Tìm Hiểu Về Lễ Hội Đền Trần Nam Định, Đền Trần (Nam Định) – indembassyhavana
Tìm Hiểu Về Lễ Hội Đền Trần Nam Định, Đền Trần (Nam Định)
Đang xem: Tìm hiểu về lễ hội đền trần nam định
Giới thiệu Tin tức – Sự kiện Trưng bày Hiện vật Giáo dục Nghiệp vụ di tích Cột cờ Nam Định Thông tin hữu ích
Lễ hội đền Trần Nam Định là lễ hội truyền thống được tổ chức tại Khu di tích đền Trần – chùa Phổ Minh phường Lộc Vượng, TP. Nam Định và một số khu vực lân cận. Hàng năm, lễ hội đền Trần Nam Định thường diễn ra hai kỳ lễ hội tổ chức vào dịp đầu xuân (tháng Giêng) và mùa thu (tháng Tám) với quy mô rộng lớn, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân địa phương và du khách, bản hội ở khắp các vùng miền của đất nước tham gia. Do đó, chủ thể của Lễ hội đền Trần Nam Định bao gồm cộng đồng dân cư của làng Tức Mặc – nơi sáng tạo, bảo tồn của lễ hội và các làng xã lân cận trong khu vực có di tích liên quan đến nhà Trần mà đại diện là các thủ từ, thủ nhang, những thành viên của Ban quản lý di tích; những người thực hành nghi lễ và du khách thập phương.Theo các tư liệu lịch sử, trước đây lễ hội xuân thường diễn ra trong 3 ngày từ 14 đến 16 tháng Giêng, với các nghi lễ: rước kiệu; khai ấn; rước nước, tế cá… Trong đó, lễ Khai ấn tổ chức vào giờ Tý đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15 tháng Giêng hiện nay được mở rộng thành một nghi lễ riêng rất trọng thể. Lễ Khai ấn là một tục cổ truyền đã được nhân dân làng Tức Mặc gìn giữ, duy trì qua nhiều thế hệ. Trong những năm gần đây, cùng với sự vận động phát triển của xã hội, lễ Khai ấn ngày càng được mở rộng trở thành lễ hội lớn thu hút hàng chục vạn người đến tham dự. Năm 2012, được sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL, Sở VHTT&DL Nam Định phối hợp với UBND TP.Nam Định và Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam xây dựng Đề án tổ chức lễ hội đền Trần Nam Định; đồng thời khôi phục lại nghi lễ rước nước, tế cá, rước kiệu Ngọc lộ. Từ khi thực hiện đề án, Lễ Khai ấn đã được tổ chức trang trọng, đảm bảo nghi thức truyền thống, đặc biệt là công tác an ninh trật tự bảo đảm, việc chuẩn bị và phát ấn cũng được tổ chức chu đáo đáp ứng nhu cầu của đông đảo du khách.Sau lễ hội xuân, tại không gian đền Trần – chùa Tháp còn diễn ra lễ hội mùa thu (Tháng Tám) với nhiều nghi lễ và sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, đa dạng. Trước kia, hội tháng Tám được dân làng cử hành trọng thể trong 3 ngày (từ ngày 19 đến ngày 21) tại đền Cố Trạch để kỷ niệm ngày mất của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn – vị anh hùng dân tộc, được dân tộc Việt Nam tôn vinh làm Cửu Thiên Vũ Đế, là Đức Thánh Cha trong tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam (Tháng Tám giỗ Cha, Tháng Ba giỗ Mẹ). Ngày nay, hội tháng Tám kéo dài từ ngày mùng 1 tháng Tám đến 30 tháng Tám âm lịch, nhưng các hoạt động chủ yếu diễn ra trong thời gian 10 ngày (từ ngày 10 tháng Tám đến 20 tháng Tám). Không gian lễ hội không khuôn hẹp trong phạm vi di tích đền Trần – chùa Phổ Minh, mà còn lan toả sang khu vực các xã Mỹ Trung, Mỹ Phúc (huyện Mỹ Lộc), phường Lộc Hạ (thành phố Nam Định),nơi có các di tích thờ Đức thánh Trần và các tướng lĩnh của nhà Trần. Vì vậy, lễ hội này còn được gọi là “Hội truyền thống Trần Hưng Đạo”. Nghi lễ tổ chức trong hội tháng Tám gồm: lễ rước; lễ dâng hương; lễ tế nam quan, nữ quan… Ngoài ra, trong thời gian diễn ra lễ hội, tại di tích thường tổ chức các trò chơi dân gian, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, như: múa rồng, lân, sư tử, múa rối nước, đấu vật, biểu diễn võ thuật truyền thống, chọi gà, thi đấu cờ người…Lễ hội đền Trần Nam Định có lịch sử tồn tại từ lâu đời, được tổ chức để tưởng niệm đến nguồn gốc Tổ tiên, các vị vua triều Trần và anh hùng dân tộc Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Về dự lễ hội, các du khách được tìm hiểu về lịch sử truyền thống vương triều Trần, đặc biệt là Hành cung Thiên Trường với các cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa, những điền trang, thái ấp của các vương tôn quý tộc, có vị thế như kinh đô thứ hai của quốc gia Đại Việt (sau kinh thành Thăng Long) vào thế kỷ XIII – XIV.
