Tiết lộ tác dụng tuyệt vời của hạt ngũ hoa không thể bỏ lỡ
Hạt ngũ hoa chính là hạt của cây ngũ hoa, đây là một cây thân thảo sống lâu năm thường được trồng ở Ấn Độ và Pakistan. Loại hạt này có kích thước nhỏ, hình dạng giống như hạt nhân, màu trắng hoặc nâu sáng và có mùi thơm nhẹ. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ về những lợi ích vàng của một loại hạt mang tên ngũ hoa.
Mục Lục
1. Hạt ngũ hoa là hạt gì?
Hạt ngũ hoa (tên tiếng Anh: Hygrophila salicifolia) còn có tên gọi hạt đình lịch. Đây là cây mọc thẳng, thân nhỏ, cao khoảng 1m. Lá cây dài nhọn, 2 mặt lá có lông mọc. Hoa của cây ngũ hoa thường có màu tím hoặc vàng, tuy nhiên do trồng để thu hoạch hạt nên hoa ít được con người chú ý đến. Hạt của cây có màu nâu, hình dẹt, dài 1,5mm và chứa nhiều dưỡng chất với tác dụng giúp làm đẹp và cải thiện sức khỏe hiệu quả.
2. Mặt nạ ngũ hoa là gì?
Mặt nạ ngũ hoa là một loại mặt nạ dùng trong làm đẹp, với thành phần chính là hạt ngũ hoa. Hạt chứa nhiều hợp chất alkaloid, có công dụng nổi bật trong dưỡng da. Hiện nay, loại mặt nạ này đang được rất nhiều chị em ưa chuộng để chăm sóc da mặt mỗi ngày.
3. Hạt ngũ hoa có tác dụng gì?
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ngũ hoa chứa nhiều hợp chất tốt cho quá trình làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích của loại hạt này có thể bạn chưa biết.
Chữa trị mụn, làm đẹp da
Hợp chất alkaloid trong ngũ hoa có tác dụng chống viêm nhiễm, trị sưng tấy rất rốt. Nhờ vậy, trong giới làm đẹp đã ứng dụng hạt này để điều trị vấn đề mụn nhọt. Ngoài ra, sử dụng hạt thường xuyên cũng giúp da dẻ mịn màng, trắng sáng, giảm dầu thừa, giúp căng mịn da.
Đối với sức khỏe
Không chỉ có tác dụng trong việc làm đẹp mà ngũ hoa còn được sử dụng để cải thiện các vấn đề về sức khỏe:
– Giảm đau nhức đầu.
– Giảm ho gà nhanh.
– Giảm tình trạng ứ đọng dịch đàm, cải thiện triệu chứng ho nhiều đờm, ho hen, tức ngực, ho vùng hạ sườn,…
– Giảm sưng viêm.
– Chữa đau răng.
– Chữa phù toàn thân.
– Làm lành các vết thương hở tức thì.
– Chữa phế ung, thở gấp.
– Chữa viêm phổi cấp.
– Chữa lở hoặc vảy trắng da đầu.
– Chữa phù thũng.
– Chữa sốt cao và đi tiểu khó.
4. Mặt nạ hạt ngũ hoa đem đến tác dụng gì?
Trong làm đẹp, mặt nạ ngũ hoa được chị em rất yêu thích và sử dụng phổ biến. Do loại hạt này lành tính nên khi sử dụng sẽ cho độ an toàn cao đối với sức khỏe người dùng. Một số tác dụng từ mặt nạ làm từ ngũ hoa như:
Kháng viêm, giảm sưng, trị mụn hiệu quả
Hợp chất Alkaloid trong ngũ hoa rất cao. Chất này có khả năng kháng viêm, giảm đau và sưng tấy rất hiệu quả nên được dùng điều trị các loại mụn về trứng cá.
Dưỡng da, kiềm dầu
Ngũ hoa chứa hàm lượng dầu béo cao, rất tốt cho việc kiềm dầu. Nhờ đó, sử dụng mặt nạ loại này có thể cải thiện tình trạng bóng nhờn đối với người da dầu. Hơn nữa, collagen trong hạt cũng giúp da căng bóng, đều màu và săn chắc.
Làm sạch lỗ chân lông
Ngũ hoa có đặc tính kết dính cao, vì vậy khi sử dụng sẽ cho hiệu quả làm sạch lỗ chân lông tuyệt vời. Khi đắp mặt nạ từ loại hạt này, bụi bẩn trên da cùng lớp trang điểm sẽ được lấy đi một cách dễ dàng. Nhờ đó, lỗ chân lông khô thoáng, sạch sẽ, ngăn vấn đề về mụn.
5. Hướng dẫn đắp mặt lạ ngũ hoa đúng cách
Mặt nạ ngũ hoa là một loại mặt nạ tự nhiên được sử dụng để dưỡng da và làm cho làn da trở nên mịn màng và sáng hơn. Dưới đây là các bước đơn giản đắp mặt nạ ngũ hoa cho bạn tham khảo.
– Bước 1: Đầu tiên lấy nước ấm để làm sạch mặt.
– Bước 2: Hòa 2 thìa cafe ngũ hoa với một lượng nước ấm đủ dùng, đến khi tạo ra hỗn hợp kết dính là có thể sử dụng.
– Bước 3: Tiến hành thoa từ từ hỗn hợp lên mặt, những chỗ nhiều mụn có thể đắp thêm lớp nữa, tránh tiếp xúc vùng mắt và môi.
– Bước 4: Thư giãn 30 phút và thấy mặt nạ khô thì thực hiện gỡ ra và sau đó lấy nước lạnh rửa mặt lại cho sạch.
6. Những sai lầm của bạn khi đắp mặt nạ hạt ngũ hoa
Mặt nạ ngũ hoa đang được nhiều người ưa chuộng bởi khả năng giúp làm sạch và tái tạo da. Tuy nhiên nếu không đắp đúng cách, có thể dẫn đến hiệu quả chăm sóc da không như mong muốn, thậm chí còn gây nguy hiểm cho làn da. Một số sai lầm mà rất nhiều người dễ mắc phải thường xuyên khi sử dụng mặt nạ ngũ hoa không thể bỏ qua như:
6.1. Dùng nhiều nguyên liệu
Không ít chị em vẫn nghĩ rằng việc kết hợp mặt nạ ngũ hoa với đa dạng các nguyên liệu như mật ong, sữa chua, dầu oliu hoặc trà xanh sẽ tăng hiệu quả sử dụng. Tuy nhiên, mặt nạ ngũ hoa được khuyên dùng kết hợp với nước ấm tinh khiết. Chỉ như vậy thì tá dược trong mặt nạ mới được phát huy tốt nhất.
6.2. Đắp mặt nạ qua đêm
Khi đắp mặt nạ ngũ hoa, bạn có thể cảm nhận độ mát, đem lại sự dễ chịu, làm dịu đau do mụn. Tuy nhiên, không vì sự thoải mái mà sử dụng mặt nạ đắp qua đêm. Bởi thói quen không tốt này dễ gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và làm mụn nhọt đâm sâu, viêm da nặng nề.
6.3. Sử dụng quá nhiều
Theo khuyến cáo, mặt nạ ngũ hoa cho hiệu quả tốt nhất khi được sử dụng đều đặn với tần suất 2 – 3 lần/tuần. Nếu lạm dụng quá nhiều có thể làm mất cân bằng độ ẩm, làm khô da, đổ nhiều dầu, gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi da sau khi bị mụn.
6.4. Không kết hợp điều trị mụn
Sử dụng mặt nạ ngũ hoa có thể gom cồi mụn, mủ. Bạn cần tới trung tâm nặn mụn uy tín nhằm lấy những chiếc cồi mụn này ra. Nếu không làm vậy, vết thương hở sẽ khó lành, làn da không thể phục hồi hoàn toàn.
