Tìm hiểu giá bán là gì và công thức tính như thế nào?
Nắm rõ khái niệm giá bán là gì vô cùng quan trọng khi bắt đầu kinh doanh. Nguyên nhân là bởi một mức giá bán hợp lý sẽ giúp bạn tạo lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ trong khi vẫn đảm bảo lợi nhuận kinh doanh.
Mục Lục
1. Khái niệm giá bán là gì?
Khái niệm về giá bán
Giá bán là giá trị bằng tiền của một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ. Hiểu một cách đơn giản, đây là số lượng tiền phải thanh toán khi khách hàng lựa chọn hoặc mua bất kỳ sản phẩm nào đó.
2. Tầm quan trọng khi xác định giá bán
Trong kinh doanh, xác định giá bán vô cùng quan trọng bởi:
-
Giúp doanh nghiệp dễ dàng tính lợi nhuận công ty – quản lý lỗ vốn một cách chính xác do giá bán là yếu tố quyết định trực tiếp đến lợi nhuận doanh nghiệp.
-
Giá bán là yếu tố để cạnh tranh với đối thủ bởi khách hàng thường có xu hướng so sánh mức giá của cùng một sản phẩm giữa các cửa hàng. Do đó, việc đưa ra một mức giá hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của khách hàng trên mỗi đơn vị sản phẩm.
-
Xác định giá bán hợp lý còn giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu, nâng cao uy tín và có chỗ đứng trên thị trường kinh doanh.
Định giá sản phẩm hợp lý là yếu tố quan trọng giúp tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường
3. Giá bán phụ thuộc vào yếu tố nào?
Để xác định giá bán phù hợp, bạn có thể tham khảo một số yếu tố ảnh hưởng đến giá bán sau đây.
3.1 Yếu tố bên ngoài
Bản chất của thị trường
Giá bán sản phẩm trong từng thị trường khác nhau sẽ không giống nhau. Do đó bạn cần xác định mức độ cạnh tranh của thị trường mà mình đang muốn tham gia vào để định giá bán cho sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn, bạn lựa chọn kinh doanh ốp lưng điện thoại – đây là thị trường tiềm năng và có sự cạnh tranh vô cùng lớn nên bạn tránh định giá bán ốp lưng quá cao nếu dịch vụ và sản phẩm của bạn không có gì đặc biệt.
Lượng cầu
Lượng cầu là lượng sản phẩm mà người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm trong một khoảng thời gian nhất định. Trước khi định giá sản phẩm, người bán cần nghiên cứu về sự thay đổi của lượng cầu trong chính thị trường mình muốn tham gia. Nếu lượng cầu của thị trường đang cao, đồng thời mặt hàng bạn đang bán có dấu hiệu khan hiếm, bạn có thể cân nhắc định giá cao để tối ưu hóa lợi nhuận.
Đối thủ cạnh tranh
Bạn cần tìm hiểu và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của họ. Điều này sẽ rất có ích giúp bạn xác định giá bán và lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp.
Yếu tố khác
Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu một số yếu tố khác trong quá trình định giá như tình hình kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, thất nghiệp… trong từng thời điểm nhằm hỗ trợ đưa ra mức giá sản phẩm phù hợp với những thời điểm khác nhau.
Các yếu tố về tình hình kinh tế và tỷ lệ lạm phát cũng ảnh hưởng đến mức giá sản phẩm
Thị phần so sánh
Nếu bạn mới gia nhập thị trường, thị phần của bạn so với các thương hiệu cùng ngành là khá thấp. Để cải thiện điều này, bạn có thể giảm giá bạn sản phẩm để kích cầu người dùng lựa chọn thương hiệu. Việc này sẽ giúp thương hiệu mở rộng thị phần và phát triển nhanh chóng.
Ngược lại, nếu bạn đang chiếm vị trí cao trong “chiếc bánh thị phần”, bạn nên giữ giá ở mức ổn định để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận của thương hiệu.
Mức độ sẵn lòng chi trả của khách hàng
Nhìn chung, nhu cầu sử dụng của khách hàng sẽ biến động khá nhiều theo thời gian. Lượng cầu có thể được tác động bởi bối cảnh kinh tế hiện tại, theo thời điểm trong năm,… Vì thế mức độ sẵn sàng chi trả cho sản phẩm sẽ có nhiều sự thay đổi và biến động. Căn cứ trên mức độ sẵn lòng chi trả này bạn có thể xác định mức giá của sản phẩm sao cho phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu mà thương hiệu đang hướng tới.
3.2 Yếu tố bên trong
Mục tiêu marketing
Định giá sản phẩm cũng phụ thuộc vào mục tiêu marketing mà bạn muốn truyền tải tới khách hàng. Ví dụ, bạn muốn chứng tỏ sản phẩm của mình đảm bảo chất lượng nên định giá cao hơn mức thị trường. Ngược lại, nếu bạn mong muốn thu hút nhiều người mua ngay từ đầu thì có thể cân nhắc lựa chọn chiến lược định giá thấp cho sản phẩm.
Chiến lược bán hàng
Bạn nên định giá sản phẩm dựa vào mục tiêu tiếp cận thị trường như: tồn tại lâu dài, tối đa hóa lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường… Ví dụ, nếu mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận thì ngoài việc tối ưu chi phí bạn có thể định giá sản phẩm cao hơn để đạt được mục tiêu này. Còn nếu mục tiêu là tồn tại lâu dài hoặc chiếm lĩnh thị trường thì bạn nên tính toán đưa ra mức giá thấp hoặc trung bình so với thị trường.
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình định giá sản phẩm. Nếu chi phí sản xuất cao mà bạn vẫn muốn giữ nguyên tỷ suất lợi nhuận thì bắt buộc bạn phải định giá cao hơn. Vì vậy, bạn cần tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí sản xuất, từ đó xác định giá bán hợp lý để thu hút khách hàng.
Bạn nên dựa vào chiến lược bán hàng của doanh nghiệp để xác định giá bán phù hợp
Tính chất của sản phẩm
Nếu sản phẩm của bạn là các sản phẩm phổ thông, có nhiều trên thị trường và không có sự khác biệt quá lớn về đặc tính sản phẩm giữa các thương hiệu thì giá bán sản phẩm thường được xác định ở mức thấp nhất hoặc mức cạnh tranh so với đối thủ. Bởi đây chính là yếu tố quyết định việc khách hàng có đưa ra quyết định dùng thử sản phẩm hay không.
Trái lại, nếu sản phẩm của bạn có sự khác biệt lớn với các đối thủ trong ngành đồng thời đáp ứng được những kỳ vọng của khách hàng thì thương hiệu có thể xác định giá bán ở mức cao hơn so với các thương hiệu cùng ngành. Điều này sẽ giúp thương hiệu khẳng định vị trí “độc quyền” vừa thể hiện được chất lượng của sản phẩm. Và thương hiệu Apple chính là ví dụ tiêu biểu hình thức xác định giá bán này.
4. Các bước xác định giá bán của sản phẩm
Bước 1: Tính giá vốn (giá gốc) cho sản phẩm của bạn
Trong kinh doanh, giá vốn (giá gốc) sản phẩm bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến quá trình sản xuất hoặc nhập hàng. Cụ thể, giá gốc được tính theo công thức sau:
Bước 2: Nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng.
Để xác định giá bán hợp lý, bạn cần dành thời gian khảo sát và nghiên cứu thị trường, thấu hiểu nhu cầu tiêu dùng cũng như xu hướng mua sắm trên thị trường. Từ đó, xác định được tệp khách hàng mục tiêu mà mình hướng đến cùng hành vi mua sắm của họ để đưa ra mức giá phù hợp, đánh trúng vào tâm lý người tiêu dùng và tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.
Bước 3: Xác định biên độ lợi nhuận mong muốn
Sau khi hoàn thành 2 bước trên, bạn tiến hành xác định biên độ lợi nhuận mà mình mong muốn. Từ đó, bạn tính toán và đưa ra giá bán phù hợp với túi tiền khách hàng mục tiêu nhưng vẫn đảm bảo biên độ lợi nhuận xác định trước đó. Thông thường, các doanh nghiệp lớn thường xác định biên độ lợi nhuận nằm trong khoảng 30 đến 50% trong khi các cửa hàng nhỏ lẻ thường đặt mục tiêu biên độ này đạt 55 đến 100%.
Bước 4: Đặt giá niêm yết cho sản phẩm
Sau khi xác định xong biên độ lợi nhuận, bạn sẽ tiến hành đặt giá niêm yết cho sản phẩm trước khi bán ra thị trường theo công thức:
Ví dụ: Bạn muốn bán sản phẩm có giá gốc (giá vốn) là 80.000 đồng với % lợi nhuận xác định là 50%. Ta có công thức tính giá bán sản phẩm:
Giá bán sản phẩm = 80.000 + (80.000 x 50 : 100) = 120.000 đồng
Bước 5: Đặt giá bán sỉ cho sản phẩm
Khi đặt giá bán sỉ, bạn cần cân nhắc và tính toán để không ảnh hưởng đến biên độ lợi nhuận giữa giá lẻ và giá sỉ. Bên cạnh đó, biên độ lợi nhuận của hình thức bán sỉ sẽ thấp hơn bán lẻ bởi khách hàng thường nhập số lượng lớn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh. Lúc này, bạn sẽ chia mức giá sỉ theo các khung số lượng sản phẩm với các mức chiết khấu khác nhau để đưa ra mức giá thống nhất, công bằng cho cả hai bên.
Bạn cần định giá sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và tệp khách hàng mục tiêu
5. Công thức tính giá bán
Mỗi mặt hàng đều có mức giá bán chuẩn (gọi là Po). Dựa vào đối tượng khách hàng ở thời điểm mua, giảm mức chiết khấu (%) thì có thể tính ra giá bán cuối cùng (Ps).
Trong đó:
CK được hiểu là chiết khấu có lợi thế thương mại (hay còn gọi chiết khấu thương mại)
Hiểu một cách đơn giản chiết khấu thương mại là khoản giảm giá niêm yết mà doanh nghiệp sẽ áp dụng cho đối tượng khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn.
Trong kinh doanh, chiết khấu thương mại, chiết khấu giá và chiết khấu thanh toán là những khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu chiết khấu thương mại thường áp dụng cho nhóm khách hàng mua sản phẩm số lượng lớn thì chiết khấu thanh toán là mức giảm giá dành cho người mua thanh toán trước hạn quy định trong hợp đồng. Trong khi đó, chiết khấu giá lại là mức giảm giá cho một số sản phẩm hoặc đối tượng khách hàng đặc biệt trong khoảng thời gian khuyến mãi nhất định như dịp lễ Tết, ngày đặc biệt trong năm… Vì vậy, bạn cần phân biệt rõ 3 khái niệm này để lựa chọn loại hình chiết khấu phù hợp với doanh nghiệp trong từng thời điểm.
Bạn cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn hình thức chiết khấu phù hợp với chiến lược bán hàng
Có thể thấy, nắm rõ khái niệm giá bán là gì và công thức tính giá sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể, định giá sản phẩm hợp lý giúp doanh nghiệp thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường và gia tăng doanh thu kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, bạn cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng để xác định giá bán phù hợp trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
———–
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm bài viết có liên quan: