Tiểu luận An sinh xã hội: Chính sách đối với người khuyết tật – Thực trạng và giải pháp – Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp

Đối với người tàn tật hiện nay tỉnh mới có 1 trung tâm trẻ em tàn tật thuộc Sở Y tế, khả năng tiếp nhận 70 cháu khuyết tật để phục hồi chức năng. Đây là mô hình tốt, nhưng chưa có khả năng mở rộng vì ngân sách của tỉnh còn rất khó khăn.
– Tổng hợp từ năm 2000 đến nay các cháu được phẫu thuật, PHCN là: 872 cháu (vá môi, hở hàm ếch: 287 cháu; Phẫu thuật mắt: 320 cháu; Tật vận động: 181 cháu, Ngôn ngữ, trị liệu: 84 cháu) tất cả chi phí cho phẫu thuật, PHCN đều được tỉnh hỗ trợ kinh phí thực hiện.
Bên cạnh những việc đã làm được về công tác an sinh xã hội tại địa phương thì vẫn còn những việc chưa làm được như : chưa rà soát được hết các đối tượng người tàn tật nặng, không có nguồn thu nhập và không có nơi nương tựa; người tàn tật nặng tuy có người thân thích nhưng họ già yếu hoặc quá nghèo để xem xét cho hưởng trợ cấp hàng tháng. Đảm bảo để tất cả các đối tượng theo quy định của nhà nước, dù ở vùng sâu, vùng xa đều được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định.

doc

19 trang

|

Chia sẻ: lvcdongnoi

| Lượt xem: 17815

| Lượt tải: 2

download

Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận An sinh xã hội: Chính sách đối với người khuyết tật – Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

MỤC LỤC
Lời mở đầu…………………………………………………………………………………………..3
Nội dung.…………………………………………………………………………….4
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn ………………………………………………………………4
I. Cơ sở lý luận:…………………………………………………………………………………….4
1/ Khái niệm…………………………………………………………………………………………4
1.1- Khái niệm An sinh xã hội: ……………………………………………………………. 4 1.2 – Khái niệm người tàn tật: ………………………………………………………………..4
2- Đặc điểm và của người tàn tật: …………………………………………………………..6
3- Nguyên nhân: …………………………………………………………………………………..6
4- Hậu quả:…………………………………………………………………………………………..7
II – Cơ sở thực tiễn:………………………………………………………………………………..8
B – Thực trạng người tàn tật của tỉnh Bắc Giang :……………………………………..10
I/ Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang:………………………………………..10
II/ Thực trạng người tàn tật:…………………………………………………………………..11
1. Nguyên nhân: ………………………………………………………………………………….11
2. Thực trạng: ……………………………………………………………………………………..12
III/ Kết quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với người tàn tật: ….13
1/- Trợ cấp xã hội: ……………………………………………………………………………… 13
2/- Về Y tế:………………………………………………………………………………………… 13
3/- Về giáo dục:………………………………………………………………………………….. 14
4/- Chỉnh hình phục hồi chức năng:…………………………………………………………14
IV/ giải pháp: ……………………………………………………………………………………..15
V/ Kiến nghị: ……………………………………………………………………………………….16
Kết Luận: ………………………………………………………….17
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LĐTBXH: Lao động thương binh xã hội
PHCN: Phục hồi chức năng
UBND: Ủy ban nhân dân
XĐGN: Xóa đói giảm nghèo
LỜI MỞ ĐẦU
Ước muốn có một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc là ước muốn ngàn đời của con người. Nhưng cuộc sống của con người không phải lúc nào cũng êm ả, thuận buồm xuôi gió mà ngược lại con người luôn phải đối mặt với rủi ro, thiên tai, địch hoạ, bệnh tật, ốm đau, sức yếu tuổi già, khủng hoảng kinh tế – xã hội. Luôn rình rập, đe doạ tới sự an toàn cuộc sống, vì thế An sinh xã hội cũng là nguyện vọng, là ước muốn của mọi con người.
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do dân và vì dân. Mục tiêu chiến lược “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Bên cạnh việc tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội hiện có trong từng giai đoạn, Nhà nước ta đã dần dần thể chế hoá các hoạt động đó bằng hệ thống pháp luật an sinh xã hội, tạo khung pháp lý cho mọi người dân, đặc biệt các đối tượng yếu thế, thiệt thòi, dễ bị tổn thương được bảo vệ chăm sóc. Để đạt được tiến bộ và công bằng xã hội, việc trợ giúp các đối tượng tượng yếu thế trong xã hội không chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm của Nhà nước và nhân dân mà còn chứa đựng cội nguồn của truyền thống nhân văn, đạo lý tốt đẹp của một dân tộc có bề dày lịch sử hàng nghìn năm.
Bảo vệ giúp đỡ người tàn tật là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội là việc làm thường xuyên của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương, để phát huy sức mạnh cộng đồng sự phối hợp của các tổ chức xã hội và hợp tác quốc tế.
Qua thời gian được nghiên cứu môn học An sinh xã hội và việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội tại địa phương, em lựa chọn đề tài : “ An sinh xã hội với người tàn tật tỉnh Bắc Giang – Thực trạng và giải pháp ” . Do kiến thức còn hạn chế , bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô trong khoa CTXH đặc biệt là Cô giáo Th.S Đặng Thị Phương Lan giúp đỡ, bổ sung kiến thức để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
I. Cơ sở lý luận:
1/ Khái niệm.
1.1- Khái niệm An sinh xã hội:
Trên cơ sở những khái niệm của các tổ chức quốc tế, của chuyên gia Việt Nam trong các tài liệu hội thảo; Kinh nghiệm thực tiễn của các nước trong quá trình phát triển hệ thống an sinh xã hội, kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam có thể đúc kết đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh, phù hợp hơn về an sinh xã hội, nó bao gồm được cái phổ biến của thế giới và cái đặc thù của Việt Nam, như sau:
An sinh xã hội là một hệ thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp của Nhà nước và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế – xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ, bần cùng hoá và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua các hệ thống chính sách về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt.
1.2- Khái niệm người tàn tật
Trên thế giới có rất nhiều quan niệm về người tàn tật mỗi nước, mỗi khu vực, mỗi ngành đều có những quan niệm khác nhau để phù hợp đáp ứng cho mục đích nghiên cứu của mình.
* Theo tổ chức y tế thế giới:
Người tàn tật là người không bình thường được chia làm 4 cấp độ khác nhau.
– Khuyết tật: Là sự khiếm khuyết giảm sút và rối loạn cơ cấu tổ chức trong một chức năng tâm lý, sinh lý giải phẫu của con người.
– Mất khả năng: là giảm sút mất khả năng thực hiện một hoạt động chức năng trong điều khiển hoặc trong phạm vi sinh hoạt bình thường do khuyết tật gây ra.
– Tàn tật: Là sự mất mát thiệt thòi do khuyết tật gây ra khiến cho họ không thực hiện được một phần hay toàn bộ công việc bình thường mà người bình thường có thể làm được.
– Tàn phế: là tàn tật nặng về thể lực, trí lực, cuộc sống của họ hoàn toàn phụ thuộc vào người thân và cộng đồng.
* Theo tổ chức lao động thế giới ( ILO):
Người tàn tật là người triển vọng tìm kiếm duy trì và tiến bộ trong một việc làm thích hợp bị hạn chế đáng kể do những tổn thương về thể lực, trí tuệ.
+ Tóm lại: Người tàn tật là người mất hoặc giảm khả năng do tàn tật dẫn tới gặp khó khăn và trở ngại trong các hoạt động sinh hoạt, học tập và đời sống.
* Đối với Việt Nam:
Khái niệm người tàn tật được quy định rõ tại pháp lệnh về người tàn tật, được thông qua ngày 30/7/1998 .
Người tàn tật là người không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật, là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận của cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.
– Khái niệm của Bộ y tế: Người tàn tật là người có khuyết tật thể hiện ở những rối loạn về tâm lý, sinh lý hoặc một chức năng nào đó của con người như: nghe, nhìn, vận động thần kinh.
– Khái niệm của Bộ LĐTB&XH: Người tàn tật là người có khuyết tật không có khả năng tự nuôi sống bản thân phải dựa vào người thân, cộng đồng và sự trợ giúp của nhà nước.
– Theo pháp lệnh của người tàn tật: Người tàn tật là người không phân hiệt nguồn gốc gây ra tàn tật, là người khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận của cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm giảm khả năng lao động, học tập sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.
2- Đặc điểm của người tàn tật:
Người tàn tật là người không bình thường, có khuyết tật do thiếu, hỏng hoặc không bình thường về thể lực, trí lực làm cho các chức năng của họ bị giảm sút. Nếu bị khuyết tật các chức năng giác quan, thần kinh thì khả năng tiếp nhận các thông tin của người tàn tật bị hạn chế. Nếu bị tật vận động thì việc đi lại, giao tiếp, quan hệ xã hội, xung quanh bị thu hẹp.
Bên cạnh những khó khăn người tàn tật phải trải qua, họ đều là những người sống nội tâm, tinh tế, giàu cảm xúc, giàu nghị lực để thích nghi, để vượt qua khó khăn bệnh tật. Đây là ưu điểm cần quan tâm động viên để người tàn tật tự vươn lên hòa nhập cuộc sống xã hội. Người tàn tật cũng là một con người luôn có những đòi hỏi thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh thần và nhu cầu hoàn thiện chính bản thân mình như những người bình thường. Họ luôn muốn được hòa nhập xã hội, muốn được học tập, giao tiếp ngoài cộng đồng, họ muốn được tôn trọng để xóa đi những mặc cảm tự ti, mặc cảm với bản thân mình. Họ cần được học văn hóa, học nghề phù hợp với dạng tật, các công việc thủ công đòi hỏi sự tỷ mỷ, kiên nhẫn có thể phù hợp với họ, việc làm vừa đem lại cho họ niềm vui trong lao động vừa giúp họ có thu nhập điều này giúp họ giảm bớt tâm lý bị phụ thuộc kinh tế tâm lý bị bỏ đi..
– Đối với người tàn tật ở Bắc Giang cũng không tránh khỏi tâm trạng đó nhất là đối với người tàn tật là thương binh, bệnh binh họ đã một thời lăn lộn với chiến trường đã đóng góp một phần xương máu cho cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.
3- Nguyên nhân:
Tàn tật do nhiều nguyên nhân gây ra, cú thể tạm chia thành một số nguyên nhân chính sau:
– Nguyên nhân do chiến tranh, hậu quả của chất độc màu da cam làm cho thế hệ người đi chiến đấu bị mắc bệnh và truyền cho đời sau.
– Do bệnh tật, bẩm sinh, chấn thương khi sinh, ngộ độc thai nghén sinh ra bại liệt, bệnh tim, thiểu năng trí tuệ và mắc một số bệnh gây nên.
– Do tác nhân môi trường gây nên ô nhiễm môi trường, không khí đậm đặc của các nhà máy thải ra…dẫn đến ung thư, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và các chất hóa chất do con người sử dụng bừa bãi.
– Do tai nạn: giao thông, thiên tai, tại nạn lao động.
– Bị bệnh do nguyên khác gây ra như: nghèo, suy dinh dưỡng, béo phì.
4- Hậu quả.
Đa số người tàn tật yếu sức khỏe, 90% trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh chết trước 20 tuổi do sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh do dịch. Người tàn tật hiểu biết kém nên hòa nhập xã hội kém, mặc cảm tâm lý, tự ti bị xã hội và người xung quanh kỳ thị, coi thường.
– Đối với gia đình: phải dành nhiều thời gian chăm sóc, không có thời gian lao động nên không có thu nhập đồng thời lại phải dành nhiều kinh phí để khám chữa bệnh nên 80% người tàn tật sống trong cảnh nghèo, tâm lý bị ức chế, gia đình luôn luôn căng thẳng vì thiếu thốn, lo lắng nên hay bất hòa trong gia đình. Không muốn giao lưu với mọi người.
