Tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Nấc cụt là một tình trạng thường gặp đối với trẻ sơ sinh. Hiện tượng này hiếm khi gây cản trở hoặc ảnh hưởng đến hơi thở của trẻ, nhưng vẫn khiến nhiều mẹ lo lắng (đặc biệt đối với những chị em lần đầu làm mẹ). Vậy, nguyên nhân và cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây, mẹ nhé!

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt (hay còn gọi là nấc) là hiện tượng cơ hoành, cơ liên sườn bị kích thích dẫn đến co thắt không tự chủ và sự đóng lại đột ngột của nắp thanh môn, xảy ra ngắt quãng và lặp lại nhiều lần. Cụ thể đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi, nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần/phút.

cách điều trị nấc ở trẻ sơ sinh

Khác với người lớn, trẻ sơ sinh bị nấc cụt vẫn có thể ngủ ngon.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh nấc cụt

Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất làm trẻ sơ sinh bị nấc cụt:

Do trào ngược dạ dày

Do các cơ giữa dạ dày và thực quản của trẻ sơ sinh còn chưa phát triển hoàn chỉnh. Vậy nên, khi con bị trào ngược dạ dày thì lượng axit sẽ đi thẳng lên thực quản gây ra hiện tượng nấc cụt.

Do khi bú trẻ nuốt phải nhiều không khí

Nếu mẹ cho con bú sai tư thế sẽ làm trẻ nuốt phải một lượng không khí đáng kể. Lượng khí này nếu vượt qua mức cho phép của dạ dày thì sẽ khiến cơ hoành co thắt và tạo ra tiếng nấc.

>> Xem thêm: Nằm lòng 7 cách tập cho bé bú bình được nhiều sữa, không bị sặc

Do dị ứng hoặc mẫn cảm sữa bò

Với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, trẻ sơ sinh không thể tiêu hóa được protein trong sữa bò, gọi là dị ứng với đạm sữa bò; hoặc là trẻ mẫn cảm sữa bò, không thể tiêu hóa tốt các thành phần khác (ví dụ như chất béo) dẫn đến tình trạng đầy hơi ở bụng, gây ra nấc cụt.

Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh nhanh nhất

Dưới đây là những cách giúp mẹ khắc phục hiệu quả tình trạng đầy hơi ở trẻ sơ sinh:

Vỗ lưng cho trẻ ợ hơi

Mẹ hãy nhẹ nhàng xoa lưng con theo hình tròn trong khi bú, đồng thời cho con ợ hơi sau khi bú. Cách này sẽ giúp hạn chế tình trạng trẻ nuốt nhiều không khí vào bụng, giúp cơ hoành được thư giãn, từ đó giảm nấc cụt hiệu quả.

nguyên nhân và cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh

Cho con ợ hơi sau khi bú giúp trẻ hết bị nấc cụt.

Cho trẻ bú thêm (với trẻ trên 6 tháng thì có thể uống thêm nước)

Bú thêm sữa hoặc bổ sung nước là mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, khi áp dụng mẹ nên lưu ý:

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Mẹ chỉ nên cho con bú thêm sữa để chữa nấc cụt.
  • Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi: Nếu trẻ trong giai đoạn này nấc cụt, mẹ có thể chữa nấc bằng cách cho con uống từng ngụm nước nhỏ, khoảng 2 – 3ml liên tục nhiều lần.

Để yên cho cơ thể bé tự điều chỉnh

Cơn nấc cụt của trẻ sơ sinh thường kéo dài từ 5 đến 10 phút, sau đó hiện tượng này sẽ tự hết. Do đó, nếu như tình trạng nấc cụt không dữ dội, con không quấy khóc thì mẹ nên để cơ thể bé tự điều chỉnh để ngừng cơn nấc nhé!

Không nên làm gì khi bé bị nấc cụt?

Bên cạnh những cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh gợi ý như trên, mẹ cũng nên lưu ý không tự ý áp dụng mẹo dân gian chữa nấc cho trẻ sơ sinh chưa được kiểm chứng khoa học. Đặc biệt là không làm trẻ giật mình hay kéo lưỡi trẻ, bởi có thể khiến màng nhĩ, lưỡi,… của con bị tổn thương.

Trẻ sơ sinh nấc cụt, khi nào cần đi khám?

Nấc cụt được xem là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh Tuy nhiên, khi nấc cụt đi kèm theo các dấu hiệu bất thường dưới đây, bố mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ:

  • Trẻ sơ sinh nấc cụt liên tục, kéo dài hơn 48 giờ.
  • Trẻ có cảm giác khó chịu hoặc kích động khi nấc cụt.
  • Cơn nấc làm phiền giấc ngủ của trẻ.

cách trị chứng nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Nếu dấu hiệu nấc cụt không suy giảm mà trở nên nghiêm trọng hơn thì mẹ hãy đưa con đi gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời.

Phòng ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Ngoài việc áp dụng các cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh, có một số cách để giúp ngăn ngừa việc trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé nhà mình:

  • Nên cho con ăn đúng giờ, bú đúng tư thế để hạn chế tình trạng con nuốt nhiều khí vào bụng gây ra nấc.
  • Mẹ hãy thử cho con bú lượng sữa ít hơn nhưng bú nhiều cữ hơn trong một ngày.
  • Với trẻ bú mẹ, nên cho trẻ ợ hơi sau mỗi lần chuyển sang vú mới. Ngoài ra, khi bú mẹ nên cho con ngậm quầng vú thay vì ngậm đầu ti.
  • Với trẻ bú bình thì khoảng 2 – 3 phút, mẹ nên cho con ợ hơi một lần. Hơn nữa, mẹ có thể cho con bú bằng bình có van chống sặc và đầy hơi.
  • Mẹ hãy giữ trẻ ở tư thế đứng trong 20 – 30 phút sau mỗi cữ bú.
  • Sau khi cho trẻ bú, tuyệt đối không giỡn với trẻ, vì việc này sẽ không chỉ làm trẻ nấc cụt mà còn khiến con bị ọc sữa. 

Hơn nữa, để hạn chế nguy cơ trẻ bị nấc cụt do trào ngược dạ dày, với trẻ chuẩn bị chuyển sang sữa công thức thì nên chọn những sản phẩm êm dịu với hệ tiêu hóa. Mẹ có thể tham khảo sữa dê Kabrita – thương hiệu sữa dê số 1 thế giới đến từ Hà Lan, nổi tiếng với nguồn sữa dê thơm ngon và dễ tiêu hóa.

Cụ thể, trong mỗi sản phẩm Kabrita đều cam kết không chứa thành phần đạm A1 (chất dễ gây rối loạn tiêu hóa, thường có trong sữa bò), chỉ chứa 100% đạm quý A2 và lượng as1-casein rất thấp, hỗ trợ hình thành mảng sữa đông mềm, cho con tiêu hóa dễ dàng. Không chỉ vậy, sữa dê Kabrita còn chứa hàm lượng Oligosaccharides, Nucleotide, chất xơ GOS, Beta – Palmitate dồi dào, tỷ lệ đạm Whey – Casein được điều chỉnh tối ưu giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm triệu chứng đầy hơi, hạn chế tình trạng nấc cụt.

Nhờ công thức không thêm đường – không hương liệu nên sữa dê Kabrita có mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh tự nhiên, giúp bé dễ dàng làm quen và yêu thích.

cách vỗ nấc cho trẻ sơ sinh

Kabrita mang đến nguồn sữa mát tự nhiên, dịu nhẹ với hệ tiêu hóa, cùng hương vị thanh nhẹ cho con uống ngon, uống khỏe.

Hiện nay, các sản phẩm của Kabrita được chia theo từng độ tuổi, dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bố mẹ có thể tham khảo mức giá TẠI ĐÂY hoặc liên hệ tổng đài Kabrita qua Hotline 1900 3454.

Trên đây là nguyên nhân và các cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, mẹ biết cách làm hết nấc cụt ở trẻ sơ sinh, từ đó con có thể thoải mái ngủ ngon và lớn khôn, khỏe mạnh.

> Xem thêm: