Tiết lộ 6 Cách chữa sôi bụng vô cùng đơn giản mà hiệu quả
Sôi bụng là triệu chứng rối loạn tiêu hóa rất thường gặp. Mặc dù nó không gây khó chịu như khi bị táo bón, tiêu chảy hay đau bụng, nhưng “âm thanh lạ” phát ra từ dạ dày có thể khiến bạn ngại ngùng với những người bên cạnh. Vì vậy, để thoát khỏi nỗi lo ấy thì dưới đây là những mẹo chữa sôi bụng và cách chữa sôi bụng hiệu quả và đơn giản mà Tràng Phục Linh chia sẻ.
Những nguyên nhân thường gặp gây ra hiện tượng sôi bụng
(1) Do đói bụng: Khi dạ dày trống rỗng, không có thức ăn để tiêu hóa, các hormone trong não kích thích ham muốn ăn, sau đó gửi tín hiệu tới dạ dày. Kết quả là các cơ trong đường ruột co bóp liên hồi và gây ra những tiếng sôi bụng.
(2) Do thức ăn khó tiêu gây đầy hơi: Những thức ăn chứa nhiều carbonhydrat, chất xơ (rau họ cải, khoai tây, táo, lê, các loại hạt đậu, hành, tỏi…) hoặc các món dầu mỡ, là những thực phẩm khó tiêu hóa, dễ gây tích khí trong đường ruột gây ra sôi bụng.
(3) Do thói quen ăn uống kém lành mạnh: Thói quen ăn uống vội vàng, nhai không kỹ, vừa ăn vừa xem ti vi hoặc nói chuyện, ăn xong đi ngủ ngay, uống nhiều nước ngọt có gas, sử dụng ống hút khi uống nước, có thể là nguyên nhân khiến bạn nuốt một lượng khí lớn vào dạ dày và gây ra ợ hơi, sôi bụng liên tục.
(4) Do căng thẳng, stress: Căng thẳng quá độ làm ảnh hưởng tới sự co thắt của nhu động ruột, các cơ quanh thành ruột bị kích thích nên co bóp mạnh hơn dẫn tới sôi bụng.
(5) Do chứng không dung nạp lactose, fructoser, glutein: Đây là tình trạng bệnh lý thể hiện ở những người thiếu hoặc không có khả năng tiêu hóa lactose, fructoser, glutein. Trong đó lactoser là một loại đường tìm thấy trong sữa và các chế phẩm từ sữa; fructoser được tìm thấy trong một số loại hoa quả (táo, lê, mận…) và đồ uống công nghiệp; glutein được tìm thấy trong các sản phẩm từ lúa mạch, lúa mì. Những người mắc bệnh này sẽ có biểu hiện sôi bụng và tiêu chảy sau khi ăn từ 30 phút – 2h.
(6) Do các bệnh về đường tiêu hóa: Một số bệnh điển hình sau đây cũng có thể là lý do gây sôi bụng kéo dài: đau bao tử, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, tiêu chảy mãn tính, bệnh viêm túi thừa, nhiễm khuẩn đường ruột…
→ Xem chi tiết về các bệnh lý gây sôi bụng kéo dài
6 Cách chữa sôi bụng đơn giản tại nhà
Chữa sôi bụng bằng gừng tươi
Gừng là vị thuốc dân gian vô cùng quen thuộc. Các thành phần trong củ gừng như là zingeron, zingerola, shogaola… có công dụng đặc biệt trong việc giảm đau, chống viêm, chống co thắt và chống loét niêm mạc ruột. Gừng làm tăng sản xuất nước bọt và dịch tiêu hóa trong cơ thể, vì thế nó có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó tiêu – nguyên nhân hàng đầu gây sôi bụng.
Hơn nữa, sử dụng gừng sẽ rất tốt để giảm kích thích do nhu động ruột co bóp, từ đó giúp cải thiện chứng đầy hơi, sôi bụng sau khi ăn.
Để chữa chứng sôi bụng, tiêu chảy nhiều lần, đi ngoài phân lỏng, đau bụng, các bạn có thể áp dụng cách làm sau:
Nướng 60g gừng tươi (khoảng 1 củ), sau đó cho vào cối giã nhỏ, rang nóng rồi bọc trong vải mềm, đem đắp lên bụng, quanh phần rốn (phủ trên huyệt đan điền) trong khoảng 1h, các triệu chứng sẽ cải thiện.
Ngoài ra, các bạn có thể pha trà với vài lát gừng tươi để uống sau bữa ăn khoảng 30 phút, cũng giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện chứng chướng bụng, sôi bụng ùng ục.
Chữa sôi bụng đầy hơi bằng quế
Quế là gia vị nấu ăn được rất nhiều bà nội trợ yêu thích, giúp cho món ăn thêm hấp dẫn. Không những vậy, nó còn là vị thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh vặt, trong đó có các chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Quế có khả năng đào thải các khí ga tồn đọng trong dạ dày ra ngoài giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, tránh được cảm giác sôi bụng, ì ạch.
Để chữa sôi bụng bằng quế, bạn có thể áp dụng cách sau:
- Cách 1: Đun sôi 250ml nước sau thêm 1/2 thìa cà phê bột quế vào hòa tan trong nước. Chắt lấy nước cốt và uống sau khi ăn xong.
