Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ – siêu nhỏ mới nhất
Kiến thức kế toán tổng hợp
Quy định về doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ – vừa
Quy định về Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ như: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ; Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tài liệu chứng minh doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo quy định mới nhất hiện nay.
Theo điều 5, 6, 7, 8, 9, 10 Nghị định 80/2021/NĐ-CP,
có hiệu lực từ ngày 15/10/2021
quy định cụ thể như sau:
1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa và siêu nhỏ:
– Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa cụ thể theo lừng lĩnh vực hoạt động như sau:
Lĩnh vực
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng
Thương mại, dịch vụ
Doanh nghiệp
Siêu nhỏ
Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá
10 người
Tổng doanh thu của năm
không quá 3 tỷ
đồng
hoặc
tổng nguồn vốn của năm
không quá 3 tỷ đồng
.
Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá
10 người
Tổng doanh thu của năm
không quá 10 tỷ
đồng
hoặc
tổng nguồn vốn của năm
không quá 3 tỷ đồng
.
DN nhỏ
Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá
100 người
Tổng doanh thu của năm
không quá 50 tỷ
đồng
hoặc
tổng nguồn vốn của năm
không quá 20 tỷ đồng
Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá
50 người
Tổng doanh thu của năm
không quá 100 tỷ
đồng
hoặc
tổng nguồn vốn của năm không quá
50 tỷ đồng
DN vừa
Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá
200 người
Tổng doanh thu của năm
không quá 200 tỷ
đồng
hoặc
tổng nguồn vốn của năm không quá
100 tỷ đồng
Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá
100 người
Tổng doanh thu của năm
không quá 300 tỷ
đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá
100 tỷ đồng
Chú ý:
– Doanh nghiệp phải dựa vào các Tiêu chí trên để xác định quy mô của DN mình -> Tiếp đó là để lựa chọn Chế độ kế toán cho phù hợp
, cụ thể như sau:
a, Doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 132.
Chi tiết xem tại đây:
►
Chế độ kế toán theo Thông tư 132
————————————————————–
b, Doanh nghiệp vừa, nhỏ sẽ áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 133.
Chi tiết xem tại đây nhé:
►
Chế độ kế toán theo Thông tư 133
—————————————————————
c, Doanh nghiệp lớn sẽ áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 200.
Chi tiết:
►
Chế độ kế toán theo Thông tư 200
———————————————————————————————–
DN
vừa và nhỏ
có thể lựa chọn áp dụng theo
Thông tư 133
hoặc
200
:
Căn cứ Điều 1 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp và khoản 1 Điều 3 Thông tư số 133/201 6/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
– Tổng cục Thuế thống nhất với đề xuất xử lý của Cục Thuế TP Hà Nội nêu tại công văn số 74970/CT-TTHT nêu trên:
Doanh nghiệp
vừa và nhỏ
có thể được lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo
Thông tư số 200/2014/TT-BTC
nhưng
phải thông báo cho cơ quan thuế
quản lý doanh nghiệp và
phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính
.
Tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC và Thông tư số 133/2016/TT-BTC nêu trên
không quy định thời hạn thông báo
với cơ quan thuế, do đó trường hợp doanh nghiệp
thông báo chậm
hoặc
chưa thông báo
với cơ quan thuế khi áp dụng chế độ kể toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, cơ quan thuế
chưa có cơ sở để không chấp nhận
việc áp dụng chế độ kế toán của doanh nghiệp.
Xem thêm:
Mẫu Công văn đăng ký hình thức kế toán
Trường hợp có căn cứ xác định doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán, cơ quan thuế quản lý trực tiếp chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử phạt theo quy định.
Đề nghị Cục Thuế thành phố Hà Nội hướng dẫn Chi cục Thuế huyện Đông Anh căn cứ quy định pháp luật và tình hình thực tế của từng doanh nghiệp để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện cho phù hợp với thực tế phát sinh và đúng quy định của pháp luật./.
(Theo Công văn 803/TCT-CS ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Tổng cục thuế)
————————————————————————————————–
2. Cách xác định lĩnh vực hoạt động của DN nhỏ và vừa:
– Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào ngành, nghề kinh doanh chính mà doanh nghiệp
đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
————————————————————————–
3. Cách xác định số lao động tham gia BHXH bình quân năm:
– Số lao động sử dụng có tham gia BHXH là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật về BHXH.
– Số lao động sử dụng có tham gia BHXH
bình quân năm
được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia BHXH
của tất cả các tháng
trong năm trước liền kề
chia cho 12 tháng
.
Số lao động sử dụng có tham gia BHXH của tháng được xác định
tại thời điểm cuối tháng
và căn cứ trên
chứng từ nộp BHXH của tháng đó
mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan BHXH.
