Tìm Hiểu Về Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài

Trong thời buổi kinh tế hiện nay, loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khá phổ biến ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Vậy doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Ưu, nhược điểm và vai trò của loại hình doanh nghiệp này là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
 

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

 


 

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở Việt Nam.

Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 

 


 

– Là hình thức đầu tư mang tính ổn định, tính vững bền và tính tổ chức.
– Có thể do một tổ chức, một cá nhân nước ngoài đầu tư hoặc có thể do nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài cùng đầu để thành lập doanh nghiệp và thực hiện hoạt động kinh doanh.
– Có tư cách pháp nhân theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước ta, là chủ thể pháp lý độc lập và hoàn toàn bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
– Được thành lập dưới hình thức công ty TNHH, chỉ chịu trách nhiệm bằng số vốn đưa vào kinh doanh.
– Tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc quyền sở hữu của một hoặc nhiều tổ chức cá nhân nước ngoài.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do tổ chức, cá nhân nước ngoài tự đứng ra quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. (Nhà nước Việt Nam chỉ quản lý qua việc cấp giấy phép đầu tư và kiểm tra có thực hiện đúng pháp luật hay không, không can thiệp vào việc tổ chức quản lý của doanh nghiệp).

Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 


 

Ưu điểm

– Doanh nghiệp chịu sự điều hành quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp từ nhà đầu tư nước ngoài và họ sẽ có cách thức quản lý khác với các doanh nghiệp trong nước, thường đem đến hiệu quả kinh tế cao hơn.
– Doanh nghiệp sẽ được đầu tư công nghệ, vốn và nguồn nhân lực tốt hơn.

Nhược điểm

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ gặp phải sự khác biệt về văn hóa kinh doanh với những doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng tới việc tiếp cận thị trường Việt Nam.
– Pháp luật Việt Nam dù đã có sự mở rộng cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng vẫn trong một khuôn khổ nhất định vì một phần còn nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư trong nước.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là hình thức đầu tư mà ở đó các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn để lập ra pháp nhân mới tại Việt Nam theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu chung của các nhà đầu tư.

Vai trò của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 


 

– Do nguồn đầu tư là người nước ngoài điều hành và quản lí vốn của doanh nghiệp nên họ có trách nhiệm cao, mô hình quản lý chuyên nghiệp.
– Đảm bảo được hiệu quả của nguồn vốn đầu tư nước ngoài
– Có thể khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân công dồi dào cùng với lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn nên có thể mở rộng quy mô sản xuất, khai thác được lợi thế kinh tế của quy mô
– Nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm được giảm xuống phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng
– Tránh được hàng rào bảo hộ mâu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư
– Chủ đầu tư hay doanh nghiệp nước ngoài xây dựng được các doanh nghiệp của mình nằm trong lòng nước thì hành chính sách bảo hộ.
– Tạo điều kiện để khai thác được nguồn vốn từ ngoài nước, lưu thông tiền tệ
– Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể tiếp thu được kỹ thuật công nghệ hiện đại hay tiếp thu được kính nghiệm quản lí kinh doanh của họ.
– Tạo nhiều cơ hội việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó nâng cao đời sống nhân dân.
– Khuyến khích doanh nghiêp trong nước tăng năng lực kinh doanh, cải tiến công nghệ mới nâng cao năng suất chất lượng giảm giá thành sản phẩm do phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

Hi vọng bài viết này đã giúp cho bạn hiểu được phần nào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng với ưu và nhược điểm của loại hình này.