Tìm hiểu cấu tạo quạt trần và sơ đồ nguyên lý của quạt trần
Những chiếc quạt trần đang dần trở nên phổ biến trong mọi không gian để đáp ứng nhu cầu làm mát của khách hàng trong điều kiện thời tiết nắng nóng của nước ta. Để phát huy hết công năng sử dụng của sản phẩm, bài viết này của chúng tôi sẽ giúp khách hàng hiểu về
cấu tạo quạt trần
cũng như sơ đồ nguyên lý của quạt trần chi tiết nhất.
Quạt trần được gắn trực tiếp lên phía trên trần nhà, cung cấp gió mát lan tỏa đến mọi ngóc ngách không gian. Trong đó, cấu tạo quạt trần bao gồm những bộ phận cơ bản sau đây:
– Động cơ điện: Đây là bộ phận tạo chuyển động quay cho quạt, thiết kế có 2 loại chính là loại có tụ và loại có vòng chập. Vị trí của động cơ được đặt bên trong bầu quạt, giúp bảo vệ chúng được tốt nhất.
– Cánh quạt: Chức năng của cánh quạt là để tạo gió, thường được làm từ các chất liệu như nhựa, hợp kim, gỗ, sợi thủy tinh… và có nhiều màu khác nhau. Số lượng cánh của quạt trần có thể là 3, 4, 5 hay thậm chí là 8 cánh, 10 cánh. Cánh quạt trần được gắn vào bầu quạt bằng ốc vít, giá đỡ.
– Bộ điều tốc (hộp số): Là bộ phận dùng để điều chỉnh tốc độ gió của quạt trần. Quạt trần có thể có từ 3 đến 9 mức tốc độ gió.
– Hộp điện: Là bộ phận để nối dây điện của quạt trần với đường điện trong nhà, được gắn trên trần nhà.
– Ống treo (ty quạt trần): Là bộ phận dùng để treo quạt lên trần nhà.
– Phễu trên: Là bộ phận dùng để che đi phần móc treo hoặc phần vít và hộp điện trên trần nhà.
Bên cạnh những bộ phận chính kể trên thì quạt trần ngày nay còn được các nhà sản xuất trang bị thêm một số bộ phận phụ như: đèn trang trí hay điều khiển từ xa, thực hiện một số chức năng khác theo nhu cầu của khách hàng.
Nắm được sơ đồ nguyên lý quạt trần người dùng có thể điều chỉnh, sử dụng hợp lý sản phẩm để phát huy tối đa chức năng hoạt động, đạt hiệu quả mong muốn.
Mục Lục
2.1 Sơ đồ nguyên lý của quạt trần
Trong đó:
R: đầu dây chạy.
S: đầu dây đề.
C: đầu dây chung.
Trong khi đó, nhà sản xuất lại ra dây quạt trần với 3 đầu dây (không đánh dấu):
Vì vậy, vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải xác định được đầu dây của cuộn đề, cuộn chạy để đấu đúng theo sơ đồ vận hành.
2.2 Cách sử dụng VOM để xác định các đầu dây ra:
Ta có, điện trở cuộn đề lớn hơn so với cuộn chạy. Do đó có thể sử dụng VOM để xác định đầu dây ra theo các bước:
Bước 1. Đo điện trở giữa các đầu dây ra, ta có 3 giá trị :
Bước 2. Ra = R23 > Rb = R13 > Rc = R12.
Bước 3. Xác định 2 đầu có điện trở lớn nhất (đầu 2 và 3), khi đó đầu còn lại là đầu chung 1.
Bước 4. Đo điện trở giữa đầu chung và 2 đầu dây còn lại (đã đo từ bước 1), đầu nào có giá trị điện trở nhỏ là đầu dây chạy, đầu có giá trị điện trở lớn là đầu dây đề.
2.3 Bộ điều khiển quạt trần
Bộ điều khiển quạt trần dùng để thay đổi tốc độ của quạt dựa vào các vị trí của bộ điều khiển.
Điện trở giữa 2 đầu AB sẽ giảm dần khi chúng ta tăng dần số thứ tự từ 0 -> 5 của bộ điều khiển quạt. Tương ứng, tốc độ của quạt sẽ tăng dần.
