Tìm hiểu doanh thu thuần là gì và ý nghĩa của chỉ số này| ZaloPay

Doanh thu thuần là gì?

Trong tiếng anh, doanh thu thuần được gọi là “Net Revenue”. Đây là khoản thu của doanh nghiệp từ việc bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sau khi đã khấu trừ các khoản như  thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh thu bán hàng bị trả lại, giảm giá, chiết khấu thương mại,… 

Doanh thu thuần là gì?

Để hiểu rõ hơn về doanh thu thuần là gì, chúng ta cùng tham khảo ví dụ sau đây:

  • Mặt hàng giấy vệ sinh loại 1 là 15.000 VNĐ/ cuộn

  • Giấy vệ sinh loại 2 là 10.000 VNĐ/ cuộn

  • Nếu như khách hàng mua mỗi loại 1 cuộn giấy, thì doanh thu thuần được tính là: 1 x 15.000 + 1 x 10.000 = 25.000 VNĐ

Trong đó, trên hóa đơn thể hiện phần chiết khấu cho khách hàng là 1.000 VNĐ cho giấy loại 1 và 500 VNĐ cho giấy loại 2. Phần chiết khấu này sẽ được khấu trừ trong doanh thu thuần của đơn hàng này. Vì vậy, doanh thu thuần của doanh nghiệp sẽ còn 23.500 VNĐ.

Cách tính doanh thu thuần

Tìm hiểu về doanh thu thuần công thức được tính như sau:

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ, chiết khấu,…

Trong đó:

  • Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp: Là doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ.

  • Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Gồm các loại thuế như thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, và các chi phí khác như chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán.

Theo quy định số 15/2006/BTC của Bộ Tài Chính về công thức tính doanh thu tuần như sau:

Doanh thu thuần của doanh nghiệp =  Doanh thu tổng thể – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị hoàn trả – Giảm giá hàng bán – Thuế gián thu.

Áp dụng công thức tính doanh thu thuần của doanh nghiệp vào ví dụ sau:

Doanh nghiệp X có doanh thu trong quý 1 năm 2022 là 2.000.000.000 VNĐ. Trong đó, doanh nghiệp này đã thực hiện các chương trình giảm giá cho khách hàng trong quý 1 là 50.000.000 VNĐ. Đồng thời các loại thuế mà doanh nghiệp phải trả cho nhà nước là 200.000.000 VNĐ. 

Như vậy, doanh thu thuần của doanh nghiệp X trong quý 1 năm 2022 là:

2.000.000.000 – 50.000.000 – 200.000.000 = 1.750.000.000 VNĐ.

Ý nghĩa của doanh thu thuần

Doanh thu thuần có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Thông qua số liệu doanh thu thuần, chủ doanh nghiệp có thể biết được:

  • Tình hình buôn bán, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

  • Khoản tiền thu về công ty là bao nhiêu?

  • Lợi nhuận ghi nhận trước và sau thuế của doanh nghiệp.

  • Từ đó, doanh nghiệp xác được lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cung cấp là bao nhiêu.

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến doanh thu thuần

Doanh thu thuần bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng về cơ bản thì các yếu tố sau tác động chính đến loại doanh thu này:

Giá thành

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến doanh thu thuần chính là giá thành. Nếu như giá thành tăng với những điều kiện khác không đổi thì doanh thu thuần của sản phẩm đó sẽ tăng và ngược lại.

Chất lượng

Chất lượng cũng là một yếu tố quan trọng không kém khi nó tác động trực tiếp đến doanh thu của sản phẩm. Nếu như chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì doanh số bán hàng sẽ gia tăng. Nếu như sản phẩm kém chất lượng, khách hàng không có nhu cầu, hoặc thậm chí trả lại sản phẩm đã tiêu thụ thì doanh thu cũng sẽ bị sụt giảm.