– Trường hợp doanh nghiệp
hoạt động dưới 01 năm
, số lao động sử dụng có tham gia BHXH bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia BHXH của các tháng hoạt động
chia cho số tháng hoạt động.
Xem thêm:
►
Thủ tục tham gia BHXH
—————————————————————————————————
4. Cách xác định Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa:
– Tổng nguồn vốn của năm
được xác định trong bảng cân đối kế toán
thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Tổng nguồn vốn của năm
được xác định tại thời điểm cuối năm.
– Trường hợp doanh nghiệp
hoạt động dưới 01 năm
, tổng nguồn vốn được xác định trong
bảng cân đối kế toán
của doanh nghiệp
tại thời điểm cuối quý liền kề
thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.
————————————————————————
5. Cách Xác định tổng doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa:
– Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và đ
ược xác định trên Báo cáo tài chính
của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.
– Trường hợp doanh nghiệp hoạt động
dưới 01 năm
hoặc
trên 01 năm
nhưng
chưa phát sinh doanh thu
thì doanh nghiệp
căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn
quy định tại Điều 8 Nghị định này để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Xem thêm:
►
Cách lập Báo cáo tài chính
—————————————————————————————————
6. Cách kê khai doanh nghiệp nhỏ và vừa:
– Doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (cụ thể mẫu bên dưới) để tự xác định và kê khai quy mô là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai.
Xem thêm:
►
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ
– Trường hợp doanh nghiệp phát hiện kê khai quy mô không chính xác, doanh nghiệp chủ động thực hiện điều chỉnh và kê khai lại. Việc kê khai lại phải được thực hiện trước thời điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng nội dung hỗ trợ.
– Trường hợp doanh nghiệp cố ý kê khai không trung thực về quy mô để được hưởng hỗ trợ thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả toàn bộ kinh phí đã nhận hỗ trợ.
– Căn cứ vào thời điểm doanh nghiệp đề xuất hỗ trợ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đối chiếu thông tin về doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để xác định thông tin doanh nghiệp kê khai đảm bảo đúng đối tượng hỗ trợ.
————————————————————————-
TỜ KHAI XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ, DOANH NGHIỆP NHỎ, DOANH NGHIỆP VỪA VÀ ĐỀ XUẤT NHU CẦU HỖ TRỢ
(Kèm theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ)
1. Thông tin chung về doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp: …………………………………………………….
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ………………………………………
Loại hình doanh nghiệp: …………………………………………….
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………….
Quận/huyện: …………………….. Tỉnh/thành phố: …………………….
Điện thoại: ……………….. Fax: ……………..Email: ………………..
2. Thông tin xác định doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ:
Có vốn điều lệ do một hoặc nhiều phụ nữ sở hữu từ 51% trở lên:
□ Có □ Không
Tên người quản lý điều hành doanh nghiệp: ……………………………
3. Thông tin về tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp:
Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính: ………………………………..
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm: …………………….
Trong đó, số lao động nữ: ………………………………
Tổng nguồn vốn: ………………………………………………………..
Tổng doanh thu năm trước liền kề: ………………………………
4. Doanh nghiệp tự xác định thuộc quy mô (tích X vào ô tương ứng):
□ Doanh nghiệp siêu nhỏ □ Doanh nghiệp nhỏ □ Doanh nghiệp vừa
5. Các nội dung đề xuất hỗ trợ (Doanh nghiệp lựa chọn một hoặc nhiều nội dung hỗ trợ):
□ Hỗ trợ công nghệ: ………………………………………………….
□ Hỗ trợ tư vấn: ………………………………………………………….
□ Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực: …………………………………
□ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh: …………………
…………………………………………………………………….
□ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo: ………………………..
……………………………………………………………..
□ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị: ………….
………………………………………………….
DOANH NGHIỆP CAM KẾT
1. Về tính chính xác liên quan tới thông tin của doanh nghiệp.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.
…, ngày … tháng … năm …
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)
Hồ sơ kèm theo: ………………………………
——————————————————–
Tải Mẫu Tờ khai xác định DN vừa và nhỏ và siêu nhỏ tại đây:
TẢI VỀ
Nếu bạn không tải về được thì có thể làm theo cách sau:
Bước 1: Để lại mail ở phần bình luận bên dưới
Bước 2: Gửi yêu cầu vào mail: [email protected] (Tiêu đề ghi rõ Tài liệu muốn tải)
——————————————————————————————————-
Kế toán Thiên Ưng
chúc các bạn thành công!
Bạn muốn học làm kế toán tổng hợp – Thuế thực tế (Lập Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế) có thể tham gia; Lớp
học thực hành kế toán
thực tế.
——————————————————————————————————-
———————————————————————————————————
Xem thêm