề nếp thường xuyên
– Trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối vững vàng, đặc biệt là công tác hạch toán ban đầu tiến hành có trật tự, ngăn nắp hơn.
– Điểm nổi bật của phương pháp tính giá thành theo định mức là thực hiện việc kiểm tra thường xuyên, kịp thời và kết quả thực hiện các định mức kinh tế – kỹ thuật luôn phát hiện kịp thời, chuẩn xác những khoản chi phí vượt định mức ngay từ trước và trong khi kiểm tra để có thể đề ra các biện pháp kịp thời các khả năng tiềm tàng hiện có, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.
Đơn vị đủ điều kiện có thể áp dụng phương pháp tính giá thành theo định mức
Xem thêm: Tính giá xuất kho hàng hóa theo phương pháp bình quân gia quyền
2. Nội dung phương pháp tính giá thành theo định mức
– Căn cứ vào định mức kinh tế – kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm
– Tổ chức hạch toán riêng số chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch ngoài định mức. Luôn tập hợp và thường xuyên phân tích những khoản chênh lệch đó để đề ra các biện pháp xử lý
– Khi có thay đổi định mức cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức và số chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức của số sản phẩm đang sản xuất dở dang (nếu có)
Áp dụng công thức tính toán sau:
Giá thành thực tế của sản phẩm=Giá thành định mức của sản phẩm+Chênh lệch do thay đổi định mức
+
Chênh lệch định mức
Giá thành định mức của sản phẩm
Dựa trên các tính toán đã được duyệt, bao gồm chi phí NVL trực tiếp (TT200 – TK 621, TT133 – TK 1541), chi phí nhân công trực tiếp (TK 622, TK 1542), chi phí sản xuất chung (TK 627, TK 1547)
Ví dụ: NVL trực tiếp phải căn cứ vào định mức tiêu hao NNL trực tiếp sản xuất ra sản phẩm để tính chi phí định mức. Để sản xuất ra sản phẩm là chậu nhựa, các vật liệu cần có như sau (ĐVT: 1000đ)
Loại vật liệuĐịnh mức tiêu haoĐơn giáVật liệu A515Vật liệu B210Vật liệu C38
Vậy chi phí NVL trực tiếp theo định mức cho 1 sản phẩm chậu nhựa là:
(5 x 15) + (2 x 10) + (3 x 8) = 119
Việc xác định thay đổi định mức
Việc thay đổi định mức thường được áp dụng từ đầu tháng, do đó chi phí sản xuất trong tháng phải được tổ chức hạch toán dựa trên cơ sở giá thành định mức mới nhưng nếu đầu tháng không có sản phẩm dở dang thì những sản phẩm dở dang này được tính toán theo giá thành định mức cũ, kế toán cần phải tính lại sản phẩm dở dang đầu tháng theo giá thành định mức mới và tách riêng số chênh lệch do thay đổi định mức của số sản phẩm này, để khi tính giá thành thực tế phải cộng (hoặc trừ) số chênh lệch này đảm bảo cho giá thành thực tế phản ánh được trung thực, hợp lý.
Sử dụng phần mềm quản lý Nhanh.vn giúp đưa ra quyết định bán đúng đắn – Hiệu quả – Tiện lợi – Tiết kiệm chỉ với 8k/ngày
Chênh lệch định mức
Ý nghĩa: Là chênh lệch giữa chi phí sản xuất thực tế phát sinh so với chi phí sản xuất định mức.
Các trường hợp do chênh lệch định mức: chênh lệch do kết quả của việc cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư hoặc chênh lệch vượt chi, biểu hiện của việc lãng phí lao động, vật tư và tiền vốn, …. dẫn đến tăng giá thành sản phẩm.
Do tính chất khoản mục chi phí khác nhau, đặc điểm phát sinh và sử dụng chi phí khác nhau nên việc tổ chức và tập hợp chi phí chênh lệch định mức của từng khoản mục cũng được sử dụng bằng các phương pháp khác nhau.
Đối với chi phí NVL trực tiếp nên áp dụng phương pháp kiểm kê, chứng từ báo động, cắt vật liệu. Việc chênh lệch tiết kiệm NVL trực tiếp có thể căn cứ vào phiếu báo vật liệu còn lại, phiếu nhập vật liệu thừa trong sản xuất để tập hợp.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp, công thức tính chênh lệch được thực hiện như sau:
Chênh lệch định mức chi phí nhân công=Chi phí nhân công thực tế-Sản lượng thực tế trong thángxChi phí nhân công định mức
Chi phí sản xuất chung, chênh lệch định mức được tính như sau:
Chênh lệch định mức CPSXC từng đối tượng=CPSXC thực tế đã phân bổ-Sản lượng thực tế trong kỳxCPSXC định mức
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức, kế toán cần tổ chức tập hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng kế toán chi phí, mỗi khoản mục chi phí đều phải tập hợp riêng chi phí phù hợp với định mức và chi phí chênh lệch định mức trong kỳ. Trường hợp nếu lớn có thể tính phân bổ cho thành phẩm và sản phẩm dở dang cùng gánh chịu theo tỷ lệ với các chi phí định mức, nếu chi phí chênh lệch định mức trong kỳ nhỏ có thể tính cho cả thành phẩm trong kỳ chịu, không phân bổ cho sản phẩm dở dang.
Phân bổ chi phí hợp lý
Để tính toán chi phí được hợp lý, doanh nghiệp cần phải tập hợp thật chính xác, quản lý chặt chẽ về hóa đơn chứng từ, các khoản phát sinh làm cơ sở báo cáo xuất trình cho các cơ quan liên quan. Trong thời buổi công nghệ hiện nay, việc quản lý chi phí đã trở nên dễ dàng hơn nhờ doanh nghiệp sử dụng các phần mềm tiện ích, trong đó có thể kể đến phần mềm quản lý bán hàng không chỉ kiểm soát kho hàng, đơn hàng của doanh nghiệp mà còn thu thập thông tin, số liệu nhanh chóng, chính xác, lưu trữ, xử lý hóa đơn đầu ra, đầu vào, giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn.
Trên đây là phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích!
Xem thêm: Hướng dẫn về phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp