Tiết lộ cách trồng và chăm sóc dưa leo cho mùa vụ bội thu
Trồng và chăm sóc dưa leo thế nào cho mùa vụ bội thu??? – Đây là câu hỏi được nhiều bà con nông dân quan tâm đến nhất. Nhằm giúp bà con đạt được mong muốn của mình, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách trồng dưa leo, cùng hướng dẫn chăm sóc dưa leo cho năng suất cao hiệu quả.
Dưa leo (hay còn gọi là dưa chuột) là một loại quả khá quen thuộc trong bữa ăn, thức uống hàng ngày của nhiều gia đình. Theo kết quả nghiên cứu, trong dưa leo có đến 96% là nước, cùng với đó là nguồn vitamin, protein, calo và canxi dồi dào. Nếu đây là món ăn khoái khẩu được nhiều gia đình Việt ưa chuộng. Thì việc phát triển kinh tế từ loại cây trồng này, rất cần được bà con nông dân phát huy, nhân rộng.
Dưa chuột là cây trồng phổ biến ở miền khí hậu nhiệt đới. Bà con có thể trồng chúng quanh năm. Đây là một loại cây ưa ẩm, vì thế chỉ cần đảm bảo đất đủ ẩm là bà con đã có được một mùa dưa bội thu rồi.
Dưa leo trồng ở đất ẩm sẽ phát triển tốt hơn
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại dưa chuột khác nhau như: dưa chuột xanh, dưa chuột trắng, dưa leo gai, dưa leo Thái… Tùy theo mục đích, điều kiện trồng mà bà con lựa chọn loại dưa chuột thích hợp nhất.
-
Mục Lục
Hướng dẫn trồng dưa leo chuẩn kỹ thuật
Bước 1: Ủ hạt và gieo hạt giống
Bà con tiến hành ngâm hạt dưa leo trong nước ấm chừng 30 độC trong khoảng 2-3h. Hết thời gian ngâm, bà con đem rửa sạch hạt rồi ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ 27-30 độC trong 3-5 ngày. Khi thấy hạt nảy mầm thì đem gieo.
Cách 1: Gieo trực tiếp trên đất
Với cách này, bà con cần xới tơi đất, lên luống cao 20-30cm. Đất trước khi gieo nên được trộn lẫn cùng phân chuồng hoặc hỗn hợp phân đạm, lân, kali và tùy theo diện tích cây trồng.
Gieo hạt xong, bà con phủ 1 lớp rơm rạ mỏng lên trên, tưới ẩm để cây có điều kiện phát triển tốt nhất.
Cách 2: Gieo trong khay nhựa, khay xốp
Bà con có thể tận dụng các chậu nhựa, khay xốp để gieo hạt. Cũng giống như cách 1, sau khi gieo bà con cũng phủ 1 lớp rơm rạ mỏng lên trên. Đất trước khi trồng cây nên được bổ sung phân để hạt có điều kiện phát triển tốt nhất.
So với cách 1, cách 2 này có thể chủ động nắng mưa, che chắn nên tỉ lệ cho hạt nảy mầm thành công sẽ cao hơn.
Bước 2: Làm đất và trồng cây dưa leo
Khi cây con ra khoảng 3-4 lá và trở nên cứng cáp hơn, bà con có thể bưng từng bầu cây ra chậu, thùng xốp hoặc trồng trực tiếp cây tại đất trồng.
Đất để trồng dưa leo nên là đất pha cát, đất chứa nhiều chất hữu cơ, bà con nông dân có thể trộn thêm đất với trấu, gỗ mùn, phân chuồng hoặc phân động vật.
Quá trình làm đất và trồng cây dưa leo
Trước khi trồng cây 7-10 ngày, bà con nhớ bón 1 ít vôi bột, phân chuồng hoặc phân hữu cơ sinh học để tăng độ pH cho cây.