Xem thêm: Thuyết Trình Văn Hóa Xếp Hàng Của Người Việt Hiện Nay, Nghĩ Về Văn Hóa Xếp Hàng
Xem thêm: Chụp Ảnh Ngoại Cảnh Đẹp Ở Hà Nội, Dịch Vụ Chụp Ảnh Ngoại Cảnh Tại Hà Nội Đẹp
Đồng thời, tìm hiểu về cách trị quốc an dân, những định hướng tư tưởng chính trị, quân sự, các chính sách quan trọng về đào tạo, trọng dụng nhân tài, chính sách trọng nông, khai hoang lấn biển… Đây là những bài học, kinh nghiệm hữu ích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Thông qua các hoạt động trong hội, có thể thấy được tư tưởng tình cảm của nhân dân, cộng đồng đối với những người có công với dân với nước, người anh hùng dân tộc. Đó chính là truyền thống “uống nước nhớ nguồn” mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Từ đó, khích lệ tinh thần đoàn kết, tình yêu thương gắn bó các thành viên trong cộng đồng để cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.Lễ hội đền Trần Nam Định với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh phản ánh những phong tục, tập quán, tư tưởng tình cảm của cư dân nông nghiệp lúa nước, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình ấm no hạnh phúc. Đến với lễ hội, mọi người không chỉ được thỏa nguyện tâm linh mà còn được thưởng ngoạn vẻ đẹp của một quần thể di tích kiến trúc lịch sử – văn hóa truyền thống vô cùng trang nghiêm và độc đáo. Cùng với đó, Lễ hội đền Trần Nam Định là một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phản ánh về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, thể hiện tư duy, nhận thức về nhân sinh quan, thế giới quan của cộng đồng dân cư, góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu đời sống văn hóa, xã hội truyền thống của làng quê Việt Nam.Ngoài ra, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều thành phần xã hội, lễ hội đền Trần chính là “sợi dây” gắn kết cộng đồng, tạo dựng tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong mỗi người dân Việt . Đây là giá trị nhân văn sâu sắc giúp con người hướng tới những giá trị chân – thiện – mỹ.Trong những năm qua nhiều đề tài nghiên cứu, hội thảo khoa học, tọa đàm nhằm từng bước làm sáng tỏ các giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích, lễ hội, danh nhân thời Trần tại Nam Định như Hội thảo Khoa học “Thời Trần vàHưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà” (năm 1995), Hội thảo khoa học “Lễ Khai ấn đầu xuân tại đền Trần Nam Định, giá trị và giải pháp bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc” (năm 2009); “Luận cứ khoa học tổ chức kỷ niệm 750 Thiên Trường – Nam Định” (năm 2012)…. Đây là những cơ sở khoa học quan trọng để năm 2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khi di tích lịch sử – văn hóa thời Trần tại Nam Định đến năm 2015”, trong đó có mục tiêu “bảo vệ, phát huy, làm sáng tỏ và phong phú thêm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu vực di tích…”. Đặc biệt, năm 2012, di tích đền Trần – chùa Phổ Minh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.Lễ hội đền Trần là một di sản văn hóa phi vật thể có nhiều giá trị đặc sắc, cần được bảo tồn và phát huy. Tuy nhiên, do lượng người đến dự ngày một đông; ý thức của một bộ phận người tham gia lễ hội chưa cao; công tác quản lý, tổ chức lễ hội còn những hạn chế, bất cập không đáp ứng được nhu cầu của du khách thập phương nên đã làm giảm đi ý nghĩa của lễ hội. Từ thực tế đó, vào năm 2012, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt kế hoạch tổ chức lễ hội đền Trần với định hướng về các hoạt động chính của lễ hội và sự thay đổi trong cách tổ chức quản lý. Mô hình thử nghiệm năm 2012 đã khá thành công và giải quyết được hầu hết các vấn đề đang tồn tại nên đã được áp dụng vào các năm sau. Lễ hội đền Trần đã được cộng đồng và chính quyền địa phương quan tâm tổ chức ngày càng quy củ, hấp dẫn, một mặt duy trì, bảo tồn giá trị truyền thống, từng bước phục dựng lại những nghi lễ đã bị mai một; mặt khác tổ chức thêm các hoạt động văn hóa mới, phù hợp với cuộc sống đương đại. Lễ hội đền Trần thực sự trở thành một sản phẩm văn hóa du lịch mang đặc trưng tiêu biểu của tỉnh Nam Định. Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc sắc, Lễ hội đền Trần Nam Định đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014. Đây không chỉ là sự khẳng định giá trị của di sản, sự ghi nhận của nhà nước đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá của địa phương, mà còn là cơ hội để Nam Định quảng bá các sản phẩm văn hoá, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển./.
See more articles in category: FAQ