– Đối với nhà nước: Số người tàn tật cao làm cho xã hội mất đi nguồn sức lao động lớn. Đồng thời phải dành kinh phí để nuôi dưỡng người tàn tật, nuôi dưỡng bộ máy quản lý các trung tâm nuôi dưỡng người tàn tật và nghiên cứu phòng ngừa các dịch bệnh.
Tàn tật là một cách nói chung song tàn tật có nhiều dạng khác nhau. Mỗi một dạng tàn tật cần đến sự giúp đỡ khác nhau trong việc phục hồi chức năng cũng như các dịch vụ, phục vụ sinh hoạt, đời sống…nên cần đưa ra các chính sách phù hợp để đãi ngộ, hỗ trợ giúp đỡ người tàn tật có hiệu quả hơn, thiết thực hơn.
II – Cơ sở thực tiễn.
Một trong những quan điểm cơ bản trong hoạch định chủ trương đường lối của Đảng ta là coi trọng con người đây vừa là truyền thống đạo lý của dân tộc ta từ lâu đời, vừa là mục tiêu, là động lực của sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà trong một xã hội phát triển thì không thể có những con người còn sống khổ cực khó khăn. Nhất là đối với người tàn tật mà trong số đó lại có những người đã từng cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc như thương binh, bệnh binh…
Người tàn tật thuộc nhóm người yếu thế, mọi hoạt động trong đời sống hàng ngày đều gặp phải khó khăn do sự cản trở của những người khuyết tật họ không có được thuận lợi như những người bình thường. Vì vậy cần tạo điều kiện thuận lợi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, chia sẻ khó khăn làm cho họ cuộc sống của người khuyết tật lạc quan, vươn lên tật nguyền hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.
Về việc chăm sóc người tàn tật, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến việc bảo vệ chăm sóc và tạo điều kiện cho người tàn tật hòa nhập cộng đồng, luôn quan tâm đến các hoạt động để người tàn tật tự vươn lên bằng nghị lực của chính mình. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Việc làm này không những của đảng và nhà nước mà của toàn xã hội. Để xây dựng nhà nước ta giàu mạnh công bằng, dân chủ và văn minh, trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta đã có những biện pháp hưũ hiệu nhằm ngăn chặn khuyết tật, phục hồi chức năng cho người tàn tật, nhằm đem lại sự bình đẳng và tạo cơ hội cho người tàn tật trong xã hội. Điều đó được thể hiện bằng các hệ thống chính sách các văn bản pháp luật cụ thể:
– Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
– Nghị định 55/1999/NĐ- CP ngày 10/7/1999 của Chính Phủ về quy định thi hành một số điều của pháp lệnh người tàn tật .
– Quyết định 590/TTg ngày 4/12/1993 của Chính phủ về việc thành lập hội cứu trợ trẻ em bị tàn tật.
– Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ về việc quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về người tàn tật.
– Thông tư liên bộ số 13/TTLB/LĐTBXH – GDĐT ngày 17/6/1995 của Bộ lao động TB&XH và Bộ GDĐT hướng dẫn triển khai thực hiện NĐ 26/CP ngày 17/4/1995 của chính phủ về việc giao nhiệm vụ dạy văn hóa cho trẻ bị bị tàn tật.
– Nghị định 67/2007- NĐ- CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội xã hội.
– Thông tư số 09/2007 TT- BLĐTBXH ngày 13/7/2007. Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007- NĐ- CP.
– Nghị định số 62/2009/NĐ- CP ngày 27/7/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm y tế.
Người tàn tật có những đặc thù riêng vì vậy trách nhiệm của Đảng và chính quyền địa phương phải hỗ trợ giúp đỡ bộ phận dân cư này để giảm bớt những khó khăn thiệt thòi để họ vươn lên hòa nhập cộng đồng nên các chính sách ban hành được đặt ra như một yếu tố khách quan cần thiết.
Ngoài ra còn một số các chương trình dự án trong và ngoài nước cũng đã và đang được thực hiện trên cả nước nhằm hỗ trợ cho người tàn tật trong việc học hành, tạo việc làm tăng thu nhập cải thiện đời sống và chăm sóc sức khoẻ chỉnh hình.
Song nhìn chung số đối tượng được hưởng thụ còn ít nhất là từ các chương trình dự án, mức trợ cấp còn thấp chủ yếu mới chỉ giải quyết được việc xoá đói thực tế chưa giảm được nghèo nhất là trong điều kiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước như hiện nay. Với nền kinh tế – xã hội phát triển thì các chính sách đối với những người yếu thế, tàn tật càng phải được quan tâm nghiên cứu sửa đổi bổ xung để đáp ứng với tình hình thực tế và nhu cầu về chất lượng cuộc sống ngày càng cao của xã hội nói chung của người tàn tật nói riêng
B. THỰC TRẠNG NGƯỜI TÀN TẬT CỦA TỈNH BẮC GIANG
I/ Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang:
Bắc giang là một tỉnh miền núi trung du nằm cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu nghị 110 km về phía nam, Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Diện tích tự nhiên là 3.823km2, chiếm 1.2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Dân số là 1.555.720 người với 26 dân tộc khác nhau. Toàn tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố. Trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao( Sơn Động ) với 229 xã phường, thị trấn.
Là một Tỉnh trung du miền núi không xa các trung tâm văn hóa lớn nhưng Bắc Giang vẫn là một tỉnh nghèo, có nhiều dân tộc khác nhau, có nhiều các xã vùng sâu vùng cao nên Bắc Giang vẫn còn có khó khăn về điều kiện phát triển kinh tế mà còn rất khó khăn trong việc tiếp nhận và thực hiện chủ chương, chính sách của đảng, nhà nước. Do những hạn chế này nên đối với Tỉnh Bắc Giang cũng là một thách thức.
Là địa phương giàu truyền thống yêu nước và cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc và cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã có hàng vạn người con của Bắc Giang lên đường nhập ngũ nhiều người trở về đã là thương binh, nhiều người bề ngoài lành lạnh, song bên trong lại vẫn mang hậu hoạ của chiến tranh do nhiễm chất độc hoá học, để lại di chứng cho bản thân, cho con cháu sau này.
Thêm vào đó Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi còn nghèo cho nên trình độ dân trí còn nhiều hạn chế do đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác chăm sóc người tàn tật.
Nhưng bên cạnh các khó khăn đó, nhân dân các dân tộc Tỉnh Bắc Giang có truyền thống yêu nước đoàn kết thương yêu, đùm bọc nhau, cần cù chăm chỉ lao động, sáng tạo trong lao động sản xuất đó là một yếu tố rất quan trọng trong việc chăm sóc người tàn tật trong cộng đồng của mình.
II/ Thực trạng người tàn tật:
1. Nguyên nhân:
+ Do bẩm sinh: Phần lớn sảy ra ở những vùng dân tộc ít người, do sử dụng nguồn nước không đảm bảo, do thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, dẫn đến việc sử dụng bừa bãi các chất hoá học trong sản xuất. Vì vậy bị ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường dẫn đến trẻ em sinh ra thường bị dị tật.
+ Do bệnh tật: Chủ yếu do bệnh tai biến mạch máu não, hoặc do bị bệnh phong khi được chữa trị thường để lại di chứng liệt.
+ Do tai nạn: Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nền kinh tế phát triển, đời sống đại bộ phận dân cư được nâng lên, đồng thời các phương tiện tham gia giao thông cũng tăng nhanh, trong khi kiến thức hiểu biết về luật lệ giao thông, ý thức chấp hành chưa tốt dẫn đến nhiều vụ tai nạn sảy ra làm chết người hoặc bị tàn tật suốt đời; Không loại trừ các nguyên nhân tai nạn trong lao động.
+ Do chiến tranh: Ngoài những nguyên nhân trên cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra cũng để lại hậu quả nặng nề trên cơ thể con người.
ở Bắc Giang có tới 20% số người tàn tật là Thương binh, Bệnh binh và gần 8% số người tàn tật do bị nhiễm chất độc hoá học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh, dẫn đến sức khoẻ sa sút, bệnh tật hiểm nghèo trong đó có tới 10% là con, cháu của họ sinh ra sau chiến tranh bị ảnh hưởng dán tiếp dẫn đến tàn tật.
Trải qua hai cuộc chiến tranh Tỉnh Bắc Giang đã có biết bao người con lên đường đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc, đã có bao người phải hy sinh xương máu ngoài chiến trường và cũng đã có bao người trở về trên người mang đầy vết thương họ đã là thương binh, bệnh binh. Nhưng có nhiều người tuy trên mình không mang vết thương nào nhưng họ đã mang trong mình các chất độc hóa học mà họ đã di truyền lại cho con, cháu họ để lại những di chứng rất thương tâm.
– Do đói nghèo nên thường thiếu thốn trong sinh hoạt, đời sống vì vậy bệnh tật không có tiền thuốc để chữa trị kịp thời.
2. Thực trạng
Hiện nay theo điều tra, trên địa bàn Tỉnh hiện có tổng số người tàn tật là 11.347 người so với dân số chiếm 1,72%
– Trong đó:
Thương binh: 4.136 Người chiếm 0,45%
Tàn tật: 7.211 Người chiếm 0,87%
– Trong 7.211 Người tàn tật chia ra như sau:
Tật thị giác: 1.125 người. Trong đó trẻ em: 325.
Tật thính giác: 726 người. Trong đó trẻ em: 1 83.
Tật vận động: 1.321 người. Trong đó trẻ em: 515.
Tật ngôn ngữ: 792 người. Trong đó trẻ em: 258.
Tật tâm thần: 1.115 người. Trong đó trẻ em: 258.
Tật trí tuệ: 1.327 người. Trong đó trẻ em: 214.
Tật khác: 805 người. Trong đó trẻ em: 302.
– Phân theo độ tuổi:
Tuổi từ 0 – 15 = 628 người chiếm: 19,75%
Tuổi từ 16 – 59 =1254 người chiếm: 57,62%
Tuổi từ 60 trở lên = 823 người chiếm: 22,63 %
Nhìn chung trong những năm gần đây số người tàn tật tăng chậm do tác động của công tác giáo dục, tuyên truyền, các chính sách pháp luật của nhà nước đã thực sự đi vào cuộc sống như: Chính sách về dân số kế hoạch hoá gia đình, về luật lệ giao thông, về công tác phòng chống lụt bão, về công tác bảo vệ sức khoẻ, về bảo vệ môi trường, về bài trừ mê tín dị đoan.
III/ Kết quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với người tàn tật tỉnh Bắc Giang năm 2010:
1/- Trợ cấp xã hội:
Thực hiện nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 67/2007/NĐ. Điều 4 – Pháp lệnh về người tàn tật số 06/1998/PL-UBTVQH ngày 30/7/1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không có nơi nương tựa được trợ cấp nuôi dưỡng tại cộng đồng, hoặc được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở của Nhà nước, của các tổ chức xã hội.
Số đối tượng đã được trợ cấp là: 4.244 đối tượng, chiếm 45,30% so với tổng số người tàn tật của Tỉnh. Bao gồm:
– Thương binh hưởng trợ cấp hàng tháng: 3.236 người.
– Trợ cấp theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP cho: 952 đối tượng người tàn tật nuôi dưỡng tại cộng đồng do xã phường quản lý. Mức 120.000 đồng/Người/Tháng .
– Trợ cấp nuôi dưỡng tập trung các cháu khuyết tật tại trung tâm bảo trợ xã hội cho: 124 cháu. Mức trợ cấp theo Nghị định số 07/2007/NĐ-CP là 240.000 đồng/người/tháng.
Ngoài ra các cơ sở nuôi dưỡng người tàn tật còn vận động các cơ quan, tổ chức, các nhân trợ giúp các đối tượng và sử dụng nguồn hỗ trợ theo đúng quy định hiện hành để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng.
2/- Về y tế:
– Theo báo cáo của các huyện, thị xã: Số người tàn tật được cấp thẻ BHYT theo Nghị định số 63/2005/NĐ- CP ngày 16/5/2005 trên địa bàn toàn tỉnh là 3.255 người ( Bao gồm 3.036 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và 219 người tàn tật); chiếm 34,09% số người tàn tật. Từ tháng 1/2010 Nghị định 62/2009/NĐ -CP Ngày 27/7/2009 được thực hiện thì các đối tượng bảo trợ xã hội đựơc mở rộng nhiều hơn, được tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ y tế.
3/- Về giáo dục:
Là một tỉnh trung du miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Giang chưa có các trường chuyên biệt cho đối tượng là người tàn tật. Hiện nay toàn tỉnh có 32 lớp chuyên biệt gắn với các trường tiểu học, dạy văn hoá, dạy nghề cho 326 trẻ khuyết tật; các cháu theo học được miễn toàn bộ các khoản đóng góp, được hỗ trợ thêm kinh phí học nghề. Trong 5 năm qua với sự quan tâm của tỉnh đã có 25 giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ để dạy trẻ khuyết tật; mở được 21 lớp dạy nghề may, dệt len cho 245 cháu.
Do địa hình miền núi, cư trú phân tán, mức sống của người dân còn thấp việc tổ chức các lớp dạy văn hoá, dạy nghề cho đối tượng tàn 4ật gặp rất nhiều khó khăn.
4/- Chỉnh hình phục hồi chức năng:
– Đối với người tàn tật là thương binh, người hưởng chính sách như TB theo quy định 2 năm được trang cấp dụng cụ CH-PHCN một lần.
Cụ thể như sau:
Chân giả: 154 người; Tay giả: 25 người; Giày chỉnh hình: 219 người; Trang cấp cho thương binh tâm thần: 3 người; Trang cấp cho thương binh hỏng mắt:104 người; Trang cấp cho thương binh bị liệt: 15 người.
– Đối với người tàn tật hiện nay tỉnh mới có 1 trung tâm trẻ em tàn tật thuộc Sở Y tế, khả năng tiếp nhận 70 cháu khuyết tật để phục hồi chức năng. Đây là mô hình tốt, nhưng chưa có khả năng mở rộng vì ngân sách của tỉnh còn rất khó khăn.
– Tổng hợp từ năm 2000 đến nay các cháu được phẫu thuật, PHCN là: 872 cháu (vá môi, hở hàm ếch: 287 cháu; Phẫu thuật mắt: 320 cháu; Tật vận động: 181 cháu, Ngôn ngữ, trị liệu: 84 cháu) tất cả chi phí cho phẫu thuật, PHCN đều được tỉnh hỗ trợ kinh phí thực hiện.
Bên cạnh những việc đã làm được về công tác an sinh xã hội tại địa phương thì vẫn còn những việc chưa làm được như : chưa rà soát được hết các đối tượng người tàn tật nặng, không có nguồn thu nhập và không có nơi nương tựa; người tàn tật nặng tuy có người thân thích nhưng họ già yếu hoặc quá nghèo để xem xét cho hưởng trợ cấp hàng tháng. Đảm bảo để tất cả các đối tượng theo quy định của nhà nước, dù ở vùng sâu, vùng xa đều được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định.
– Chưa phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo triển khai kế hoạch dạy nghề cho trẻ khuyết tật tại các lớp chuyên biệt theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
IV/ Giải pháp:
Cần rà soát nắm chắc số đối tượng tàn tật, điều kiện hoàn cảnh của từng đối tượng nhất là những người tàn tật nặng, không có nguồn thu nhập, không có nơi nương tựa hoặc người tàn tật nặng tuy có người thân thích nhưng họ già yếu hoặc quá nghèo, để xem xét kịp thời giúp đỡ. Đảm bảo để tất cả các đối tượng tàn tật theo quy định của nhà nước, dù ở vùng sâu, vùng xa hay vùng dân tộc thiểu số đều được hưởng thụ các chế độ chính sách của Đảng, nhà nước, được tiếp cận với các dịch vụ xã hội.
