Tiểu phẫu lẹo mắt có gây biến chứng?

Lẹo mắt là 1 tình trạng ở mắt phổ biến, thường không nghiêm trọng nhưng có thể gây khó chịu và đau đớn cho người bị lẹo. Lẹo mắt có thể được điều trị tại nhà nhưng cần được tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Lẹo mắt có thể xuất hiện do nhiều trường hợp khác nhau. Nếu mắt bị viêm hoặc nhiễm trùng nang lông mi cũng có thể gây ra lẹo mắt. Ngoài ra, nếu hệ thống dẫn lưu của các tuyến dầu nằm xung quanh mí mắt bị tắc làm cho các tuyến này bị sưng và viêm thì sẽ gây ra hiện tượng lẹo mắt.

Lẹo mắt được phân loại tùy theo vị trí xuất hiện, có 2 loại lẹo mắt là lẹo mắt bên ngoài tức là lẹo mọc ở gốc nang lông mi và lẹo mắt bên trong là những lẹo mọc ở trong các tuyến dầu bên dưới và bên trong mí mắt .

Lẹo mắt là tình trạng viêm cấp của tuyến Zeiss. Đây là một tuyến nằm ở chân lông mi dẫn đến bị áp xe hóa. Lẹo mắt thường có các biểu hiện chính như sưng, nóng, đỏ, đau mí mắt và tiến triển nhanh. Sau khoảng vài ngày thì ổ áp xe này sẽ tự vỡ mủ. Lẹo mắt thường hay tái phát và có thể có nhiều ổ trên cùng một mí mắt hay cả 4 mí mắt.

Nếu lẹo ở giai đoạn viêm, tức là khoảng từ 1 đến 3 ngày đầu thì có thể uống thuốc kháng sinh kháng viêm kết hợp với thuốc giảm đau. Một khi lẹo mắt đã thành ổ áp xe thì phải rạch để tháo mủ và nạo sạch.

Tiểu phẫu lẹo mắt không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu để lẹo tự vỡ thì có thể sẽ thành sẹo trên mí mắt làm mất thẩm mỹ cho mặt và toàn bộ gương mặt, nhưng không ảnh hưởng gì đến thị lực và nhãn cầu của mắt.

Để bảo vệ mắt trong thời gian bị lẹo, bạn nên chú ý đảm bảo vệ sinh cho mắt, đeo kính bảo vệ khi đi ra ngoài, không ăn thức ăn ngọt, bổ sung nước cho cơ thể.

Đối với trường hợp mụn lẹo đã bị nhiễm trùng thì bác sĩ có thể cân nhắc việc kê đơn thuốc mỡ kháng sinh để bôi lên chỗ bị lẹo. Nếu tình trạng bệnh không có tiến triển tốt thì người bị lẹo có thể sẽ được sử dụng steroid dạng tiêm trong điều trị để giảm sưng hoặc viêm ở lẹo.

Tuy nhiên, nếu tất cả các phương án trên đều không có tác dụng thì người bị lẹo có thể cần phải được thực hiện tiểu phẫu lẹo mắt để tránh mụn lẹo ảnh hưởng đến thị lực

4. Các triệu chứng của lẹo mắt

Lẹo mắt có thể chỉ xuất hiện ở một mắt tại một thời điểm hoặc cũng có thể xuất hiện ở cả hai mắt. Hầu hết, các dấu hiệu ban đầu của lẹo mắt thường rất nhẹ, chỉ cảm thấy cộm và đau rát ở mắt. Tuy nhiên, tầm khoảng vài ngày sau đó thì các triệu chứng có thể rõ ràng và khó chịu hơn, một số triệu chứng có thể gặp phải là dọc theo mí mắt, khu vực gần lông mi sẽ có các vết sưng đỏ như mụn. Ở các điểm giữa vết sưng có xuất hiện các đốm màu vàng. Mắt có cảm giác dày cộm lên, mắt dễ chảy nước mắt và trở nên rất nhạy cảm với ánh sáng, xuất hiện các nốt sần mà không đau.

5. Hướng dẫn chăm sóc mắt bị lẹo tại nhà

Lẹo mắt không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể được chữa trị ngay tại nhà bằng những biện pháp như: Chú ý ngăn ngừa bụi bẩn bay vào mắt làm các tuyến nhờn trong mắt bị tắc nghẽn. Khi mắt bị nổi mụn lẹo thì tuyệt đối không dùng tay để nặn để tránh làm vỡ mủ và có thể gây ra nhiễm trùng. Để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn thì bạn có thể dùng một chiếc khăn có nhúng qua nước ấm hoặc dùng túi trà và chườm lên vùng mắt bị lẹo.

Nếu đang bị mụn lẹo thì tốt nhất không nên trang điểm hoặc nếu mỹ phẩm và dụng cụ trang điểm đã quá lâu thì nên thay thế đồ dùng mới. Đối với những bạn có thói quen dùng kính áp tròng thì cần vệ sinh kỹ tròng kính và vệ sinh tay trước khi tháo và lắp tròng kính lên mắt

Tuy nhiên, nếu bạn đã thực hiện các thao tác chữa trị tại nhà nhưng lẹo mắt lại có hướng trở nên trầm trọng hơn, có chảy máu ở chỗ lẹo, thị lực có xu hướng giảm, tầm nhìn bị che khuất và có nổi các mẩn đỏ ở các vùng khác trên mặt thì bạn phải đến cơ sở y tế để được khám và chữa trị kịp thời.

Mặc dù mụn lẹo ở mắt không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bệnh lý có thể tái phát nhiều lần. Lẹo mắt nếu không được can thiệp đúng cách và để tự vỡ thì có thể để lại sẹo trên mặt. Tiểu phẫu lẹo mắt nên được thực hiện đối với những trường hợp lẹo đã có mủ bên trong. Tuy nhiên, quá trình tiểu phẫu lẹo mắt cần phải được thực hiện bởi các nhân viên y tế để tránh những biến chứng đáng tiếc cho thị giác và thẩm mỹ.