Tìm hiểu: Quản lý doanh nghiệp là gì? – Bravo
Quản lý doanh nghiệp là cụm từ mà hầu hết những người làm trong lĩnh vực kinh tế tài chính thường nghe thấy. Để một doanh nghiệp phát triển bền vững thì đòi hỏi việc quản lý doanh nghiệp đó phải được thực hiện tốt. Trong bài này chúng ta sẽ cũng tìm hiểu: quản lý doanh nghiệp là gì?
1. Khái niệm quản lý doanh nghiệp là gì?
Quản lý doanh nghiệp hay quản lý bất cứ cơ quan tổ chức nào cũng là một quá trình phức tạp và quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tổ chức đó.
Có thể hiểu đơn giản Quản lý doanh nghiệp là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác (thiết bị, vốn, công nghệ) để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp đó. Quản lý doanh nghiệp được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau.
2. Người quản lý doanh nghiệp là gì?
Nhiều người thường nghĩ người quản lý doanh nghiệp là người chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế không phải hoàn toàn như vậy. Theo Khoản 18 điều 4 luật doanh nghiệp 2014 quy định: Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
Có nghĩa là, bạn phải phân biệt được người quản lý doanh nghiệp và người đại diện theo phát luật của doanh nghiệp đó là không giống nhau.
Trong doanh nghiệp, một số chức danh của người quản lý doanh nghiệp có thể nắm giữ đó là:
– Doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp.
– Công ty hợp danh là thành viên hợp danh.
Và tất cả các chức danh sau:
– Chủ tịch công ty TNHH một thành viên; Chủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viêntr ở lên, công ty hợp danh; Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần.
– Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty.
– Thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên.
– Thành viên ban kiểm soát
Giám đốc điều hành nếu công ty ghi nhận trong điều lệ việc ngoài Tổng giám đốc/ Giám đốc công ty thì Giám đốc điều hành có chức năng thay mặt công ty ký kết hợp đồng.
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp được xác định như nào?
Trước khi tìm hiểu cách xác định chi phí quản lý doanh nghiệp như thế nào ta cần hiểu về khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp được hiểu là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng được cho bất kỳ hoạt động nào.
Như vậy, theo định nghĩa trên thì chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:
– Chi phí nhân viên quản lý.
– Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ,
– Chi phí khấu hao TSCĐ,
– Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.
Tài khoản sử dụng khi hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
– TK 642: “Chi phí quản lý doanh nghiệp” dùng để tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp.
– TK 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành các tiểu khoản:
+) TK 642.1: “Chi phí nhân viên quản lý”
+) TK 642.2: “Chi phí vật liệu quản lý”
+) TK 642.3: “Chi phí đồ dùng văn phòng”
+) TK 642.4: “Chi phí khấu hao TSCĐ”
+) TK 642.5: “Thuế, phí và lệ phí”
+) TK 642.6: “Chi phí dự phòng”
+) TK 642.7: “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
+) TK 642.8: “Chi phí bằng tiền khác”
Với hệ thống tài khoản trên thì tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng đơn vị, có thể mở thêm một số tiểu khoản khác để theo dõi các nội dung, yếu tố chi phí thuộc quản lý doanh nghiệp.
Việc quản lý doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà người quản lý tốt là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng.
Xem thêm:
>>> Giải pháp Phần mềm ERP quản trị tổng thể doanh nghiệp
>>> Cách để trở thành một nhà quản trị giỏi