7. Sử dụng hạt ngũ hoa để dưỡng da, tẩy mụn thì cần lưu ý gì?
Khi sử dụng hạt này để làm mặt nạ hoặc các sản phẩm chăm sóc da khác, cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo an toàn cho da:
– Nên chọn hạt chất lượng tốt và được sản xuất từ các nguồn tin cậy để đảm bảo tính an toàn cho da.
– Trước khi sử dụng, bạn nên thực hiện kiểm tra da bằng cách áp dụng một lượng nhỏ hạt lên vùng da nhỏ và chờ trong khoảng 24 giờ xem da có bị kích ứng không.
– Hạt nên được sử dụng một cách hợp lý, không nên sử dụng quá nhiều hoặc thường xuyên để tránh làm khô da hoặc gây kích ứng da.
– Không sử dụng hạt cho người có làn da nhạy cảm hoặc đang bị tình trạng mẩn ngứa.
– Nếu có bất kỳ dấu hiệu kích ứng hoặc phản ứng phụ nào sau khi sử dụng hạt nên ngưng sử dụng và tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ da liễu.
– Cần nắm đầy đủ thông tin về cách dùng mặt nạ ngũ hoa, nếu bạn không chắc chắn về cách sử dụng, hãy tìm kiếm thông tin hoặc tư vấn từ các chuyên gia chăm sóc da.
– Sau khi sử dụng hạt hoặc mặt nạ ngũ hoa, bạn nên rửa sạch da kỹ để loại bỏ tất cả các tạp chất và hạt ngũ hoa còn lại trên.
8. Giá hạt ngũ hoa và nơi mua?
Bạn có thể mua hạt ở các cửa hàng thực phẩm hoặc trên các trang web bán hàng trực tuyến. Thông thường, ngũ hoa có giá dao động trong khoảng 200.000 – 350.000 đồng/kg, tùy loại. Khi có nhu cầu mua sản phẩm, bạn có thể tham khảo một số cơ sở uy tín như: Nông sản Dũng Hà, Thảo dược Thanh Bình,…
9. Cách trồng và chăm sóc cây ngũ hoa
Hạt này bắt nguồn từ cây ngũ hoa được trồng để lấy hạt. Sau đây là một số thông tin về cách trồng khoa học và chăm sóc đơn giản:
– Đất: Hạt ưa đất mùn phù sa, giàu dinh dưỡng, có độ thông thoáng tốt.
– Thời gian trồng: Hạt có thể trồng quanh năm, nhưng nếu trồng vào mùa mưa thì cần chú ý đến việc tưới nước để tránh cây bị thối rễ.
– Cách trồng: Đưa hạt vào bột trấu để giữ ẩm trong 1 – 2 ngày. Sau đó trộn hạt với đất và gieo trực tiếp vào vườn hoặc trồng trong chậu. Độ sâu gieo hạt xuống đất khoảng 3 – 5cm và cần khoảng cách trồng tầm hơn 10cm.
– Chăm sóc: Sau khi gieo hạt, cần được tưới nước đều và thường xuyên để giữ độ ẩm cho đất. Khi cây mọc đến 10cm cần tưới nước thường xuyên mỗi ngày và thực hiện bón phân theo định kỳ.
– Thu hoạch: Hạt sẽ chín vàng và bắt đầu rụng từ cuối mùa thu đến đầu mùa đông. Khi thu hoạch, cắt bông ngũ hoa và phơi trong bóng râm để giúp loại bỏ vỏ vàng và lấy hạt dễ hơn.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn một số kiến thức bổ ích về hạt ngũ hoa. Đây là hạt mang đến đa dạng công dụng về làm đẹp và chăm sức sức khỏe, vì vậy hãy sử dụng đúng cách để đạt được giá trị tối đa.
Chuyên mục: