Tìm hiểu khái niệm, phân loại và biện pháp chống ăn mòn kim loại. – Công ty TNHH MTV Anmec

Theo thống kê hằng năm có một lượng khoảng 10% đến 30% kim loại bị mất đi bởi hiện tượng ăn mòn. Hàng năm ăn mòn kim loại tiêu hao nhiều kinh phí, thậm chí còn gây ra nhiều nguy hiểm cho các cấu kiện của nhà máy và chủ đầu tư các công trình dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, viễn thông, điện lực, dầu khí, quân sự, quốc phòng và đặc biệt là các công trình ven biển. Vậy ăn mòn kim loại là gì? Biện pháp khắc phục ra sao? Hãy cùng Anmec tìm hiểu nào bạn nhé!

  • Khái niệm ăn mòn kim loại

Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường như nước, đất, không khí,..

      M  → Mn+ + ne

Hay nói cách khác, ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh. Ăn mòn kim loại là một quá trình hóa học hay quá trình điện hóa trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương.

Tìm hiểu khái niệm, phân loại và biện pháp chống ăn mòn kim loại

  • Phân loại sự ăn mòn kim loại

Dựa vào môi trường và cơ chế làm việc của sự ăn mòn, người ta chia thành hai loại là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học. 

Ăn mòn hóa học

Ăn mòn hóa học thường xảy ra ở những bộ phận của thiết bị lò đốt hoặc những thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc với hơi nước và khí oxi,…đây là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại phản ứng trực tiếp với các chất oxi hóa trong môi trường (các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường) và không có xuất hiện dòng điện.

Ăn mòn điện hóa học 

Ăn mòn điện hóa học là một hiện tượng xảy ra do sự phá hủy kim loại khi hợp kim tiếp xúc với những dung dịch chất điện li để tạo nên dòng điện. Thực chất, ăn mòn điện hóa học chính xác là quá trình oxy hóa khử, trong đó các kim loại bị ăn mòn bởi tác dụng của các dung dịch chất điện ly và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương.

Khi các cặp kim loại hay hợp kim để bên ngoài không khí ẩm đặc biệt là khi được nhúng vào dung dịch axit hoặc dung dịch muỗi hay trong nước không nguyên chất sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.

Ăn mòn điện hóa chỉ xảy ra khi có các điều kiện sau đây:

  • Các điện cực cần phải khác nhau về bản chất, có thể là cặp kim loại với phi kim hoặc cặp hai kim loại khác nhau hoặc các điện cực cần phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau thông qua dây dẫn.

  • Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li sẽ xuất hiện hiện tượng ăn mòn điện hóa kim loại.

Biện pháp chống ăn mòn kim loại 

Phương pháp điện hóa

Phương pháp này là dùng một tấm kim loại khác nối với tấm kim loại cần được bảo vệ, thường phương pháp này sẽ dùng một tấm kẽm. Tuy nhiên phương pháp này cần kiểm tra các hóa chất trong trường tiếp xúc của kim loại, điều kiện nhiệt độ, áp suất,… rồi mới quyết định là có thể sử dụng hay không. 

Dùng chất chống ăn mòn

Thực chất đây là dùng chất kìm hãm sự ăn mòn của bề mặt kim loại. Với sự phát triển hiện nay thì người ta đã chế tạo ra được hàng trăm chất chống ăn mòn khác nhau.

Dùng sơn chống rỉ

Dòng sơn chống rỉ này thích hợp làm sơn lót đồ vật bằng kim loại dễ bị oxi hóa như khung kèo thép, lưới kim loại, khung cửa…. Nhằm tạo bề mặt cho lớp sơn phủ bám dính trên bề mặt thi công. Ngăn chặn các tác động từ môi trường bên ngoài, chống ăn mòn cho vật liệu

Hiện nay sơn chống rỉ là phương pháp tối ưu nhất để ngăn ngừa rỉ sét vì nhìn chung phương pháp này có giá thành thấp, có hạn sử dụng lâu, bảo vệ kim loại tuyệt đối

Dùng Băng Quấn Chống Ăn Mòn Lớp Trong Xunda T150

Băng Quấn Chống Ăn Mòn Lớp Trong Xunda T150 được sử dụng để bảo vệ chống ăn mòn cho đường ống dẫn dầu, khí đốt và ống nước ngầm hoặc trên mặt đất. Băng quấn chống ăn mòn được cấu tạo bởi 2 lớp nhựa bitum, có tác dụng chống ăn mòn, chống va đập và bảo vệ vật liệu khi chịu tác động của các yếu tố từ môi trường bên ngoài. Ngày nay băng quấn chống ăn mòn được ứng dụng cho nhiều ngành sản xuất khác nhau với một vai trò là bảo vệ vật liệu trước các tác nhân gây hại của môi trường.