Khi trồng cây, nếu trồng trực tiếp ở đất, bà con nên xới đất thật tơi lên luống cao 20 – 30cm với khoảng cách 60 -70 cm. Khi trồng, nên trồng dưa leo vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều khi nắng đã tắt. Che mát cho cây 1-2 ngày, để cây con dưa leo có thể hồi sức.
2. Hướng dẫn chăm sóc dưa leo cho mùa vụ sai quả
Có thể bà con nông dân chưa biết? Dưa leo phát triển khá nhanh vì thế không cần tốn quá nhiều công sức gieo trồng. Mỗi ngày bà con nên tưới nước 1-2 lần, miễn sao có thể giữ ẩm được cho đất.
Ở thời điểm 2-3 tuần đầu tiên, cây dưa leo sẽ bắt đầu phát triển thân, lá và các tua cuốn. Lúc này, bà con nên tiến hành làm giàn cho cây. Việc làm giàn cho cây cũng cần đúng kỹ thuật, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nhánh cây cũng như năng suất quả sau này.
Cách làm giàn dưa leo
Thay vì dùng cọc tre, gỗ, sắt để làm giàn, bà con có thể sử dụng dây trồng dưa leo được làm từ sợi se cao cấp của Asian Dragon. Với nhiều đặc tính vượt trội, dây trồng dưa leo có chức năng làm điểm tựa để cây bám vào, tạo điều kiện để sinh trưởng tốt hơn. Sợi se được làm từ nhựa nguyên sinh 100%, có lực kéo đứt cao, trọng lượng nhẹ, cùng với đó là khả năng chống tia UV 2% giúp đảm bảo độ bền cho sản phẩm với tuổi thọ lên đến 2 năm.
Cách làm giàn dưa leo bằng sợi se Asian Dragon
Hiện nay, rất nhiều bà con nông dân chọn sản phẩm sợi se của Asian Dragon để làm giàn dưa leo, vừa đơn giản vừa cho năng suất cao mà không tốn quá nhiều công sức hay tiền bạc.
Chăm sóc dưa leo khi cây được 1 tháng
Bà con nông dân cần tưới nước nhiều hơn. Nước để tưới cây nên được trộn lẫn phân lân, đạm, kali và urê để tăng cường dưỡng chất. Thường xuyên làm sạch cỏ gốc cây, loại bỏ lá già để cây ra nhiều hoa, đậu nhiều trái.
Chăm sóc dưa leo khi cây bắt đầu ra hoa và kết trái
Sau khoảng 30-50 ngày trồng, dưa leo sẽ ra hoa và kết trái. Đây được xem là thời kỳ khá nhạy cảm, nên bà con cần tưới nước đủ 2 lần mỗi ngày vào sáng và chiều tối. Nếu cây thiếu nước sẽ cho ra trái nhỏ và vị đắng khi ăn.
Thời điểm này nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng gấp đôi, do đó phải tăng cường tưới nước. Đồng thời, phun HVP Auxin Organic để giúp cây ra nhiều hoa, đậu nhiều trái.
Giai đoạn thụ phấn cho cây cũng quyết định không nhỏ đến năng suất, ngoài việc nhờ vào côn trùng như ong để thụ phấn. Bà con có thể dùng nước đường pha loãng phun lên cây để thu hút ong. Hoặc bạn ngắt bớt đỡ hoa đực, dùng cọ tăm bông dúi vào hoa đực để lấy phấn hoa rồi cọ vào hoa cái….
3. Thực hiện thu hoạch dưa leo
Sau khoảng 60-80 ngày, tùy theo điều kiện và cây trồng mà bà con xác định đã tới lúc thu hoạch dưa leo chưa. Sau từng đợt thu, bà con nên bón thêm kali và đạm 2 tuần 1 lần để cung cấp dưỡng chất cho cây tiếp tục nuôi trái.
Với những hướng dẫn trồng dưa leo và hướng dẫn chăm sóc dưa leo được tiết lộ trên đây, Mong rằng, bà con nông dân sẽ có thêm thật nhiều kinh nghiệm hay để trồng dưa leo cho mùa vụ bội thu, sai quả nhất.
Trở về tin tức sự kiện