Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước
Rate this post
Tải miễn phí bài Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Quản lý nhà nước được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Một số vấn đề Thông tin và tiểu luận về trong quản lý Hành chính nhà nước trên chuyên mục tiểu luận Quản lý nhà nước.
Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Quản lý nhà nước nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562
I. NHẬN BIẾT VẤN ĐỀ (Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
Từ khi giải phóng đất nước năm 1975 đến nay, đất nước ta đang gặp nhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng. Trong đó có vấn đề về thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin.
Nhận biết vấn đề và phản ứng kịp thời là một trong những phẩm chất quan trọng hàng đầu của mọi quốc gia, mọi tổ chức và mọi cơ thể sống trong cuộc đấu tranh để sinh tồn và phát triển. Thế nhưng, trên thực tế, không phải chủ thể nào cũng có được phẩm chất quan trọng đó. Vẫn thường xẩy ra những trường hợp sau đây:
– Không nhận biết vấn đề đang phát sinh;
– Nhận biết vấn đề quá chậm;
– Hiểu sai vấn đề.
Trường hợp thứ nhất là không phát hiện ra con bệnh; trường hợp thứ hai là phát hiện ra con bệnh quá muộn; trường hợp thứ ba là chẩn đoán sai bệnh. Hậu quả của các trường hợp này, có lẽ, đã rõ và ai cũng biết.
Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những cách phản ứng của Nhà nước đối với những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. “Làm luật phần nào đó cũng giống như bốc thuốc, phải hiểu đúng bệnh mới bốc đúng thuốc” (Vũ Mão – Tạp chí Cộng sản số 8-1995, tr.5-6)
Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn chưa có được một cơ chế và một hệ thống các tiêu chí tương đối phát triển và khoa học để nhận biết các vấn đề đang phát sinh trong cuộc sống. Hiện nay, chúng ta nhận biết các vấn đề chủ yếu thông qua các số liệu thống kê (bỏ qua sự băn khoăn về mức độ chính xác của các số liệu này), báo cáo tổng kết của các cơ quan chức năng mà bỏ qua sự băn khoăn về mức độ chính xác của chúng, báo cáo giám sát thanh tra bộ thông tin và truyền thông, bộ tài chính, bộ nội vụ,… và ý kiến cử tri, dư luận xã hội, thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, khiếu nại và tố cáo của công dân, cũng như của phản ánh của người dân trong cải cách hành chính v.v… Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi cho rằng các buổi thảo luận của các bộ, ban ngành tại Hội trường về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm trước và phương hướng, nhiệm vụ năm sau của đất nước mà cụ thể là thực hiện nhiệm vụ nắm bắt thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin là diễn đàn quan trọng hàng đầu để nhận biết các vấn đề đang được đặt ra đối với chúng ta. Tuy nhiên, cách thảo luận hiện nay vẫn còn tương đối dàn trải. Có lẽ, cần thảo luận tập trung hơn để làm rõ các vấn đề của đất nước.
Sau khi đã làm rõ các vấn đề cũng cần có những công đoạn xử lý tiếp theo nữa mới biến được việc thảo luận của các bộ, ngành tại Hội trường thành một mắt xích liên hoàn trong quy trình ban hành các quyết định, chính sách của Nhà nước ta trong vấn đề thông tin và truyền thông, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước.
Trong bước đầu tiên của công đoạn phân tích chính sách, khả năng phân biệt giữa hiện tượng và vấn đề là rất quan trọng. Trên thực tế, điều dễ thấy là các hiện tượng – các biểu hiện bề ngoài của vấn đề, chứ không phải vấn đề. Ví dụ, nhiều cơ quan nhà nước đầu tư rất nhiều máy móc hiện đại nhưng lại bỏ phí không sử dụng được, nhiều thông tin không chính thống vẫn lan truyền một cách vô tội vạ,… đó chỉ là hiện tượng của vấn đề còn cụ thể là chất lượng của đội ngũ quản lý, nhân viên cũng như cơ sở vật chất trang thiết bị của cơ quan mới là vấn đề chính. Một ví dụ nữa là tôm, cá chết hàng loạt trên các sông, hồ chỉ là hiện tượng, còn ô nhiễm nước, có thể, mới là vấn đề. Tương tự, đầu tư trong nước rất thấp chỉ là hiện tượng. Vấn đề chính ở đây, theo chúng tôi, có thể, là vấn đề về lòng tin và chất lượng quản lý. Ngoài ra, cũng có thể còn có một số vấn đề khác như nền kinh tế nước ta phát triển còn chậm, nhân dân còn nghèo nên tiếp cận công nghệ thông tin còn kém, thị trường vốn không phát triển; kỹ năng đào tạo còn hạn chế;… Nếu giải pháp chúng ta đưa ra không nhằm vào việc giải quyết vấn đề nói trên, thì khó lòng thúc đẩy được sự phát triển của ngành công nghệ thông tin cũng như việc ứng dụng nó vào thực tiễn.
Xây dựng một chính sách ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý thông tin hướng trọng tâm vào việc giải quyết các vấn đề đang đặt ra đối với đất nước nói chung và ngành thông tin và truyền thông nói riêng trong quá trình phát triển là cách làm thiết thực và hiệu quả.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sông có nhiều cách để hiểu và định nghĩa về thông tin, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Điều cơ bản là con người thông qua việc cảm nhận thông tin làm tăng hiểu biết cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng.
Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắc trên đá, được ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ… Ngày nay, thuật ngữ “thông tin” (information) được sử dụng khá phổ biến. Thông tin chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con người. Con người luôn có nhu cầu thu thập thông tin bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp với người khác…Thông tin làm tăng hiểu biết của con người, là ngườn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định.
Thông tin thực sự cần và luôn cần có được những thông tin chọn lọc để ứng dụng vào cuộc sống, nhất là việc ứng dụng vào quản lý nhà nước.(Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
1. Trách nhiệm của nhà quản lý đối với thông tin.
Thông tin là một vấn đề rất rộng của cuộc sống, vầ đây cũng là vấn đề thiết yếu cho các cơ quan tổ chức và cá nhân. Chúng ta có thể tiếp cận thông tin theo nhiều cách khác nhau, nhưng những thông tin đó có thực sự là thông tin tốt, có hiệu quả cho mình hay không? Hay thông tin đó có hại cho mình và cả đất nước. Ngày nay, việc lợi dụng thông tin để làm hại người khác thạm chí là chống phá lại nhà nước Xã hội Chủ nghĩa của chúng ta. Chính vì thế, việc quản lý thông tin là rất cần thiết và trách nhiệm của nhà quản lý được đặt lên hàng đầu.
1.1. Khái niệm
Ø Thông tin là tất cả những gì có thể giúp con người hiểu được về đối tượng mà mình quan tâm.
Ø Quản lý thông tin là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể nắm giữ thông tin lên các thông tin mà mình có được nhằm đạt được các mục tiêu định trước.
1.2. Nội dung
1.2.1. Tại sao nhà quản lý phải có trách nhiệm quản lý thông tin?
Trước hết, thông tin là đối tượng lao động của cán bộ quản lý.
Bất kỳ nhà quản lý nào muốn làm một việc gì đó đều phải có thông tin, từ việc lập kế hoạch đến triển khai kế hoạch,… Thông tin cho họ biết các sự việc đang diễn ra ở hiện tại, các vần đề đã diễn ra ở quá khứ và các hiện tượng có liên quan đến vần đề mà nhà quản lý suy nghĩ để từ đó nhà quản lý ráp mối chúng lại để tạo ra viễn cảnh tương lai.
Và để có được những hình dung đó, khi có được thông tin trong tay, nhà quản lý không thể để nguyên khối như vậy mà sử dụng được mà họ phải mổ xẻ, chia tách rồi phân tích các khía cạnh của chúng, xem thừ hay thiếu, có cần tìm kiếm thêm các thông tin nào khác nữa hay không,…
Thông tin không đơn giản là cứ tiếp nhận là sử dụng được.
Từ đó, thông tin là cơ sở để nhà quản lý ban hành quyết định quản lý.
Những thông tin thu thập được, sau khi qua công đoạn xử lý, nó sẽ biến thành các bảng phân tích, kế hoạch, báo cáo hay chương trình,… Nó là sự tổng hợp của nhiều nguồn thông tin, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội,… Nó giúp nhà quản lý hiểu rằng mình đang đứng ở vị trí nào, vai trò ra sau và sự tác động của mình đến nhiều đối tượng sẽ như thế nào,…
Sự nắm bắt thông tin giúp nhà quản lý có thể ban hành những quyết định quản lý mà kết quả mang lại sẽ được như mong muốn. Diễn biến của các đối tượng liên quan khi ban hành quyết định như thế nào đã được nhà quản lý dự đoán sẵn nhờ những luồng thông tin cần thiết.
Đồng thời, thông tin là căn cứ để tổ chức, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quyết định quản lý.
Thông tin góp phần quan trọng trong việc phân tích, dự báo, phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro
1.2.2. Trách nhiệm của nhà quản lý đối với công tác quản lý thông tin như thế nào?
Các nhà quản lý thông tin ngày càng nhận ra rằng thông tin chính là một trong những tài sản quý giá và đắt tiền của nhà nước, từ đó họ có ý thức được sự cần thiết phải chú ý nhiều hơn nữa cho việc tổ chức và quản lý thông tin trong tương lai. Hay nói cách khác, trách nhiệm của nhà quản lý đối với quản lý thông tin chính là làm thế nào để có thể cải tiến và quản lý thông tin có hiệu quả.
