Tìm hiểu hành tinh nào nóng nhất trong hệ mặt trời

Lĩnh vực thiên văn học luôn mang lại những kiến thức bổ ích cho chúng ta, giúp tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của vũ trụ, trong đó có Hệ mặt trời. Vậy hành tinh nào nóng nhất trong hệ mặt trời?

1. Hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh?

Các nhà khoa học đã tìm ra và công nhận trong Hệ mặt trời có 8 hành tinh. Mặt trời được gọi là sao mẹ, có nguồn nhiệt cực lớn, mặt trời không di chuyển trong hệ mà các hành tinh khác đều quay quanh mặt trời với những chu kỳ và quỹ đạo riêng. Tính từ trong ra ngoài các hành tinh được xếp theo thứ tự như sau:

  • Sao Thủy
  • Sao Kim
  • Trái Đất
  • Sao Hỏa
  • Sao Mộc
  • Sao Thổ
  • Sao Thiên Vương
  • Sao Hải Vương.

Các hành tinh này được chia làm 2 nhóm:

Các hành tinh nhỏ vòng trong bao gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa.

Các hành tinh vòng ngoài gồm: Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.

 

hành tinh nóng nhất trong hệ mặt trời

Xem thêm: Tìm hiểu về hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời

2. Những điều cần biết về sao Kim

2.1 Sao Kim ở vị trí thứ mấy trong hệ mặt trời

Sao Kim là hành tinh thứ hai tính từ Mặt Trời, liền kề với hành tinh Trái Đất. Sao Kim có khối lượng và kích thước gần giống với hành tinh Trái Đất của chúng ta.

Sao Kim có đường kính 12.014 km (7.465 dặm), nhỏ hơn Trái Đất chúng ta và khối lượng của nó bằng 81,5% khối lượng Trái Đất. Kim tinh không có bất kỳ vệ tinh hoặc vành đai tự nhiên, quay từ đông sang tây, nghĩa là theo hướng ngược lại với hầu hết các hành tinh khác.

Sao Kim được xếp vào nhóm hành tinh đất đá, bị bao bọc bởi lớp mây dày có tính phản xạ cao chứa axít sunfuric và khiến chúng ta không thể quan sát bề mặt của nó dưới bước sóng ánh sáng khả kiến.

Mật độ không khí trong khí quyển của sao Kim lớn nhất trong số bốn hành tinh đất đá, thành phần chủ yếu là cacbon điôxít.

Hầu hết các hành tinh tự quay quanh trục của nó theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, tuy nhiên, sao Kim lại quay quanh trục cùng chiều kim đồng hồ (đó gọi là sự quanh nghịch hành) với khoảng thời gian 243 ngày Trái Đất – tốc độ tự quay chậm nhất so với mọi hành tinh trong hệ Mặt Trời.

sao nào nóng nhất trong hệ mặt trời

Click ngay: Tìm hiểu năm nhuận là gì?

2.2 Cấu trúc bên trong

Khoảng 80% diện tích bề mặt Sao Kim bao phủ bởi những đồng bằng núi lửa phẳng, hành tinh này cũng bao gồm hai lục địa lớn – Ishtar Terra (lục địa nằm ở bán cầu bắc) và Aphrodite Terra (lục địa nằm ở ngay phía nam xích đạo hành tinh).

Hành tinh có bề mặt tương ứng với các miệng núi lửa tác động. Rất khó quan sát Sao Kim bởi những đám mây khí dày che nó khỏi tầm nhìn của các nhà quan sát từ khoảng cách xa xôi.

Cấu tạo của Sao Kim gồm lõi sắt ở giữa, lớp phủ đá và lớp vỏ gần giống với Trái Đất nhưng từ trường của nó yếu hơn Trái Đất.

2.3 Bề mặt của sao Kim

Sự hoạt động phun trào núi lửa trên bề mặt Sao Kim diễn ra vô cùng khốc liệt. Các nhà khoa học vũ trụ cho biết trên về mặt Sao Kim có khoảng gần 1.600 núi lửa, nhưng trên thực tế con số ấy chắc chắn sẽ phải lớn hơn rất nhiều. Cũng bởi hành tinh này được bao phủ bởi đám mây dày đặc gây khó khăn cho việc quan sát.

Sức nóng đáng kinh ngạc của sao Kim lên tới 470 độ C (870 độ F)! Nhiệt độ này đủ cao để có thể dễ dàng làm chảy chì trên bề mặt hành tinh.

3. Tại sao sao Kim lại nóng đến vậy?

Sao Kim có khí quyển rất dày, chứa chủ yếu CO2 và lượng nhỏ N2. Áp suất khí quyển này tương đương với độ sâu gần bằng 1 kilômét tính từ bề mặt đại dương trên Trái Đất.

Khí quyển giàu CO2, cùng với đám mây dày SO2, tạo ra hiệu ứng nhà kính mạnh nhất trong các hành tinh trong hệ Mặt Trời, với nhiệt độ tại bề mặt ít nhất bằng 462 °C, khiến cho bề mặt của sao Kim nóng hơn so với sao Thủy, với nhiệt độ bề mặt cực tiểu −220 °C và cực đại bằng 420 °C. Khí nhà kính bao gồm mêtan, oxit nitơ, khí fluoric.

hành tinh nào nóng nhất trong hệ mặt trời

Dù chỉ nhận được khoảng 25% năng lượng bức xạ Mặt Trời so với năng lượng sao Thủy nhận được nhưng nhiệt độ tại Sao Kim vô cùng nóng Vì khí quyển của sao Kim chủ yếu bao gồm cacbon điôxít nên nhiệt từ Mặt Trời khó thoát khỏi bề mặt sao Kim. Ánh sáng Mặt Trời đi qua lớp phủ dày của các đám mây cacbon điôxít và làm ấm các tảng đá trên bề mặt sao Kim.

Sao Kim đạt độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh khi quan sát từ Trái Đất, do vậy dân gian ta còn gọi là sao Hôm, khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn và sao Mai, khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh.

Sao Kim cũng là một hành tinh sáng nhất của hệ Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất. Độ sáng đặc biệt của Kim tinh được cho là do các đám mây dày đặc, phản xạ khí và acid sulfuric, cho phép các tia sáng dễ dàng thoát ra khỏi chúng.

Hành tinh nào nóng nhất trong hệ mặt trời? Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn tìm kiếm được câu trả lời và có thêm những kiến thức thú vị về Sao Kim.

Rate this post

Continue Reading