Đề xuất với Tỉnh, với Sở GD & ĐT Tỉnh triển khai kế hoạch dạy nghề cho trẻ khuyết tật, mở thêm các dịch vụ dạy nghề như: Sửa chữa điện tử, sửa chữa đồng hồ, sửa chữa xe đạp, xe máy.
Lồng ghép các chương trình dự án của nhà nước, của nước ngoài dành cho người tàn tật như Dự án chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt, các dự án XĐGN, chương trình 135.
Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, vốn vay giải quyết việc làm với lãi suất thấp, nhằm khuyến khích, động viên bản thân họ tự vươn lên trong cuộc sống.
– Duy trì, đăng ký bổ xung thường xuyên sổ theo dõi đối tượng cứu trợ xã hội ở xã phường( trong đó có người tàn tật)
Tuyên truyền khơi dậy những tấm lòng nhân ái, những truyền thống uống nước nhớ nguồn, những đạo lý, tình người tại cộng đồng.
V/ Kiến nghị:
Đề nghị Bộ LĐTBXH hàng năm phải tổ chức, hướng dẫn về nghiệp vụ, thống nhất tiêu chí phân loại, thống kê theo từng dạng tật làm cơ sở cho việc thực hiện các chính sách đối với người tàn tật.
– Nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho các cán bộ làm công tác xã hội tại các xã, phường.
– Các cơ sở bảo trợ xã hội cần phối hợp với địa phương có đối tượng nuôi dưỡng tại cơ sở trong việc chăm sóc và hỗ trợ đối tượng đủ điều kiện tái hoà nhập cộng đồng.
– Nâng cao hơn nữa mức trợ cấp hàng tháng đối với người tàn tật, để họ có thể sống tốt hơn, hòa nhập với cộng đồng.
– Hàng năm có sơ kết đánh giá việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với người tàn tật, để kịp thời chỉ đạo./.
KẾT LUẬN
Bảo vệ, chăm sóc và tạo điều kiện để người tàn tật hòa nhập cộng đồng là những hoạt động có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.Nhất là gia đình lại là chỗ dựa là nguồn hỗ trợ duy nhất của họ. Gia đình khó khăn, kinh tế sa sút khi trong nhà có người tàn tật và lại càng khó khăn hơn khi người tàn tật không còn khả năng tự phục vụ, tự sinh hoạt hoặc tự kiếm sống.
Vấn đề chăm sóc người tàn tật không phải là vấn đề xã hội thuần tuý mà là một vấn đề kinh tế – xã hội, do đó phải thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội. Trong những năm qua cả nước nói chung, tỉnh Bắc Giang nói riêng vấn đề chăm sóc người tàn tật đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên công tác này vẫn còn gặp nhiều những khó khăn thách thức, điều đó đòi hỏi công tác chăm sóc người tàn tật phải thực hiện một cách thiết thực, tích cực và vững chắc. Thực tế cho thấy chăm sóc người tàn tật phải có sự đóng góp của toàn xã hội, mới phát huy được tính nhân đạo của quần chúng nhân dân, trong đó Nhà nước là hạt nhân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo quản lý thống nhất của Nhà nước trong chương trình quốc gia về chăm sóc người tàn tật. Đây là một vấn đề xã hội không phải giải quyết một sớm, một chiều và của riêng vùng kinh tế nào, địa phương nào mà là một chương trình mang tính quốc gia và phải thực hiện lâu dài .nhằm tiến tới một xã hội ổn định và công bằng và văn minh.
TÀI LI ỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Nhập môn An sinh Xã Hội – Trường Đại học Lao Động Xã Hội.
2.Báo cáo công tác thực hiện trợ cấp xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2009-2010.
3.Luật người khuyết tật: Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;Quốc hội ban hành Luật người khuyết tật.
4.Trang web: www.baohaiphong.com.vn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docAn sinh xã hội- chính sách đối với người khuyết tật – thực trạng và giải pháp.doc