Thứ nhất, nắm được giá trị và chi phí đầu tư liên quan của thông tin như là một trong những yếu tố cơ bản tạo ra các quyết định quản lý hỗ trợ các mục tiêu hoạt động. Để có được thông tin, tổ chức phải mất bao nhiêu chi phí và thông tin thu về có cần thiết hay không, giá trị của nó đem lại cho ta là bao nhiêu. Có những thông tin mà tổ chức phải mất rất nhiều công sức, tiền của, thời gian để lấy được nhưng khi đưa vào tổng quan chung các luồng thông tin hay ứng dụng thực tế thì hiệu quả đem lại rất thấp. Như vậy, nhà quản lý phải đưa ra được ác tiêu chuẩn cần thiết làm căn cứ khi muốn thu thập một thông tin nào đó, cũng như các phương pháp cần thiết nhằm giảm thiểu tối đa các chi phí bỏ ra để tìm kiếm. Xác định được chính xác, đầy đủ đâu là thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý.
Thứ hai, lập kế hoạch cụ thể về vấn đề quản lý thông tin để cấp dưới biết cách xác định những mục tiêu cụ thể cũng như chủ động trong việc tìm kiếm. Thông tin nào là cần thiết có thể đáp ứng các mục tiêu hoạt động, thông tin đó đã có những tư liệu hiện có hay chưa, trong quy trình hoạt động có kiểm tra trước tiên xem thông tin đó đã có sẵn trong nội bộ hay từ bên ngoài, phải chi phí bao nhiêu để tạo ra, để thu thập, lưu trữ , phổ biến và sử dụng thông tin,… Đồng thời, chính nhà quản lý phải dự đoán được những vấn đề có khả năng phát sinh trong tương lai để có định hướng cho nhân viên thu thập, xử lý thông tin, tránh tình trạng thụ động trong khâu chuẩn bị, khi có chuyện phát sinh ngoài kế hoạch hoạt động thì mới nghiên cứ tìm phương án tháo gỡ. Có thể áp dụng nhiều cách tổ chứ thu thập thông tin như tiếp cận cơ bản để nhận ra nhu cầu của thông tin, tiếp cận cơ bản trong việc xây dựng một kế hoạch chiến lược đối với nhà quản lý thông tin hay cách kết hợp việc lập kế hoạch thông tin chiến lược với việc lập kế hoạch chương trình, cách thức và phương pháp nhằm lợi dụng các hệ thống chung và kinh nghiệm của các tổ chức khác trong việc triển khai các hệ thống.
Thứ ba, không chỉ lập kế hoạch quản lý thông tin mà nhà quản lý còn phải nghĩ đến việc chia sẻ thông tin. Nhiều nhà quản lý vẫn có thói quen cho rằng thông tin mà mình nắm giữ là quan trọng, bí mật nên không chia sẻ cho nhiều người nhưng họ không nghĩ rằng nếu mình biết cách chia sẻ thì sẽ có thêm những thông tin mới và tốt hơn. Khi nhân viên thấy cấp trên tin tưởng nói cho mình biết nhiều thông tin, họ sẽ cố gắng tích cực hơn trong việc tìm kiếm thông tin mới để đáp ứng sự tin tưởng của nhà quản lý. Nhà quản lý cũng phải đảm bảo rằng các thông tin thích hợp có thể được truy cập dễ dàng đối với nhân viên của mình; cung cấp đầy đủ thông tin, các công cụ, các quy trình cho cá nhân riêng lẻ và các nhóm làm việc một cách riêng rẽ hay tập thể.
Đặc biệt, nhà quản lý còn phải chú ý công tác truyền tin giữa các bộ phận, cấp trên cấp dưới,… với nhau như thế nào, có tốt hay không?, nếu có điểm nghẽn thì nó nằm ở khâu nào?, và độ nhiễu của các thông tin lưu hành trong nội bộ cơ quan cũng phải được quan tâm. Hay chính nhà quản lý cũng phải xem xet vấn đề truyền tin của mình xuống cho cấp dưới, đơn giản dễ hiểu hay phức tạp, nhân viên có thể hiểu để làm theo không?,… Có như vậy thì mới tạo ra sự thống nhất cũng như chu chuyển nhanh chóng của các luồng thông tin trong nội bộ cơ quan.
Thứ tư, vấn đề lưu trữ cũng như vấn đề hủy bỏ thông tin như thế nào cũng cần được lưu ý. Đứng trên bình diện một người điều hành thì chính nhà quản lý phải xác lập được các tiêu chí cần thiết trong việc bảo quản, gìn giữ cũng như hủy bỏ thông tin. Thông tin nào lúc này chưa cần thiết cần phải lưu trữ lại, thông tin nào không còn dùng được nữa nên hủy bỏ,… Việc xác lập các tiêu chí lưu trữ giúp tránh việc tùy tiện khi xử lý thông tin, đôi khi nhân viên luôn tự cho mình cái quyền muốn giữ cái gì thì giữ, muốn bỏ cái gì thì bỏ, khi cấp trên hỏi thì đổ lỗi cho vấn đề này vấn đề khác,… Tùy mỗi thời điểm mà thông tin có giá trị khác nhau nên nhà quản lý phải có trách nhiệm tổ chức việc lưu trữ cho có hiệu quả.(Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
Thứ năm, tổ chức việc sử dụng thông tin cho hiệu quả. Cụ thể phải thường xuyên đặt ra các câu hỏi như: Đã kiểm tra sự thích hợp, tính chính xác và tính kịp thời của thông tin được sử dụng trong phạm vi của mình chưa? Có các cơ hội để thu lại các chi phí thu thập và xử lý thông tin không?. Phải biết cách đưa ra các quyết định chiến lược để đáp ứng các nhu cầu hoạt động của quản lý.
Thứ sáu, thực hiện việc kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác quản lý thông tin. Việc kiểm tra đánh giá này không chỉ thực hiện đối với các nhân viên mà ngay chính nhà quản lý cũng phải thực hiện với chính mình nhằm xem xét mình đã tổ chức quản lý thông tin có hiệu quả chưa hay còn thiếu sót, cách thức quản lý đó có đem lại lợi nhuận, sự tăng trưởng phát triển của tổ chức hay không,… nếu chưa đạt hiệu quả thì phải thay thế tìm phương thức mới.
1.2.3. Thực trạng vấn đề quản lý thông tin hiện nay? Sự thiếu trách nhiệm của các cấp chính quyền?
– Độ nhiễu, trễ của thông tin, việc minh bạch hóa thông tin trong chính nội bộ cơ quan vẫn còn nhiều phức tạp gây ra sự bị động trong công tác của cán bộ. Ví dụ: khi tình hình nguy cấp của một vấn đề nào đó, tuy nhiên lãnh đạo cơ quan vẫn không nhận dược thông tin hoặc thông tin bị truyền đạt sai lệch nên làm cho công việc không đi dúng hướng và gây tổn hại cho tổ chức.
– Bước đầu thu thập thông tin đã có sai xót, việc thu thập thông tin nhiều khi mang tính hình thức, đại trà, lấy một vài điểm làm khái quát cho cả một vấn đề. Ví dụ: khi điều tra dân số, có một số người chỉ gọi người dân kê khai mà không cần đế hộ dân để điều tra và xét lại làm cho nhiều kết quả bị sai lệch nghiêm trọng.
– Việc phân tích xử lý thông tin chưa đạt hiệu qua, một phần do năng lực của người làm còn thấp, một phần do kết quả phân tích còn phải chịu nhiều yếu tố tác động, liên quan đến nhiều mối quan hệ,…
– Công tác tổ chức chưa thống nhất về cùng một mối, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước.
– Thiếu sự hợp tác của nhà quản lý và nhân viên.
– Việc tổ chức lưu trữ thông tin cũng gặp nhiều vấn đề, nhiều thông tin quý nhưng dễ dàng bị mất đi,…
– …
Nói tóm lại, việc quản lý thông tin là rất cần thiết và trách nhiệm của chính quyền càng lớn hơn khi mà công nghệ thông tin ngày càng phát triển. hiểu và nắm bắt được tình hình và đề ra các giải pháp để quản lý thông tin là tối cần thiết cho các cơ quan nhà nước.
2. Vấn đề tổ chức thông tin trong hệ thống quản lý nhà nước.
Thông tin là một vấn đề quan trọng trong tất cả hầu hết các lĩnh vực nhất là thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước. Đây là một vấn đề cần được quan tâm, bởi vì thông tin nó không những quan trọng mà có thể nói rằng thông tin là sự quyết định sống còn cho các cơ quan tổ chức trong thời đại kỹ thuật công nghệ phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, có thông tin thì chưa đủ, có thông tin mà không biết cách chọn lọc, không biết cách sử dụng thông tin thì thông tin đó cũng sẽ bị nhiễu hoặc không sử dụng được. Chính vì vậy việc chọn lọc và xử lý thông tin là một vấn đề, nhưng tổ chức được thông tin để sử dụng một cách hiệu quả lại là việc khác. Đây là vấn đề của mọi cá nhân, cơ quan tổ chức, đặc biệt là các cơ quan quản lý Hành chính Nhà nước. Thông tin là rất cần thiết cho quá trình làm việc, đặc biệt quá trình quản lý nhà nước.
Để có thể tổ chức và sử dụng thông tin hiệu quả chúng ta cần hiểu biết một số vấn đề của thông tin nhất là tầm quan trọng của nó, sau đó chúng ta mới có cách nhìn nhận, tổ chức sử dụng thông tin một cách hiệu quả hơn. Ở đây ta sẽ đi vào tìm hiểu sâu hơn những cách tổ chức thông tin trong lĩnh vực quản lý Hành chính Nhà nước.(Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
2.1. Vai trò của thông tin trong quản lý Nhà nước
Một bộ phận rất quan trọng của thông tin quản lý là thông tin phục vụ trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước là một quá trình mà theo đó người quản lý bảo đảm các tài nguyên có sẵn được sử dụng thật sự có hiệu quả để đạt được mục đích trong các cơ quan nhà nước. Thông tin trong quản lý nhà nước thường là những cơ sở khoa học đảm bảo tính pháp lý,thực hiện đúng đường lối, chính sách, bảo đảm tính hiệu quả cho quyết định quản lý nhà nước. Thông tin càng đầy đủ, được thu thập và quản lý và xử lý một cách khoa học, kịp thời chính với đầy đủ mọi yếu tố liên quan. Thông thường chính phủ cung cấp thông tin qua các hình thức thông cáo của chính phủ, qua báo chí, các phương tiện phát thanh truyền hình và một số hình thức khác.
2.2. Nhu cầu của thông tin trong quản lý nhà nước
Trong một cơ quan hành chính có bốn mức độ hoạt dộng: chiến lược, sách lược, tác nghiệp và thừa hành.
Nhà quản lý chiến lược xác định các chiến lược dài hạn đặt ra các mục tiêu của tổ chức và đường lối nhất quán mục tiêu đó
Nhà quản lý ở mức độ sách lược chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu và đường lối do mức chiến lược ấn định
Nhà quản lý ở mức tác nghiệp hoàn thành các nhiệm vụ do nhà quản lý ở mức độ sách lược ấn định ra.
2.3. Đặc trưng của thông tin trong phạm vi khu vực nhà nước
Thông tin là tài sản của Chính phủ có giá trị liên tục nhất, việc tạo ra tìm kiếm, xử lý sắp xếp và lưu trữ phổ biến thông tin là rất tốn kém nên thông tin phải được quản lý và sắp xếp một cách khoa học. Thông tin là loại tài sản giúp cán bộ công chức có khả năng thực hiện được các hoạt động quản lý nhà nước như ra quyết định, cung cấp dịch vụ hành chính. Thông tin của Chính phủ rất phong phú và đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau phục vụ cho nhiều tầng lớp chính trị khác nhau.
Trong khi thông tin được giao cho các công chức thì nhà nước lại quản thì quyền sở hữu thông tin lại thuộc Chính phủ; Không giống như các tài sản khác thông tin không bị suy kiệt trong quá trình sử dụng, mà giá trị của nó được tăng lên khi được chia sẻ.
Khả năng sẵn và khả năng có thể truy cập vào thông tin của Chính phủ là một yếu tố cơ bản để phát triển các chính sách của nhà nước; thông tin của Chính phủ bao gồm tất cả, từ các bản nháp cho tới các phiên bản cuối cùng, dưới dạng điện tử hay không phải điện tử – bao gồm thư từ, bản ghi nhớ, sách vở, tài liệu hướng dẫn, các kế hoạch, bản đồ, cơ sở dữ liệu, thư điện tử, các bản vẽ, sản phẩm nghe nhìn, microfilm,…;
Trong môi trường dịch vụ nhà nước hiện nay, khả năng thực hiện các quyền hạn của các nhà quản lý và tổ chức tốt bộ máy Hành chính là yếu tố sống còn nên đòi hỏi phải có sự truy cập kịp thời thông tin phục vụ việc ra quyết định.
2.4. Thông tin công
Đến nay trong lĩnh vực hành chính công, khái niệm thông tin công chủ yếu được đề cập đến trong Luật Tiếp cận thông tin của Chính phủ, Luật tự do thông tin và một số văn bản pháp luật khác. “Thông tin công là bất cứ loại tài liệu nào liên quan tới hành chính, các hoạt động hoăc các quyết định của một cơ quan hành chính nào đó”. Người dân có quyền tiếp cận các thông tin công của các cơ quan, công ty nhà nước hoặc tổ chức chính quyền địa phương trừ khi việc tiết lộ đó ảnh hưởng đến bí mật nhà nước và an ninh quốc gia cũng như lợi ích hợp pháp của các nhân khác.
Nhìn từ góc độ người thụ hưởng, thông tin công là tất cả những thông tin liên quan đến hoạt động quản lý của nhà nước, bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, chính sách, chương trình của nhà nước, các cơ sở dữ liệu quốc gia…mà người dân được phép tiếp cận và có quyền truy xuất.
2.5. Quản lý thông tin trong hoạt động quản lý Hành chính Nhà nước
2.5.1. Sự cần thiết phải quản lý thông tin công (Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
Các nhà quản lý nhận ra rằng thông tin công là một tài sản quý giá và đắt tiền nhất của Chính phủ. Tổ chức và quản lý thông tin là việc áp dụng các nguyên lý và thực tiễn quản lý chu trình sống cơ bản cho thông tin. Nó bao gồm sự kết hợp việc tổ chức và quản lý các công nghệ và các hệ thống, các dịch vụ, nhân sự và tài chính.
Một hệ thống thông tin tốt sẽ đảm bảo cho việc hoạt động hiệu quả và ổn định của toàn bộ hệ thống nhà nước từ Trung ương xuống đến địa phương được đồng bộ hóa, nhịp nhàng hoạt động có hiệu quả.
Để xây dựng được một hệ thống như vậy ta có thể thực hiện một số hướng sau:
Ø Hướng thứ nhất, thuần túy kỹ thuật – công nghệ với sự tham gia của các chuyên gia điều khiển học và các chuyên gia khác trong lĩnh vực máy tính điện tử và tin học.
Ø Hướng thứ hai, mang tính quản lý trực tiếp – bao gồm việc tiêu chuẩn hóa và đơn nhất hóa thông tin quản lý. Tin học như là công nghệ tự động hóa mới để thu thập, chuyển, xử lý dựa trên các thiết bị ngoại vi và các thiết bị ngoại vi mới nhất.
Ø Hướng thứ ba, được xác định bởi phát triển đào tạo nghiệp vụ và tâm lý đối với đội ngũ cán bộ quản lý. Nhân viên, cán bộ phải biết sử dụng máy tính để họ làm việc trong môi trường xử lý thông tin bằng máy tính.
Ø Hướng thứ tư, liên quản lý đến thông tin trong quản lý nhà nước có đặc điểm pháp luật, dựa trên các quy phạm pháp luật và thường được dùng làm cơ sở pháp lý cho việc ban hành các quyết định quản lý.
2.5.2. Cách thức quản lý trong hoạt động quản lý nhà nước
Mỗi ngày có rất nhiều luồng dữ liệu thông tin mạnh mẽ, dồn dập dưa vào vô vàn những chiếc máy tính, điện thoại, bàn làm việc của nhà quản lý, đòi hỏi phải biết nhận và chọn lọc thông tin có ích, có giá trị để ra quyết định
Khi lựa chọn các công cụ thông tin cần lựa chọn làm sao cho phù hợp với khả năng và nhu cầu thực tế, quy trình hoạt động của cơ quản lý nhà nước.
Ví dụ: Nếu một cơ quản lý có nhiêu phòng ban, bộ phận và tất cả đều có nhu cầu sử dụng máy in, máy fax,.. sẽ thật sự lãng phí, tốn kém không cần thiết nếu trang bị riêng cho tất cả máy tính các máy in, máy fax,.. Một giải pháp đưa ra là bạn có thể lập một mạng cục bộ (mạng LAN) và chia sẻ những thiết bị dùng chung như máy in, máy fax.
Xét một cách tổng thể của hoạt động quản lý nhà nước, hệ thống thông tin phục vụ quản lý hành chính nhà nước được thể hiện ở 3 tuyến chính.
Ø Tuyến tổng thể: quản lý nhà nước trên phạm vi quốc gia. Đây là hệ thống chung nhất và bao trùm khắp cả nước hình thành mạng lưới dày đặc đảm bảo phuc vụ được đến những miền xa của tổ quốc.(Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
– Yêu cầu:
+ Hệ thống thông tin phục vụ quản lý nhà nước phải đảm bảo tính hệ thống thông suất từ trung ương tới cơ sở.
+ Đảm bảo tính chuyên sâu của từng lĩnh vực quản lý cũng như của từng cấp quản lý cụ thể.
+ Hệ thống thông tin toàn quốc bao gồm từ chính phủ đến các địa phương, bộ ngành.
– Chức năng: đảm bảo mối quan hệ và liên lạc về thông tin thông suốt, thống nhất đồng bộ trên.
Ø Tuyến theo lĩnh vực: quản lý nhà nước theo ngành.
Tuyến này nhằm phục vụ đúng theo đối tượng nâng cao được chất lượng phục vụ theo yêu cầu và đặc thù của từng ngành.
Ví dụ: ngành y tế có hệ thống riêng, ngành công nghệ thông tin có hệ thống riêng hay ngành giáo dục,…
Ø Tuyến theo lãnh thổ: quản lý nhà nước theo địa phương. Tùy từng địa phương và đặc thù của từng vùng mà mỗi địa phương có mỗi tuyến khác nhau.
Ví dụ: Hà Nội và Hồ Chí Minh có hệ thống dày đặc còn các tỉnh như Daknong hay Lâm Đồng thì có hệ thống thưa hơn,…
Yêu cầu:
Hệ thống thông tin phục vụ quản lý nhà nước phải đảm bảo tính hệ thống thông suất từ trung ương tới cơ sở. đây là cơ sở tất yếu và không thể thiếu của ngành nhằm không bị dán đoạn hay gây tổn thất cho đất nước và người dân.
Đảm bảo tính chuyên sâu của từng lĩnh vực quản lý cũng như của từng cấp quản lý cụ thể. Điều này giúp nâng cao hơn chất lượng dịch vụ và sự chuyên nghiệp hơn trong ngành.
Hệ thống thông tin toàn quốc bao gồm từ chính phủ đến các địa phương, bộ ngành.
Chức năng: đảm bảo mối quan hệ và liên lạc về thông tin thông suốt, thống nhất đồng bộ trên cả nước.
Vai trò:
– Là ngân hàng dữ liệu về pháp luật, văn bản quy phạm của nhà nước.
– Là trung tâm của quản lý, Cung cấp và đáp ứng mọi nhu cầu về thông tin, tạo cơ sở chặt chẽ, nghiêm túc cho việc ban hành những quy định pháp lý mang tính khoa học.
Nhiệm vụ:
– Truyền nhận thông tin.
– Truyền thông tin chỉ đạo.
– Truyền thông tin báo cáo.
Hệ thống thông tin phục vụ nhu cầu quản lý của các địa phương.
Chức năng:
– Phục vụ nhu cầu quản lý địa phương.
– Tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý nhà nước.
Yêu cầu:
– Đảm bảo tính thống nhất, tập trung của nhà nước từ trung ương tới địa phương.
– Phải biết kết hợp, phát huy tính năng động sáng tạo bên cạnh tính tự chủ, truyền thống của từng địa phương trong khuân khổ pháp luật nhà nước quy định.
Hệ thống thông tin phục vụ nhu cầu quản lý của các địa phương gồm:
Các trung tâm thông tin thuộc tỉnh, thành phố.
Các thành phần trong hệ thống nằm ở các quận, huyện, thị xã.
Hệ thống thông tin phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước của các bộ, ngành
Vậy, vấn đề tổ chức thông tin trong quản lý hành chính Nhà nước không kém phần quan trọng mà còn quan trọng hơn khi sử dụng và quản lý thông tin. Việc tổ chức thông tin đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực và hiệu quả đảm bảo thông tin xuyên suốt trong quá trình hoạt động. Đây cũng là vấn đề quyết định cho những quyết định quản lý.
3. Hệ thống thông tin ứng dụng ở Việt Nam. Liên hệ thực tế.
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật cũng như những đòi hỏi của đời sống con người, các hệ thống thông tin ứng dụng được phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Hiện nay có một số hệ thống thông tin đang được ứng dụng ở nước ta, phục vụ tích cực cho mọi mặt hoạt động của các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là trong hoạt động quản lý. Có thể kể đến một số hệ thống thông tin quản lý ứng dụng ở Việt Nam.(Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
3.1. Hệ thống phần mềm quản lý công văn
Nhằm đã đảm bảo tin học hoá phần lớn các quá trình phân công công việc, xử lý công văn một cách thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và có tính mở cao.
Cho phép cán bộ văn thư lưu trữ có thể thực hiện nhanh thao tác bổ xung công văn đi nhanh chóng tiện lợi, tại giao diện trang chủ, mỗi khi nhập xong một công văn mới người sử dụng có thể nhìn thấy ngay trên danh sách mới nhập, và giao diện lại quay lại chế độ sẵn sàng cho cán bộ văn thư lưu trữ có thể nhập tiếp công văn.
XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Mô hình phần mềm quản lý công văn
Quy mô hệ thống:
Mạng nội bộ trong cơ quan,cho phép tất cả các đơn vị chức năng tham gia sử dụng, phân quyền sử dụng theo chức năng:
Quyền cập nhật dữ liệu(cho các đơn vị chức năng);
Quyền xử lý/ giải quyết theo chức năng( cho các đơn vị chức năng);
Quyền khai thác, tìm kiếm (cho tất cả mọi người);
Quyền bảo mật (cho lãnh đạo);
Quyền theo dõi, xử lý, báo cáo tổng hợp (cho lãnh đạo).
Một số tính năng của hệ thống phần mềm quản lý công văn như:
Quản lý hệ thống công văn đi – đến trong hoạt động hằng ngày của cơ quan.
Theo dõi quá trình xử lý, giải quyết công văn, do các đơn vị chức năng các cá nhân thực hiện.
Cung cấp khả năng khai thác,tìm kiếm công văn theo các tiêu chí (tên loại,thời gian, vấn đề, đơn vị gửi/nhận) hoặc theo nội dung trong trích yếu;
Cung cấp báo cáo thống kê, tổng hợp tình hình giải quyết công việc thong qua hệ thống công văn đi – đến;
Định dạng cấu trúc văn phòng.
Tổ chức các đối tượng công văn – công việc;
Định nghĩa các luồng công văn – công việc;
Thống kê phân tích công văn – công việc;
Tìm kiếm công văn – công việc;
Và nhiều tính năng mở rộng khác.
Việc xây dựng hệ thống quản lý công văn đảm bảo:
Tự động hóa các nghiệp vụ văn phòng: nội dung và luồng công văn, công việc.
Giảm chi phí đầu tư quản lý công việc, hồ sơ, tài liệu cho công ty.
Bảo mật: công việc văn bản trên hệ thống thông tin.
Quản lý: Theo dõi các quá trình xử lý công văn công việc.
Trong thực tế, cả nước đã có rất nhiều UBND như UBND tỉnh Cà Mau đang sử dụng hệ thông phần mềm quản lý công văn.
Chính Phủ cũng sử dụng phần mềm hệ thống này để quản lý công văn trong lĩnh vực hoạt động của mình.
3.2. Hệ thống trang thông tin điện tử của cơ quan (Web nội bộ)
Tính năng chung: Là hệ thống kết nối hoạt đông cơ quan, cung cấp thông tin, là công cụ trao đổi/chia sẻ thông tin trong hoạt động của cơ quan.
– Cung cấp thông tin chung về cơ quan,các mảng hoạt động cần thông báo, những chủ trương trong từng thời kỳ (tầm nhìn, chiến lược, mục tiêu chung của cơ quan trong từng thời kỳ).
– Cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của cơ quan,hàng tuần/ngày, chỉ đạo, tóm tắt ý kiến của các cuộc họp/hội nghị (tùy theo yêu cầu thông báo, thông tin), kế hoạch hoạt động chung, trách nhiệm thực hiện/hoàn thành công việc của các đơn vị chức năng.
– Lịch điện tử: lịch họp,lịch làm việc,công tác,tiếp khách… hàng ngày/tuần; trách nhiệm về nội dung, thành phần địa chỉ,yêu cầu đối với các đơn vị/cá nhân tham gia.
– Nhắc việc: có thể sử dụng một số mục trên trang thông tin để nhắc việc hoặc gây chú ý.
– Theo dõi quá trình hoạt động theo công việc/hoặc các đơn vị chức năng/hoặc theo các chương trình dự án (kế hoạch hoạt động, trách nhiệm, kết quả cần phải đạt được, kết quả thực tế, đánh giá).
– Cung cấp báo cáo định kỳ.
– Thư điện tử phục vụ trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị cá nhân trong cơ quan.
– Hội nghị điện tử: Tổ chức họp qua mạng cho một số hoạt động đòi hỏi tính thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các nhóm, giữa một số đơn vị chức năng.
Hình ảnh giao diện của một web nội bộ
Cập nhật thông tin:
Mọi loại thông tin đều phải có địa chỉ chịu trách nhiệm về nội dung, độ chính xác và tin cậy. Cá nhân, đơn vị được phân quyền mới cập nhật đưa thông tin vào hệ thống được và phải đảm bảo tính cập nhật thông tin liên tục.
Đơn vị chuyên trách chịu trách nhiệm biên tập thông tin (bảo đảm tính chính xác,cập nhật,chuẩn mực, độ tin cậy).
Các đơn vị chức năng:
Theo trách nhiệm phân công cụ thể và từng loại thông tin đưa vào hệ thống.
Khai thác và sử dụng:
Cho phép người sử dụng có thể truy cập từ bất kì đâu thông qua tên miền, (đăng kí chính thức) hoặc chỉ sử dụng tại các hệ thống mạng của cơ quan.
Tất cả các cá nhân được cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu tham gia vào hệ thống.
Mọi người đều có thư viện điện tử riêng.
(Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
3.3. Hệ thống quản lý phần mềm chuyên ngành
Đây là hệ thống phần mềm được xây dựng phục vụ cho các hoạt động mang tính chuyên ngành của cơ quan.
Số lượng phần mềm, tính năng,biểu mẫu cung cấp thông tin phục vụ cho các mục tiêu khác nhau (chuyên ngành, lãnh đạo, nhu cầu sử dụng chung) được thiết kế theo tính năng, tác dụng của từng loại công việc.
Hệ thống phần mềm này được sử dụng cho từng ngành cụ thể.
Thực tế hiện nay tại UBND cấp huyện đã xây dựng một số phần mềm mang tính chuyên ngành như:
Phần mềm quản lý quy trình hồ sơ “một cửa”, phục vụ hoạt động cải cách thủ tục hành chính “một cửa” do cấp huyện đảm trách;
Phần mềm quản lý nhân sự nhằm quản lí cán bộ công chức đang làm việc trong cơ quan nhà nước.
