Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non: Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non căn cứ theo điều 3 thông tư liên tịch 20/2015…
TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON
Kiến thức của bạn:
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non theo quy định pháp luật
Câu trả lời của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012.
-
Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
-
Luật giáo dục 2005
-
Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV Quy định mã số chức danh tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non
Nội dung tư vấn :
Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định:
1. Thông tư liên tịch này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (sau đây gọi chung là trường mầm non).
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non được căn cứ theo điều 3 thông tư liên tịch 20/2015 quy định:
Điều 3. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
“1. Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.
2. Quý trẻ, yêu nghề; kiên nhẫn, biết tự kiềm chế; có tinh thần trách nhiệm cao; có kiến thức, kỹ năng cần thiết; có khả năng sư phạm khéo léo.
3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp.
4. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức.”
Vậy tiêu chuẩn đạo đức của giáo viên mầm non gồm: Chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước và các quy định của ngành địa phương về giáo dục mầm non, cần phải có khả năng sư phạm và phẩm chất tốt, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ.
Về vấn đề giáo dục dạy trẻ giáo viên mầm non cần lưu ý về chương trình nội dung dạy trẻ.
Căn cứ theo điều 23 Luật giáo dục quy định:
Điều 23. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non
“1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
2. Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ.”
Và với giáo viên mầm non là viên chức cần tuân theo các quy định của viên chức được quy định trong Luật viên chức.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo:
4
/
5
(
1
bình chọn
)