Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Của Một Chiếc Giày Cực Chi Tiết

Bạn muốn tìm hiểu về cấu tạo để làm nên một đôi giày nam cao cấp, nhưng lại gặp phải những thuật ngữ khó hiểu khiến bạn bối rối. Dưới đây là một số thuật ngữ thường gặp khi bạn tìm hiểu cấu tạo của một đôi giày. Thuật ngữ sẽ đề cập đến những bộ phận mà đôi giày nào cũng có, nhưng có một số thuật ngữ sẽ chỉ riêng cho một loại giày hay phong cách nhất định của giày mà thôi.

Chi tiết cấu trúc giày da nam

Về cấu tạo chung một chiếc giày được chia thành 2 phần chính: upper và sole.

– Phần upper: dùng để chỉ phần bao phủ bề mặt chân của người sử dụng và không tiếp xúc với mặt đất. Nó còn có tên gọi thông dụng hơn đó là “mặt giày”.

– Phần sole: là phần đế của đôi giày da nam cao cấp giúp nâng đỡ đôi chân của phái mạnh và là nơi tiếp xúc với mặt đất.

Cấu tạo chi tiết 1 chiếc giày

Cấu tạo thân giày

Last (Khuôn giày): Last sẽ có hình dạng đúng theo dáng của bàn chân người, được người thợ đóng giày sử dụng để chế tạo hay sửa chữa giày. Last này có thể được làm từ gỗ, kim loại hoặc là nhựa cứng. Một đôi giày có đẹp và thoải mái khi mang hay không chủ yếu là nhờ phần last. Đây là phần quan trọng nhất trong công đoạn chế tác một đôi giày.

khuon-giay

Shoes tree (cây giày): là một dụng cụ có hình dáng tương tự như bàn chân dùng để đặt vào bên trong đôi giày nhằm giữ dáng, chống bị nhăn giày và tăng tuổi thọ cho đôi giày.

cay-giay

Cấu tạo giày

cac-bo-phan-cau-tao-len-mot-doi-giay-1

Eyelet(lỗ xỏ dây giày): Eyelet chính là những lỗ được đục xuyên qua lớp chất liệu làm giày và được bọc 2 mảnh vật liệu bằng kim loại, nhựa hoặc cao su cả 2 đầu. 2 mảnh vật liệu này sẽ có tác dụng giữ cố định cho lỗ xỏ và ngăn không cho lỗ xỏ bị rách ra. Một số loại giày dùng chất liệu da dày như giày boot sẽ không có 2 mảnh cố định này. Eyelet cũng có thể thay đổi thành loại móc dây với những đôi giày cổ cao và cần cố định giày vào phần cổ chân.

Lace(dây giày): được làm bằng vải, thun hay bằng da.

Foxing: miếng đắp lên trên giày có tác dụng trang trí hay gia cố thêm cho giày (đối với giày thể thao).

Lacing(mui giày): bao gồm cấu tạo và cách bố trí của phần dây giày, để bạn xỏ và thắt dây giày qua các lỗ xỏ giúp giữ phần hai bên giày lại với nhau.

Lining: lớp lót nằm bên trong giày. Một số loại giày như giày boot sẽ không có phần lining. Lớp lót này có thể làm bằng da hay bằng vải.

Tip: phần trang trí ở phía mũi giày, thuật ngữ này thường được sử dụng với giày dress shoes cho phái nam.

Topline: phần cao nhất của cổ giày.

Toe: phần mũi giày.

Tongue(lưỡi gà): đây là lớp chất liệu để đệm giữa phần mui giày và phần mu bàn chân. Tongue có tác dụng giúp che chắn phần bị hở của mui giày và tránh tối đa sự ma sát giữa bàn chân với dây giày.

Throat(họng giày): chỉ có ở loại giày Oxford. Đây cũng là điểm tiếp giáp giữa mui giày và phần thân sau của giày.

Socklining (sock liner): miếng lót giày. Phần socklining dùng để làm lớp đệm giúp tăng độ êm ái khi mang giày, khử bớt mùi chân và hút mồ hôi để tăng thêm độ bền cho phần đế giày. Socklining còn có thể được thay thế dễ dàng.

Stitching(đường may khâu): Loại giày như chelsea boot và giày whole-cut cao cấp được làm từ nguyên cả miếng da nên sẽ không có stitching.

Quarter: phần phía thân sau của giày.

Vamp(thân giày trước): Tính từ phía sau của mũi giày đến xung quanh lỗ xỏ, phần lưỡi gà cho đến gần phần thân sau. 

Welt(đường viền giày): Có thể là một mảnh da hay vật liệu tổng hợp nằm ở chỗ hở giữa phần trên và đế giày, nằm trên rìa của đế giày. Không phải loại giày nào cũng có phần welt.

Icon like Mời bạn xem thêm: Quy trình sản xuất giày da

Cấu tạo đế giày nam

Sole(đế giày): Nguồn gốc của từ ‘solea’ trong tiếng Latin có nghĩa là ‘đất và mặt đất’. Sole nằm ở phía dưới cùng đôi giày, là phần tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Đế giày ngày nay được làm từ rất nhiều loại vật liệu như da, cao su hay PVC… Đế giày có thể chỉ đơn giản với một lớp, làm từ một vật liệu duy nhất, hay phức tạp hơn với nhiều lớp, chia ra thành các phần: insole, midsole và outsole.

Insole(đế trong giày): Insole nằm ở phía trong của đôi giày, phía dưới bàn chân, cách một lớp lót giày. Phần insole có tác dụng giúp điều chỉnh hình dáng của đôi giày, tăng sự thoải mái khi sử dụng.

Midsole là gì(đế giữa): Midsole là lớp nằm giữa lớp insole và outsole. Nhiệm vụ chính là giúp để hấp thu chất động trong những dòng giày thể thao như giày chạy…

Outsole là gì (đế ngoài): Outsole là lớp vật liệu tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Outsole có thể là một mảnh nguyên miếng hoặc được ghép lại từ nhiều mảnh nhỏ với chất liệu khác nhau. Một số loại giày còn kết hợp thêm cả mảnh cao su ở đế để giúp tăng ma sát và độ bền cho giày. Các loại giày chuyên nghiệp như giày bóng rổ, giày đánh golf hay giày đá bóng,… có nhiều chỉnh sửa ở phần đế giày để phù hợp hơn với hoàn cảnh sử dụng.

Heel(gót giày): là phần rìa sau cùng của đế ngoài. Tác dụng để hỗ trợ cho phần gót chân, thường được làm từ loại vật liệu giống với đế giày.  

Ngoài ra còn có bộ phận xương sống giày (thường được gọi là “shank”) có vai trò hỗ trợ giữ
ổn định cho phần lõm bàn chân và khi bàn chân di chuyển. Shank giúp truyền chuyển động đến phần trước bàn chân dễ dàng hơn. Shank trên giày tây nam thường được làm bằng kim loại.

Lời kết

Nhìn đôi giày có vẻ đơn giản nhưng khi phân tích ra thực sự có rất nhiều bộ phận và cấu trúc tương đối phức tạp phải không nào. Là thương hiệu chuyên nghiên cứu sản xuất các sản phẩm về đồ da như: giày da nam, ví da nam, thắt lưng nam, túi xách nam… Tâm Anh hiểu rõ các bộ phận chi tiết về giày da nam. Từ đó tạo nên nhiều sản phẩm giày da nam hàng hiệu với chất lượng tốt. 

5/5 – (3 bình chọn)