Ở các khách sạn hiện nay đang sử dụng phần mềm quản lý khách sạn Hotel Easy.(Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
3.4. Cổng thông tin dịch vụ công
Hiện nay, các trang thông tin không dừng lại ở việc cung cấp thông tin đơn thuần. Trong tiến trình cải cách hành chính, chung ta đang triển khai bốn mức dịch vụ công. Dịch vụ công là những hoạt động của các tổ chức nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được Nhà nước ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ trực tiếp những nhu cầu thiết yếu của cộng đồng, công dân; theo nguyên tắc không vụ lợi, đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội.
Các dịch vụ công có đặc điểm sau đây:
Là những hoạt động có tính chất xã hội, phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng. Đây là những dịch vụ phục vụ các lợi ích tối cần thiết của xă hội để bảo đảm cuộc sống được b́nh thường và an toàn.
Là những hoạt động do các cơ quan công quyền hay những chủ thể được chính quyền ủy nhiệm đứng ra thực hiện.
Để cung ứng các dịch vụ công, các cơ quan nhà nước và tổ chức được ủy nhiệm cung ứng có sự giao tiếp với người dân ở những mức độ khác nhau khi thực hiện cung ứng dịch vụ.
Việc trao đổi dịch vụ công thông qua quan hệ thị trường đầy đủ. Thông thường, người sử dụng dịch vụ công không trực tiếp trả tiền, hay nói đúng hơn là đă trả tiền dưới h́nh thức đóng thuế vào ngân sách nhà nước để Nhà nước tổ chức việc cung ứng một cách đều đặn như một sự “thỏa thuận trước”. Nhưng cũng có những dịch vụ mà người sử dụng vẫn phải trả thêm một phần hoặc toàn bộ kinh phí; tuy nhiên, đối với các loại dịch vụ này, Nhà nước vẫn có trách nhiệm bảo đảm việc cung ứng không nhằm vào mục tiêu thu lợi nhuận.
Mọi người dân (bất kể đóng thuế nhiều hay ít, hoặc không phải đóng thuế) đều có quyền hưởng sự cung ứng dịch vụ công ở một mức độ tối thiểu, với tư cách là đối tượng phục vụ của chính quyền. Lượng dịch vụ công cộng mà mỗi người tiêu dùng không phụ thuộc vào mức thuế mà người đó đóng góp.
Khác với những loại dịch vụ thông thường được hiểu là những hoạt động phục vụ không tạo ra sản phẩm mang h́nh thái hiện vật, dịch vụ công là những hoạt động của bộ máy nhà nước phục vụ các nhu cầu thiết yếu của xă hội, bất kể các sản phẩm được tạo ra có h́nh thái hiện vật hay phi hiện vật.
Xét trên giác độ kinh tế học, dịch vụ công là các hoạt động cung ứng cho xă hội những hàng hóa công cộng. Theo nghĩa hẹp, hàng hóa công cộng là loại hàng hóa mà khi nó đă được tạo ra th́ khó có thể loại trừ ai ra khỏi việc sử dụng nó; và việc tiêu dùng của mỗi người không làm giảm lượng tiêu dùng của người khác. Hàng hóa công cộng mang lại lợi ích không chỉ cho những người mua nó, mà cho cả những người không phải trả tiền cho hàng hóa này. Đó là nguyên nhân dẫn đến chỗ Chính phủ trở thành người sản xuất hoặc bảo đảm cung cấp các loại hàng hóa công cộng. Còn theo nghĩa rộng, hàng hóa công cộng là “những hàng hóa và dịch vụ được Nhà nước cung cấp cho lợi ích của tất cả hay đa số nhân dân”. Dịch vụ công là những hoạt động cung ứng các hàng hóa công cộng xét theo nghĩa rộng, bao gồm cả những hàng hóa có tính cá nhân thiết yếu được Nhà nước bảo đảm cung ứng như điện, nước sinh hoạt…
Mô hình 4 mức độ phát triển của các dịch vụ hành chính công trực tuyến được áp dụng đối với Chính phủ điện tử tại Việt Nam, bao gồm:
Mức độ 1: Cổng thông tin điện tử có đầy đủ thông tin về quy trình thủ tục thực hiện dịch vụ, các giấy tờ cần thiết, các bước tiến hành, thời gian thực hiện, chi phí thực hiện dịch vụ.
Mức độ 2: Dịch vụ mức 1 cho phép người sử dụng tải về các mẫu đơn, hồ sơ, văn bản và khai báo để hoàn thiện theo yêu cầu.
Mức độ 3: Dịch vụ mức 2 cho phép người sử dụng điền trực tuyến vào mẫu đơn, hồ sơ, văn bản và gửi lại trực tuyến tới các cơ quan cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Mức độ 4: Dịch vụ mức 3 cho phép người sửu dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp, qua đường bưu điện đến người sử dụng.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết dịch vụ công “trực tuyến” ở mức đơn giản nhất. Đến cuối năm 2010 mới có khoảng 60% cổng thông tin điện tử / trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang Bộ và 55,6% của UBND tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 2 cho người dân và doanh nghiệp. Tỷ lệ triển khai cung cấp dịch vụ mức 3 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ chỉ đạt 37,5%, và UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đạt 33,3%.(Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 4 đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân va doanh nghiệp như tiết kiệm được thời gian, chi phí, giảm bớt sự phiền hà, tiêu cực khi thực hiện các thủ tục hành chính. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính, triển khai Chính phủ điện tử. Điều đó không những tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp, mà còn góp phần làm giảm áp lực giấy tờ công việc lên chính các cơ quan quản lý nhà nước.
Đối với các địa phương, năm 2010 đã có sự tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng và số địa phương cung cấp dịch vụ mức 3. Cụ thể, tại các tỉnh, thành phố sẽ ưu tiên cung cấp 11 dịch vụ công tối thiểu mức độ 3 gồm: Đăng kí kinh doanh, cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, cấp giấy phép xây dựng, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, giấy phép đầu tư, giấy đăng kí hành nghề y, dược, lao động,việc làm, cấp, đổi giấy phép lái xe, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đăng kí tạm trú, tạm vắng và dịch vụ đặc thù. Một số dịch vụ công mức 4 cũng đã bắt đầu được triển khai. Để thực hiện thành công việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cần đầu tư cho phát triển phần mềm và củng cố hạn tầng công nghệ thông tin, đồng thời cần phải đào tạo nâng cao nhận thức cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ. Hiện nay đa số cán bộ quen làm việc theo phương pháp truyền thống là giải quyết trực tiếp tại văn phòng một cửa, ngại ứng dụng côiêung nghệ thông tin,vì vậy cần có cơ chế khuyến khích hay bắt buộc, có lộ trình rõ ràng và phải có sự quyết tâm cao của các cấp lãnh đạo.
XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH TIỂU LUẬN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Theo chương trình Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 đặt mục tiêu tới năm 2015 sẽ cung cấp dịch vụ công trực tuyếnmức độ cao trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Định hướng đến năm 2020 hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến múc độ 3 và 4, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.
Thực tế hiện nay, mức độ hiện đại hóa dịch vụ công vẫn đang “lưng chừng”. Việc triển khai dịch vụ mức 3 và 4 gặp khó khăn hơn rất nhiều so với mức 1 và 2. Cần có sự tăng cường một cách đồng bộ từ trung ương tới địa phương trên phạm vi cả nước.
Những thành tựu trong công nghệ thông tin và hệ thống thông tin ứng dụng đã phần nào đáp ứng nhu cầu làm việc và khai thác thông tin. Tuy nhiên, cần đẩy mạnh việc phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin ứng dụng hơn nữa. đây là việc được xem là cần thiết đối với mọi cơ quan tổ chức để làm việc và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội.
4. Tính chất của thông tin, liên hệ thực tế
Trong cuộc sống, thông tin có vai trò hết sức quan trọng. Trước hết, thông tin là công cụ hỗ trợ cho một kế hoạch, một chiến lược đã định trước. Thông tin cung cấp cho con người hiểu biết về sự vật, đối tượng mà chúng ta quan tâm. Đặc biệt, trong hoạt động quản lý nhà nước thì thông tin có vai trò hết sức quan trọng. Nó gắn liền với các quyết định quản lý và mục tiêu quản lý, góp phần tạo nên thành công trong công tác quản lý nhà nước.
Thông tin trong quản lý thường có những tính chất cơ bản sau: tính định hướng, tính tương đối, tính tức thời, tính thời điểm, tính cục bộ, tính đa dạng.
Trước hết là tính định hướng của thông tin: Thông tin là sự phản ánh giữa nguồn tin và nơi nhận tin. Trong hoạt động quản lý kinh tế xã hội thì đó là mối quan hệ giữa người tạo ra và người sử dụng. Còn trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước thì đó có là các quyết định, các chỉ thị, mệnh lệnh điều chỉnh từ cấp trên hay thông tin phản ánh, báo cáo đề nghị, yêu cầu của tuyến dưới lên tuyến trên.
Tính định hướng phản ánh mối quan hệ giữa đối tượng được phản ánh và nơi nhận phản ánh. Từ đối tượng phản ánh tới chủ thể phản ánh được coi là hướng của thông tin.
Như chúng ta biết , quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt của con người phát sinh trên cơ sở phân chia và chuyên môn hóa lao động về bản chất thuộc về lao động trí óc. Trong công tác quản lý yêu cầu người lãnh đạo phải có những phẩm chất như biết thu thập thông tin, phân tích thông tin, tính toán con đường đi và phương pháp phát triển.
Thông tin là đối tượng của người quản lý và thông giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý. Tùy theo từng lĩnh vực mà có những thông tin khác nhau, do đó thông tin được định hướng dựa vào các lĩnh vực mà nhà quản lý mong muốn. Trong các quyết định quản lý, các nhà lãnh đạo luôn cần đến các thông tin để định hướng cho các quyết định của mình trong quá trình quản lý. Thông tin chỉ có ý nghĩa khi nó được cung cấp theo đúng yêu cầu của nhà quản lý và nó đáp ứng được sự đòi hỏi cùa công tác quản lý.
Trong diều kiện không có người sử dụng, thì khái niệm thông tin sẽ mất ý nghĩa, vì thông tin có nghĩa là cung cấp cho người sử dụng hiểu biết về cái gì đó mà trước đây họ chưa biết. Và như vậy có nghĩa là chỉ những gì đem lại những hiểu biết mới, làm giàu cho kho tàng kiến thức của người nhận mới được xem là thông tin. Thông tin phải có hướng nếu thông tin không có hướng và thực tế không có ý nghĩa của thông tin và đó là hướng từ nơi phát đến nơi nhận.
Trong quản lý hành chính nhà nước củng cố thông tin hỗ trợ ra quyết định ở các cấp hành chính, quá trình quản lý nằm trong tương tác giữa khách thể và chủ thể, thiếu một trong hai vị trí này thông tin sẽ không còn ý nghĩa. Và thông tin thật sự có ý nghĩa giá trị kho nó mang tính định hướng, có một hướng đi xác định.
Thông tin cũng mang tính tương đối, điều này được thể hiện trong phương pháp phân tích hệ thống đã khẳng định tính bất định của một quá trình điều khiển phức tạp. Tính bất định đã góp phần tạo ra sự tương đối của thông tin mà chúng ta nhận được, bởi vì tính bất định chính là tình trạng không có đầy đủ thông tin về một sự vật, hiện tượng nào đó. Điều này dễ dàng bắt gặp trên thực tế, chúng ta không thể nhận được đầy đủ thông tin về sự vật hiện tượng mà chúng ta chỉ có thể nhận được một số thông tin và từ đó đưa ra những phán đoán về sự vật hiện tượng. Để nhận được một thông tin phải qua nhiều nguồn và qua nhiều tầng nấc khác nhau. Có khi những thông tin này đã được lượt bớt, chủ yếu là sự chủ quan của người cung cấp. Khio mà có quá nhiều luồng thông tin khác nhau, có thể dẫn đến việc thông tin bị loãng gây khó khăn cho hoatgj động quản lý. Mặc dù có rất nhiều luồng thông tin nhưng thông tin càn thiết cho hoạt động quản lý ở lĩnh vực nào đó lại thiếu.
Tất cả những điều trên có ý nghĩa là mỗi thông tin nhận được phần lớn chỉ là sự phản ánh tương đối và không đầy đủ về sự vật hiện tượng được thong báo, nhất là những thông tin trong hoạt động kinh tế xã hội. Bởi vì trong hoạt động kinh doanh, một doanh nhiệp sẽ không hoàn toàn biết hết tất cả thông tin liên quan đến ngành lĩnh vực mình hoạt động. Họ chỉ có thể thu thập rất ít thông tin nhát là những thông tin liên quan đến nhà nước, đối thủ cạnh tranh. Cho nên muốn thành công thì doanh ngiệp phải nắm bắt đúng cơ hội, phán đoán dựa vào những thông tin ít ỏi để đạt nhiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó thì những doanh ngiệp luôn phải giữ bí mật sản xuất nên thông tin đã ít lại càng ít hơn.(Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
Hơn thế nữa thì khả năng thực tế và mức độ chính xác của các phương pháp và phân tích thu thập thông tin kém hiệu quả, đây là những tác nhân gây ra tính tương đối của thông tin. Trong hoạt động quản lý nhà nước thì luôn có những quy định chặt chẽ về việc thu thập thông tin, đặt biệt là thông tin từ các cơ quan nhà nước. Và phương pháp thu thập chủ yếu là quan văn bản giữa các cơ quan với nhau góp phần tạo ra tính tương đối của thông tin. Đồng thời, việc bảo quản và lưu trữ thông tin không tốt đã gây mất mác những thông tin quý giá và cần thiết nhất là việc lưu trữ những văn bản bằng chất liệu giấy. Trên thực tế thông tin luôn mang tính tương đối do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan khác nhau và tính tương đối là tính chất cơ bản của thông tin.
Tính thời điểm, là tính chất luôn luôn tồn tại ở mọi thông tin bởi vì thế giới luôn vận động và phát triển. Đối với một sự vật hiện tượng thì tại thời điểm này thì nó là như thế nhưng ở một thời điểm khác nó đã thay đổi cũng vì thế mà thông tin ta nhận được từ nó cũng khác nhau và thay đổi theo sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. Mặc khác thì khi một người nhận được thông tin nghĩa là đã có một khoảng thời gian để thông tin từ nơi phát đến nơi nhận. Và trong khoảng thời gian đó thì sự vật hiện tượng được quan tâm đã vận động biến đổi khác trước. Điều này thể hiện rõ hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, việc thay đổi liên tục các dây chuyền sản xuất kinh doanh và công nghệ không ngừng phát triển, nắm bắt được yếu tố tức thời của thông tin sẽ làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển ngày càng cao đi đầu trong phát triển công nghệ. Và thông tin chỉ có giá trị khi nó đến với nhà quản lý kịp thời, đầy đủ chính xác, trong đó yếu tố kịp thời đúng lúc sẽ quyết định sự thắng lợi trong hoạt động quản lý.
Những thay đổi của thông tin phụ thuộc vào thời gian thông tin đi từ nơi phát đến nơi nhận và cũng phụ thuộc vào đối tượng đang được xem xét. Cho nên thông tin nhận được chỉ là bức tranh trong quá khứ dù chỉ là quá khứ rất gần của đối tượng được xem xét. Thông tin nhận được là quá khứ là một điều tất nhiên và tính tức thời của thông tin cần được xem xét cụ thể để có thể phát huy một cách tốt nhất giá trị của thông tin.
Trong hoạt động quản lý nhà nước, thông tin là yếu tố quyết định trong quản lý bởi vì có những thông tin chính xác đầy đủ kịp thời thì mới đảm bảo một cách tốt nhất cho hoạt động quản lý nhà nước có hiệu quả. Thông tin đảm bào tính thời điểm khi mà nó phản ánh được sự vật hiện tượng đầy đủ nhất nhanh chóng nhất cho nhà quản lý và hiệu quả của thông tin chỉ được thể hiện khi nó mang đến những thông tin mà nhà quản lý cần để đưa ra những quyết định nhanh chóng chính xác đạt được mục tiêu đã đề ra.
Do thông tin có tính chất tức thời nên trong hoạt đọng của cơ quan nhà nước trong mọi báo cáo, thư từ trao đổi,… trong thực tế luôn phải ghi kèm theo ngày giờ, thậm chí trong những tình huống càn thiết thì nhiều thông tin còn phải được ghi cả phút, giây. Tính tức thời của thông tin rất quan trọng nhất là trong hoạt động mang tính bí mật trong hoạt dộng quản lý nhà nước, có như thế mới đảm bảo sự chính xác trong quản lý, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn xã hội do tính thiếu kịp thời của thông tin. Nếu thông tin đến đúng lúc nó sẽ đem lại những hiệu quả rất lớn cho xã hội cho an ninh quốc phòng của đất nước. Cho nên tính thời điểm rất quan trọng trong hoạt động q uản lý nhà nước nhất là đối với thông tin trong hoạt động quân sự và quốc phòng.(Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
Có thể nói tính tức thời là tính chất quan trọng của thông tin và nó quiets định đến hiệu quả của sử dụng thông tin. Nếu thông tin đầy đủ chính xác nhưng không kịp thời thì thông tin sẽ không có giá trị và trở nên lạc hậu so với sự vận động của thế giới. Và cũng có một quan điểm cho rằng, trong thời đại ngày nay người nào nắm giữ nhiều thông tin chính xác kịp thời nhất thì người đó dễ dàng đạt được những thành công trong cuộc sống.
Tính cục bộ của thông tin,mọi thông tin đều gắn với một công đoạn nhất định trong một quy trìh nào đó. Như vậy thông tin chỉ có ý nghĩa với một công đoạn nào đó mà thôi hay là qua trình mà nó có nhiệm vụ phản ánh.Tuy nhiên thông tin vẫn có ý nghĩa khi xem xét cho một quy trình khác nói chung nhưng điều này là rất hạn chế bởi vì thông tin chỉ thích hợp cho một công đoạn nhất định nào đó trong hoạt động quản lý. Chẳng trong hoạt thông quản lý nhân sự thì cần những thông tin về nhân viên như lý lịch bản thân, trình độ,…chứ không cần những thông tin như tiền lương, hoạt động kinh doanh,…
Bên cạnh đó một bản tin có thể là một thông tin cho hệ thống hoạt động này nhưng hoàn toàn không có ý nghĩa với hệ thống khác .cũng có những thông tin cần thiết cho hoạt động này nhưng lại không liên quan đến hoạt động khác. Điều này thường xảy ra ở các cơ quan quản lý nhà nước do có một cơ chế chặt chẽ trong quản lý thông tin nên trong hoạt động quản lý việc thiếu thông tin cục bộ là rất thường gặp. Tính cục bộ của thông tin rất dễ dàng băt gặp trong quản lý do đó những nhà quản lý cần có chiến lược thích hợp để thu thập những thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao nhất.
Thông tin có tính đa dạng, thông tin có nhiều, rất nhiều và vô hạn, bên cạnh đó là cách thức thẻ hiện thông tin vô cùng phong phú. Thông tin thường được thể hiện dưới những dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, video,hình ảnh,… Thông tin không chỉ đa dạng trong cách thể hiện mà còn đa dạng trong thể loại thông tin và nội dung thông tin hướng đến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Vì thế, những nhà quản lý cần phải hết sức sáng suốt trong quá trình chọn lựa thông tin cho phù hợp với lĩnh vực hoạt dộng của mình. Tránh tình trạng thông tin quá nhiều gây khó khăn cho việc đưa ra các quyết định quản lý và có thể đưa ra những quyết định sai lầm do thông tin bị loãng. Bởi vậy, việc nghiên cứu thông tin cần phải hết sức chú ý đến tính đa dạng của thông tin nhằm hướng đến những thành công trong công tác quản lý nhất là quản lý hành chính nhà nước.
5. Hải quan điện tử.
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa được đặt lên hàng đầu, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống. Bởi vì khi mà kỹ thuật công nghệ phát triển mạnh thì đây cũng là một yếu tố được quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước: là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước, trong giao dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch. (Khoản 1, điều 3, Nghị định 64 về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước – NĐ64/2007/NĐ-CP)
Dịch vụ hành chính công: là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.
Hải quan điện tử là một phần trong ứng dụng công nghệ thông tin và là một dịch vụ hành chính công. Vì vậy, sử dụng hải quan điện tử được xem là bước ngoặt trong thủ tục hành chính nói chung và hải quan của Việt Nam nói riêng.(Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
Nghiệp vụ hải quan điện tử là nghiệp vụ do dành cho các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các cơ quan hữu quan thực hiện bằng khai báo hải quan từ xa, thông qua đường truyền Internet giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí giao dịch trong quá trình khai báo hải quan cũng như thông quan so với cách thức truyền thống.
Hải quan điện tử là một thủ tục mặc dù đã được thí điểm từ lâu tuy nhiên đây vẫn còn là một hình thức mới mẻ chưa được phổ biến. hiện nay thủ tục hải quan vẫn đang được áp dụng song song hai hình thức là khai báo trên giấy và khai báo bằng điện tử. Chính vì vậy nghiệp vụ hải quan điện tử là rất cần thiết nhất là hướng dẫn thủ tục đăng ký hải quan điện tử cho các doanh nghiệp, cá nhân.
5.1. Các bước đăng ký
5.1.1. Đối với người khai hải quan
Bước 1 – Đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn thuế. Thủ tục đăng ký danh mục tương tự như đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất.
Doanh nghiệp phải lưu giữ hồ sơ và xuất trình khi hải quan có yêu cầu kiểm tra hồ sơ giấy. Hồ sơ giấy gồm:
– Danh mục hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định cho dự án được miễn thuế: 02 bản;
– Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính;
– Luận chứng kinh tế kỹ thuật: 01 bản chính;
Danh mục hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn thuế do doanh nghiệp tự kê khai theo đúng quy định về hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn thuế nêu tại Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005, Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này, phù hợp với Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án đầu tư và chịu trách nhiệm trước pháp luật về danh mục này
Bước 2 – Nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định. Thủ tục hải quan thực hiện tương tự như thủ tục nhập khẩu đối với hàng hóa theo hợp đồng mua bán.
5.1.2. Đối với cơ quan hải quan
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra việc đăng ký danh mục hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định.
Bước 2: Làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định.
Thủ tục hải quan thực hiện tương tự như thủ tục nhập khẩu đối với hàng hóa theo hợp đồng mua bán. Ngoài ra cơ quan hải quan phải thực hiện thêm như sau:
– Căn cứ thông tin khai; hồ sơ của doanh nghiệp doanh nghiệp nộp/xuất trình, đối chiếu với các quy định hiện hành để làm thủ tục miễn thuế cho từng lô hàng nhập khẩu;
– Chi cục Hải quan điện tử nơi làm thủ tục phải kiểm tra, theo dõi và xác nhận vào phiếu theo dõi trừ lùi (trong trường hợp phải cấp phiếu trừ lùi cho doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại nơi khác).
– Hết lượng hàng hoá nhập khẩu ghi trên Danh mục, Chi cục Hải quan điện tử nơi làm thủ tục lần cuối cùng tổng hợp lượng hàng mà doanh nghiệp đã nhập khẩu theo Danh mục, in và xác nhận lên phiếu theo dõi trừ lùi (trong trường hợp phải cấp phiếu trừ lùi cho doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại nơi khác);(Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
5.1.3. Cách thức thực hiện
Gửi, nhận thông tin qua hệ thống máy tính của doanh nghiệp đã được nối mạng.
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
– Danh mục, số lượng nguyên liệu nhập khẩu trong một năm;
– Giấy phép đầu tư/giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Văn bản cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng nguyên liệu nhập khẩu đúng mục đích được miễn thuế theo quy định pháp luật.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
– Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan).
– Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan):
+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tòan bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục hải quan điện tử.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có).
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục Hành chính: Chi cục hải quan điện tử. (Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện các dự án đầu tư.
Lệ phí (nếu có): 20.000 VNĐ/tờ khai (theo Thông tư số 43/2009/TT-BTC ngày 09/03/2009 của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan)
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a):
– Tờ khai hàng hoá xuất, nhập khẩu: Mẫu tờ khai 1, Phụ lục VIII, Quyết định 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục Hải quan điện tử.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật hải quan số 29/2001 QH10 ngày 29/06/2001.
– Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 29/2001/QH11 ngày 29/06/2001.
– Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
XEM THÊM 99+==> LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
– Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
– Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điển tử trong lĩnh vực tài chính.
– Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 Về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử.
– Quyết định số 52/2007/QĐ/BTC ngày 22/6/2007 về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục Hải quan điện tử.
– Thông tư số 43/2009/TT-BTC ngày 09/03/2009 của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan.
5.2. Thành tựu của hải quan điện t (Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
Trên đây chỉ là những thủ tục mà khi sử dụng hải quan điện tử cần chú ý. Bên cạnh tiến trình thực hiện là những thành tựa cần nhìn lại để phát huy hơn nữa cho việc áp dụng hải quan điện tử.
Nhằm thực hiện cải cách phát triển hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2008-2010 theo Quyết định 456 của Bộ trưỏng Bộ Tài chính, Ngành Hải quan đã chính thức mở rộng thí điểm thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) từ ngày 15/12/2009. Sau một năm thực hiện nhìn lại, bức tranh toàn cảnh TTHQĐT đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Hai chi cục điện tử tại Cục hải quan Hải Phòng và TP.Hồ Chí Minh đã được thí điểm từ 2005-2009 cho thấy mặc dù bước đầu đã đạt được những thành công nhất định nhưng khó mở rộng và tạo sức lan tỏa, vì vậy Tổng cục Hải quan đã chủ động báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thay đổi chủ trương chuyển đổi từ mô hình thí điểm hẹp tại một Chi cục Hải quan điện tử (chỉ thực hiện TTHQĐT) sang áp dụng mô hình các Chi cục Hải quan thực hiện song song 2 phương thức điện tử và thủ công tại 13 Cục Hải quan tỉnh, thành phố trọng điểm với phạm vi toàn quốc.
Để triển khai chủ trương về mô hình thực hiện, Ngành Hải quan đã trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 103/2009/QĐ-TTg, Thông tư 222/2009/TT-BTC để làm cơ sở pháp lý triển khai. Đồng thời Ngành Hải quan đã ban hành các kế hoạch để triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử trên phạm vi 13 Cục Hải quan tỉnh, thành phố trọng điểm trong năm 2010; chỉ đạo các Cục hải quan tỉnh, thành phố thành lập bộ máy chỉ đạo, phân công cán bộ, xây dựng các quy chế phối hợp giữa các đơn vị, tổ chức triển khai TTHQĐT theo đúng kế hoạch được phê duyệt. Ngoài ra, Ngành Hải quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ, yêu cầu thực hiện TTHQĐT tại các Chi cục; tổng hợp báo cáo, xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, thường xuyên tổ chức một số hội nghị chuyên đề để bàn hướng tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Để thực hiện được những gì mà Chính phủ và Bộ tài chính đưa ra thì ngành Hải quan đã ban hành các quy trình hướng dẫn như: Quyết định 2396/QĐ-TCHQ hướng dẫn về quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Quyết định số 1608/QĐ-TCHQ hướng dẫn quy trình thủ tục hải quan ưu đãi đối với Công ty TNHH Intel Products Việt Nam; Quyết định số 2294/QĐ-TCHQ ngày 11/9/2010 hướng dẫn quy trình phúc tập hồ sơ hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Tổ chức nhiều khóa đào tạo, tập huấn hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ, quản lý rủi ro, sử dụng hệ thống công nghệ thông tin cho các cán bộ của các Cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện TTHQĐT. Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI để tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo về thủ tục hải quan điện tử cho các doanh nghiệp tại các khu vực. Các Cục Hải quan cũng đã chủ động tổ chức nhiều khóa đào tạo cho các doanh nghiệp tham gia TTHQĐT tại địa bàn cũng như xây dựng và phát hành tài liệu, sách tuyên truyền về TTHQĐT.(Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
Chủ động phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để viết bài, đăng tin phản ánh về các hoạt động thủ tục hải quan điện tử, góp phần nâng cao nhận thức và sự đồng tình ủng hộ của xã hội với các chủ trương này.
Những thành tựu kết quả đạt được:
Thứ nhất, Việc chuyển đổi mô hình thực hiện TTHQ điện tử từ một Chi cục HQ điện tử sang mô hình các Chi cục HQ đồng thời thực hiện 2 phương thức TTHQ điện tử và TTHQ truyền thống là một quyết định đúng đắn, đã tạo sức lan tỏa lớn, phù hợp với thực tiễn và trình độ phát triển hiện tại của Hải quan Việt Nam, nâng cao tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các Cục hải quan tỉnh, thành phố; tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển ở giai đoạn sau; mở ra cho cộng đồng doanh nghiệp khắp cả nước cơ hội và khả năng tham gia thực hiện TTHQ điện tử rất lớn, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy cải cách hành chính hiện đại hóa hải quan theo đề án 30 của Chính phủ.
Thứ hai, qua 01 năm thực hiện mô hình mới đã đạt được những bước phát triển đáng kể về quy mô cũng như chất lượng:
13 Cục hải quan với số lượng là 70 Chi cục đã triển khai, tăng gấp 35 lần so với năm 2009. Trong đó có 08/13 Cục hải quan đã triển khai thủ tục hải quan điện tử tại 100% các Chi cục, có 11/13 Cục đạt trên 70% các Chi cục.
Số lượng loại hình thực hiện: 03 loại hình chính (kinh doanh, gia công, sản xuất xuất khẩu) và 06 loại hình khác (chế xuất ưu tiên, tạm nhập tái xuất, XNK dự án đầu tư, XNK tại chỗ, XNK trả lại, chuyển cửa khẩu).
Số lượng các doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử: 2,493 doanh nghiệp, gấp 6,2 lần so với năm 2009 (số DN tham gia TTHQĐT năm 2009 là 403 DN); chiếm khoảng 4,74 % số lượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan trên địa bàn (tổng số DN trên 13 Cục: 52.579).
Số lượng tờ khai qua TTHQĐT đạt 254.248 tờ khai, gấp 13,76 lần so với năm 2009 (số tờ khai qua TTHQĐT năm 2009 là 18.472 TK).
Kim ngạch xuất nhập khẩu qua TTHQĐT đạt 27.926,65 triệu USD, gấp 14,27 lần so với năm 2009 (kim ngạch XNK qua TTHQĐT năm 2009 là 1.957 triệu USD), Số thu thuế qua TTHQĐT đạt 41.595 tỷ VNĐ. Các Cục Hải quan Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu có tỷ lệ kim ngạch XNK qua TTHQĐT cao, đạt trên 70% so với toàn Cục. Số thu thuế qua TTHQĐT đạt 41.595 tỷ VNĐ.
Thời gian thông quan trung bình: luồng xanh từ 3-15 phút; luồng vàng từ 10-60 phút; luồng đỏ phụ thuộc thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa.
Thứ ba, triển khai TTHQĐT trong năm 2010 đã cơ bản đạt được mục tiêu và yêu cầu đặt ra là từng bước cải cách hoạt động nghiệp vụ theo hướng phù hợp với chuẩn mực của hải quan hiện đại trong khu vực và thế giới; chuyển đổi từ TTHQ thủ công sang TTHQ điện tử. Thủ tục hải quan điện tử đã góp phần đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ hải quan. Tờ khai hải quan điện tử được chấp nhận và có căn cứ pháp lý để thông quan hàng hóa. Đối với lô hàng luồng xanh doanh nghiệp chỉ phải khai tờ khai điện tử. Thời gian thông quan giảm, tỷ lệ luồng xanh tăng, giảm việc tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp và công chức hải quan trong khâu thông quan. Xây dựng cơ sở pháp lý phù hợp với giai đoạn thí điểm trên cơ sở của Quyết định 103 bao gồm: Thông tư 222, các Quyết định hướng dẫn cụ thể các quy trình TTHQĐT do Tổng cục Hải quan ban hành, các văn bản hướng dẫn và xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.(Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
Đã nội luật hóa và áp dụng 31 chuẩn mực quốc tế vào Thông tư 222 và các quy trình hướng dẫn; Các khâu khai, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ điện tử, ra quyết định, phản hồi cho doanh nghiệp đã bước đầu được tự động hóa và thực hiện trên cơ sở dữ liệu điện tử; phù hợp với phương thức mà hải quan các nước tiên tiến trong khu vực đang áp dụng;
Thứ tư, Việc triển khai mở rộng TTHQĐT đã mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thời gian thông quan đối với các lô hàng thực hiện TTHQĐT giảm đáng kể so với thủ tục thông thường và khai từ xa; danh mục các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan điện tử giảm đáng kể so với thủ tục hải quan truyền thống; các doanh nghiệp tham gia TTHQĐT đã được tạo các điều kiện thuận lợi khi thực hiện TTHQĐT, được hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc kịp thời. Qua điều tra, lấy ý kiến của các Cục hải quan tỉnh, thành phố hầu hết các doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ chủ trương mở rộng TTHQĐT và đánh giá cao phương thức này.
Tuy nhiên bên cạnh đó thủ tục hải quan điện tử cũng đang là điều bất cập cho những doanh nghiệp mà xưa nay vẫn quen dùng kiểu khai báo truyền thống. Bởi vì trình độ tin học còn rất nhiều hạn chế ở nhiều cá nhân, doanh nghiệp, đây không phải là vấn đề hiếm thấy. chính vì lẽ đó mà cục hải quan phải thực hiện song song hai hình thức là hải quan điện tử và hải quan truyền thống (khai báo trên giấy).
Mặc dù còn một số nguyên nhân tồn tại nhưng với sự quyết tâm từ Chính phủ, các Bộ ngành và sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp thì việc ngành hải quan triển khai chính thức TTHQĐT sẽ là xu thế tất yếu trong thời gian tới.
5.3. Phần mềm ứng dụng và quy trình thực hiện.
Trên thế giới có nhiều phần mềm cho việc ứng dụng trong các tổ chức nhà nước tuy nhiên tại Việt Nam thì trong công tác hải quan điện tử phần mềm được sử dụng là ECUS-K2.
5.3.1. Giới thiệu
Phần mềm khai thuế Hải quan ECUS-K2 là công cụ dùng để giúp doanh nghiệp thực hiện quy trình thủ tục hải quan. Doanh nghiệp nhập thông tin tờ khai, các chứng từ liên quan như trong bộ hồ sơ giấy sau đó gửi đến Hải quan. Hệ thống tiếp nhận của Hải quan sẽ tiến hành cấp số và phân luồng cho tờ khai, doanh nghiệp lấy các phản hồi của Hải quan, in tờ khai và làm tiếp các bước theo quy trình nghiệp vụ cho đến khi lô hàng được thông quan. Ngoài ra phần mềm ECUS-K2 còn quản lý toàn bộ thông tin tờ khai tại doanh nghiệp giúp doanh nghiệp theo dõi toàn bộ số liệu xuất nhập khẩu, có thể thông kê, báo cáo với nhiều tiêu chí khác nhau: số lượng hàng, số tờ khai, theo khoảng thời gian, theo khách hàng…
5.3.2. Yêu cầu để tham gia hệ thống khai báo dữ liệu Hải quan điện tử
Ngoài các thủ tục được tham gia khai báo dữ liệu Hải quan điện tử tại cục Hải quan doanh nghiệp cần có:
– Máy tính kết nối internet: quay số 1269, hoặc 1280; ADSL, LEASED LINE,…
– Cấu hình tối thiểu của máy tính: (Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
+ CPU: 500 MHz
+ RAM: 128 MB
+ HDD: 200 MB Free
– Hệ điều hành máy tính: WINDOWS 2000 trở lên.
5.3.3. Đăng ký sử dụng chương trình
Lần đầu tiên khi bạn chạy chương trình, chương trình sẽ hỏi thông tin của doanh nghiệp bạn, bạn hãy nhập đầy đủ các thông tin sau đó chọn nút “Đồng ý”.
Bước tiếp theo bạn kiểm tra lại thông tin và chọn tiếp nút “Đồng ý”.
Chương trình sẽ hiện ra màn hình để bạn đăng ký sử dụng chương trình trực tuyến, đến đây bạn phải đảm bảo máy tính của bạn kết nối internet để đăng ký sử dụng chương trình. Để đăng ký trực tuyến bạn chọn nút “Đăng ký key trực tuyến”
Nếu đăng ký thành công bạn sẽ nhận được thông báo
Bạn chọn nút “Ok” tiếp theo bạn sẽ nhận được “Key” sử dụng chương trình.
Và cuối cùng bạn chọn nút “Đăng ký”.
Sau khi đăng ký thành công thì các bước còn lại thì chỉ cần vào mục nào mình muốn khai báo, nhập đầy đủ dữ liệu là có thể khai báo thành công. (Tiểu luận: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước )
Vì phần mềm tiếng Việt nên chúng ta có thể dễ dàng truy nhập. Nếu có vấn đề cần giải quyết chúng ta có thể tham khảo tại sách hướng dẫn đăng ký thủ tục hải quan.
Như vậy, chúng ta đã biết được một phần nào về hải quan điện tử và quy trình, thủ tục của nó. Đây được xem là chương trình tiện ích cho các cơ quan tổ chức doanh nghiệp mà đặc biệt hơn đối với cơ quan hành chính Nhà nước.
Trên đây là tiểu luận môn Quản lý nhà nước đề tài: Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước , dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học chuyên viên: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé.
Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/ Zalo: https://zalo.me/0932091562
DOWNLOAD FILE