Tìm hiểu lễ hội hóa trang Karneval siêu vui tại Đức – VICAT
Đúng vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 11 hằng năm, mùa lễ hội hóa trang Karneval tại Đức chính thức được khai mạc với nhiều hoạt động đặc sắc và thú vị mang đậm nét văn hóa Châu Âu mà bất cứ ai đặt chân đến Đức vào dịp này không thể bỏ qua. Cùng VICAT tìm hiểu về lễ hội hóa trang tại Đức qua bài viết dưới đây.
Lễ hội Karneval diễn ra ở đâu?
Lễ hội hóa trang được tổ chức tại mọi thành phố to nhỏ ở Đức. Dưới đây là một số địa điểm tổ chức lễ hội hóa trang tiêu biểu:
-
D’r Zoch kütt ở Köln – được mệnh danh là nơi tổ chức lễ hội hóa trang hoành tráng nhất nước Đức
-
Helau! ở Düsseldorf
-
Mainzer Fastnacht – thành phố Mainz
-
Fasching ở München
-
Oche Alaaf ở Aachen
-
Fasching ở Stuttgart
-
Fastnacht ở Frankfurt
-
Samba-Stimmung ở Bremen
-
Nämberch Ahaaaaah! ở Nürnberg
-
“Der Zug der fröhlichen Leute” ở Cottbus
Ý nghĩa lễ hội Karneval
Tại Đức, Karneval còn được gọi là “mùa thứ 5” (fünfte Jahres Zeit), diễn ra vào trước mùa Chay (Lent) theo đạo Kitô Giáo. Từ Karneval có nguồn gốc từ cụm từ “carne vale” trong tiếng La-tinh và có nghĩa là “tạm biệt món thịt”.
Mùa Chay bắt đầu từ ngày thứ Tư Lễ Tro (Aschermittwoch) và kéo dài 6 tuần cho đến Lễ Phục Sinh. Vào Mùa Chay, các tín đồ Kitô Giáo không được phép ăn thịt và uống rượu, mang ý nghĩa chính thể hiện sự ăn năn sám hối với những lỗi lầm đã gây ra trước đây, thực hành bác ái nhân từ, chuộc tội và hướng đến Đức Chúa Cứu Thế. Thế nên mục đích của lễ hội Karneval là dịp để con người tận hưởng việc ăn uống và vui chơi một cách thoải mái trước khi bước vào Mùa Chay.
Dù được khởi đầu từ ngày 11 tháng 11 vào lúc 11:11 sáng nhưng bữa tiệc chỉ thực sự bắt đầu 40 ngày trước lễ Phục Sinh, vào khoảng giữa tháng Hai và tháng Ba. Trước đấy là thời gian “Hội đồng của Eleven Carnival” tập hợp kế hoạch cho các sự kiện năm tới. Các sự kiện của Lễ hội hóa trang diễn ra theo thứ tự như sau:
-
Kế hoạch Hội đồng của Eleven Carnival
-
Ngày lễ hội của phụ nữ (Weiberfastnacht)
Weiberfastnacht có nguồn gốc xuất phát từ thời kỳ Trung cổ. Vào thời bấy giờ, phụ nữ phải chịu sự phụ thuộc vào đàn ông về mọi mặt kể cả bị bóc lột. Weiberfastnacht là ngày mà phụ nữ sẽ được tiếp quản quyền lực của đàn ông. Những người phụ nữ sẽ tập trung trên phố và hân hoan tấn công người đàn ông bằng cách cắt đứt mối quan hệ giữa họ. Khi tuân thủ, đàn ông được thưởng bằng Bützchen (nụ hôn nhỏ). Người dân sẽ say sưa uống bia và tiệc tùng vào ngày này.
-
Thứ Hai Hoa Hồng (Rosenmontag)
Bắt đầu vào lúc 11:11 sáng, các ban nhạc diễu hành, vũ công biểu diễn và các hình nộm phao nổi sẽ tập trung trên phố, ném đồ ngọt bánh kẹo và cả hoa tulip vào đám đông náo nhiệt. Các hình nộm phao nổi thường là biếm họa của các chính trị gia và các nhân vật nổi tiếng của Đức.
-
Ngày trước tuần chay (Fastnachtsdienstag)
Các hoạt động của lễ hội bắt đầu dịu xuống, ở ngoại ô thành phố Köln có thể vẫn còn một số cuộc diễu hành và sự kiện, tuy nhiên sự kiện chính vào ngày này là nghi thức đốt nubbel (một hình rơm kích thước người thật).
-
Thứ Tư Lễ Tro (Aschermittwoch)
Aschermittwoch đánh dấu sự kết thúc của một tuần lễ tiệc tùng cho Karneval ở Köln. Người dân làm dịu tinh thần của họ với một chuyến viếng thăm nhà thờ để nhận một cây thánh giá tro và ăn tối với cá nhằm lấy lại sức sau chuỗi ngày dài tiệc tùng.
Các hoạt động trong lễ hội hóa trang Karneval
Để tận hưởng việc ăn uống và vui chơi một cách thoải mái trước khi vào Mùa Chay, các món ăn truyền thống trong lễ hội hóa trang thường được chế biến từ những nguyên liệu sẽ bị cấm như mỡ động vật, trứng, đường, thịt,… Dịp này còn có món bánh rán ngập dầu đặc trưng với nhân mứt như Berliner Pfannkuchen, Krapfen. Ngoài ra còn có các món ăn được chế biến từ các loại hạt đỗ lạc, tượng trưng cho sự sinh trưởng và giàu có, sung túc.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân sẽ tạm “trốn khỏi” cuộc sống giản dị thường ngày và hòa mình vào không khí lễ hội tưng bừng hơn bao giờ hết. “Helau” hoặc “Alaaf” chính là hai câu chào hỏi phổ biến của người dân Đức vào dịp này. Ở các thành phố thuộc miền Nam nước Đức, những người cải trang và đeo mặt nạ đi trên phố sẽ chào mọi người bằng từ “Narri” và dân đến xem bên lề đường sẽ đáp lại bằng câu “Narro”.
>> Nguồn
>> Những điều bạn chưa biết về ngày Halloween ở Đức
>> Du học sinh Đức ăn mừng lễ phục sinh như thế nào?