Ứng với vị trí số 0, giữa 2 đầu AB sẽ hở mạch, tương ứng với khi chúng ta tắt quạt.
2.4 Mạch đấu quạt trần sử dụng bộ điều khiển
Căn cứ vào nguyên lý của bộ điều khiển quạt trần, ta mắc bộ điều khiển nối tiếp với quạt trần để thay đổi tốc độ của quạt.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều dòng quạt trần được sản xuất đáp ứng các nhu cầu của khách hàng theo từng mục đích sử dụng. Trong đó, có thể phân chia làm 3 loại cơ bản này:
3.1 Quạt trần truyền thống
Đây là sản phẩm quạt trần làm mát thông thường và có lịch sử ra đời sớm nhất, lâu nhất trong số các dòng quạt trần. Chức năng duy nhất của sản phẩm đó chính là cung cấp lượng gió mát, lan tỏa đến khắp không gian nhờ vào động cơ vận hành mạnh mẽ.
3.2 Quạt trần có đèn trang trí
Để tích hợp thêm chức năng hoạt động của quạt trần trong cùng một sản phẩm, nhà sản xuất đã sáng tạo những chiếc đèn trang trí đi kèm. Thiết bị làm mát này có thiết kế đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng cùng phong cách khác nhau, mang đến ánh sáng chất lượng, khả năng làm mát nhanh và còn tô điểm vẻ đẹp không gian nữa.
3.3 Quạt trần có điều khiển từ xa
Quạt trần được trang bị thêm bộ điều khiển từ xa, tạo thuận lợi cho người sử dụng trong bất kỳ không gian nào. Bởi lẽ, đối với những chiếc quạt hoạt động bằng hộp số thông thường thì quạt trần có điều khiển từ xa có thể sử dụng được mọi lúc, mọi nơi.
Không chỉ cần quan tầm về cấu tạo quạt trần hay nguyên lý của chúng mà bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau khi sử dụng thiết bị làm mát này:
4.1 Chú ý đến độ cao lắp đặt
Chiều cao phù hợp được chuyên gia khuyên dùng để lắp đặt quạt trần là 2,5m tới 2,7m tính từ sàn nhà tới trần. Đây là giới hạn nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong các trường hợp có thể xảy ra sự cố như va chạm trong quá trình sử dụng.
4.2 Chú ý đến khoảng cách lắp đặt
Đối với những không gian rộng, có sử dụng nhiều loại quạt trần cùng lúc, bạn phải đảm bảo được mỗi chiếc quạt cách nhau ít nhất 3 mét. Tuyệt đối không nên lắp quạt chệch sang phải hay trái của căn phòng. Bởi như thế sẽ gây mất thẩm mỹ và quạt chỉ giúp làm mát một góc trong phòng.
4.3 Vệ sinh quạt trần đúng cách
bảo dưỡng quạt trần
đúng cách như không dùng xăng hay dầu để vệ sinh, khi vệ sinh quạt trần, phải tránh bẻ cong cánh quạt bởi như thế có thể gây đảo hay lắc.
Vệ sinh quạt trần định kỳ có tác dụng nâng cao chất lượng, kịp thời khắc phục những hư hỏng của sản phẩm. Tuy nhiên, việc vệ sinh cũng cần phảiđúng cách như không dùng xăng hay dầu để vệ sinh, khi vệ sinh quạt trần, phải tránh bẻ cong cánh quạt bởi như thế có thể gây đảo hay lắc.
4.4 Chú ý đến vị trí lắp đặt
Không nên lắp quạt trần ở vị trí ngay phía trên giường ngủ, bàn uống nước, bàn ăn… mà nên lắp lệch đi để trước hết là đảm bảo an toàn cho người sử dụng, sau đó là không để quạt thổi thẳng vào người, gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe đường hô hấp.
đẹp – BÁN CHẠY nhất mùa hè năm nay
=>> Tổng hợp 999+ mẫu đèn quạt trần
Qua những thông tin chúng tôi cung cấp về cấu tạo của quạt trần và nguyên lý của chúng, chắc hẳn bạn đã có thêm những hiểu biết cần thiết trong việc sử dụng hợp lý những chiếc quạt trần rồi chứ?
Dương Lan