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến doanh thu thuần

Khối lượng sản xuất

Khối lượng sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp cần đáp ứng đúng theo nhu cầu của thị trường. Nếu như doanh nghiệp sản xuất sản phẩm ít so với thị trường thì doanh thu thuần của doanh nghiệp sẽ tăng. Tuy nhiên, con số mà doanh thu thuần đem lại sẽ không đạt như kỳ vọng theo khối lượng khách hàng trên thị trường. Trái lại, nếu doanh nghiệp sản xuất quá nhiều so với nhu cầu của thị trường dẫn đến giá trị tồn kho của doanh nghiệp cao. Từ đó, doanh thu thuần sẽ sụt giảm.

Ngoài ra, mối quan hệ giữa giá cả và khối lượng cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu thuần. Bởi vì giá bán tăng thì khối lượng hàng hóa sẽ giảm xuống. 

Kết cấu của sản phẩm

Kết cấu của sản phẩm là tỷ lệ giá trị của sản phẩm A trên tổng giá trị các sản phẩm và doanh nghiệp sản xuất trong cùng thời kỳ. Mỗi doanh nghiệp có các thể loại kết cấu sản phẩm khác nhau. Khi kết cấu này thay đổi cũng sẽ làm ảnh hưởng tới doanh thu thuần của doanh nghiệp. 

Thị trường tiêu thụ

Việc tìm hiểu, đánh giá đúng nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể bán được tối đa sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Từ đó giúp tăng doanh thu thuần. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp biết tận dụng các tệp khách hàng trong và ngoài nước có thể gia tăng doanh thu và lợi nhuận hơn nữa.

Chính sách bán hàng

Mỗi doanh nghiệp đều có những chính sách bán hàng khác nhau kể cả là cùng sản xuất cùng loại sản phẩm hay dịch vụ cung cấp. Chính sách bán hàng là một công cụ hỗ trợ hữu ích cho doanh nghiệp trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng thuận lợi hơn.

Phân biệt doanh thu và doanh thu thuần

Khái niệm doanh thu hoàn toàn khác với doanh thu thuần. Để hiểu rõ hơn mời độc giả cùng so sánh công thức tính của hai dữ liệu này:

  • Doanh thu thuần = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ chiết khấu, giảm giá,….

  • Doanh thu = (Tổng giá trị sản phẩm bán ra x Đơn giá sản phẩm) + Các khoản phụ thu khác.

Như vậy có thể thấy rằng, doanh thu thuần là lợi nhuận sau khi đã trừ thuế và các khoản giảm trừ. Trong khi đó, doanh thu được hiểu là toàn bộ khoản tiền mà doanh nghiệp thu về sau khi bán sản phẩm, dịch vụ mà chưa trừ các loại thuế cùng các chi phí hoa hồng, giảm giá, chiết khấu khác.

Phân biệt doanh thu và doanh thu thuần

Một số câu hỏi liên quan đến doanh thu thuần

Sau đây, ZaloPay sẽ giúp các bạn giải đáp một số thắc mắc thường gặp liên quan đến doanh thu thuần:

Công thức doanh thu thuần phản ánh điều gì?

Công thức tính doanh thu thuần theo quy định số 15/2006/BTC của Bộ Tài Chính như sau:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị hoàn trả – Giảm giá hàng bán – Thuế gián thu.

Như vậy, ta có thể hiểu được doanh thu thuần là khoản tiền mà doanh nghiệp có được sau khi trừ đi các khoản thuế, giảm giá, chiết khấu và hàng bán bị hoàn trả. Chỉ số này phản ánh chính xác kết quả doanh thu bán hàng các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Doanh thu thuần có phải lợi nhuận không?

Doanh thu thuần chính là lợi nhuận thực tế mà doanh nghiệp ghi nhận được. Đây chính là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi các loại chi phí thuế và các khoản giảm trừ khác.

Hy vọng bài viết trên đã đem lại cho độc giả những thông tin hữu ích liên quan đến doanh thu thuần. Hãy tham khảo các bài viết khác từ ZaloPay để có thêm những kiến thức bổ ích liên quan đến tài chính, kinh tế nhé!