- Cách 2: Thêm 1/2 thìa bột quế vào trong ly sữa ấm và uống khi bị chướng bụng đầy hơi.
Chữa sôi bụng bằng trần bì
Trần bì là một vị thuốc đông y phổ biến. Người ta cắt nhỏ và đem phơi vỏ của các loại quả họ cam, quýt thành vị thuốc được gọi là trần bì.
Trần bì có mùi thơm nhẹ, vị cay, đắng, tính ấm có tác dụng hành khí, hòa vị, giúp chữa nôn mửa, khó tiêu, đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy, giảm ho đờm.
Để giảm sôi bụng với trần bì, bạn có thể áp dụng bài thuốc sau:
10g chỉ xác, 6g gừng khô, 30g đu đủ xanh khô, đem sắc kỹ với 3 bát nước, đến khi chỉ còn khoảng 1 bát thì chắt lấy nước để uống 1 – 2 lần trong ngày.
Ngoài ra, cũng có thể hãm trần bì với nước khoảng 15 phút, dùng uống như trà khi còn nóng để cải thiện sức khỏe đường ruột.
Chữa sôi bụng bằng cháo tía tô
Cháo tía tô là bài thuốc chữa sôi bụng, đầy hơi rất hữu hiệu. Không những vậy, ăn cháo tía tô còn giúp trừ mạo cảm, sổ mũi, hen suyễn, nổi mề đay…
Hướng dẫn cách nấu cháo tía tô chữa sôi bụng:
Tía tô và hành hoa lấy vừa đủ, đem rửa sạch và thái nhỏ.
Vo sạch nửa bát con gạo tẻ sau đó cho vào nồi cùng 2 lít nước để nấu thành cháo như bình thường. Đến khi, cháo nhừ và nước sền sệt thì cho tía tô và hành vào, nêm gia vị vừa ăn.
Ăn cháo tía tô nóng vào buổi sáng vừa là một bữa ăn nhẹ lành mạnh lại có thể giúp bạn chống lại tình trạng sôi bụng, khó tiêu hữu hiệu.
Chữa sôi bụng đầy hơi bằng nước gạo rang
Uống nước gạo rang là một cách hữu hiệu để làm sạch đường ruột của bạn. Vậy nên, việc sử dụng nước gạo rang được nhiều chuyên gia Đông y khuyên dùng, vì nó có thể giúp bạn cải thiện các chứng đầy bụng, sôi bụng, khó tiêu rất an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, uống nước gạo rang còn là cách giảm cân lành mạnh phù hợp cho mọi lứa tuổi. Bạn cũng có thể sử dụng loại nước uống này để phòng ngừa sỏi thận và ung thư.
Hướng dẫn cách làm nước gạo rang chữa sôi bụng, đầy hơi:
Lấy một nắm gạo rang trên chảo vừa lửa, sao cho gạo dần ngả màu vàng, sau đó đổ thêm khoảng 1 lít nước và đun sôi nhỏ lửa đến khi nào cạn còn 1/2 thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước để nguội và uống 2 – 3 lần sau mỗi bữa ăn.
Cách chữa sôi bụng đầy hơi bằng cách massage bụng
Massage bụng sau khi ăn rất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Biện pháp này giúp loại trừ áp lực trong bụng, đồng thời làm cho hoạt động co bóp của nhu động ruột trơn tru hơn, thúc đẩy tiêu hóa tốt, tránh được đầy hơi, sôi bụng.
Hướng dẫn mẹo giảm sôi bụng bằng cách massage:
Để bắt đầu, bạn hãy ngồi ở tư thế thẳng lưng, sau đó áp nhẹ 2 lòng bàn tay lên phần thượng vị (trên rốn) và phần dưới bụng (dưới rốn – vị trí của đại trực tràng).
Sau đó, massage nhẹ nhàng qua lại qua 2 bên để giảm nhẹ những cơn co thắt trong đường ruột. Thực hiện trong vòng 2 phút.
Thông tin cần biết: Các loại thuốc điều trị sôi bụng bạn nên biết
Một số thói quen hằng ngày giúp cải thiện tình trạng sôi bụng
Để ngăn ngừa hoặc làm giảm sự khó chịu do chứng sôi bụng, đầy hơi gây ra, thì việc chú ý tới thói quen ăn uống lành mạnh và sinh hoạt điều độ có vai trò rất quan trọng. Do đó, bạn nên tập thực hành một số thói quen có lợi như sau:
- Hạn chế những thực phẩm dễ tích khí trong đường ruột như bắp cải, súp lơ, các loại hạt đậu, nước ngọt có gas…
- Tránh sử dụng ống hút khi thưởng thức các loại đồ uống, chúng có thể là nguyên nhân khiến bạn nuốt nhiều khí vào bụng hơn.
- Hãy dành thời gian vừa đủ cho mỗi bữa ăn, đừng nhai quá vội vàng, hãy nhai kỹ và nuốt chậm hơn, không há miệng to khi ăn uống.
- Không nên ăn khuya, ăn quá no, nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giúp dạ dày làm việc nhẹ nhàng hơn, đồng thời giúp bạn tránh được tình trạng sôi bụng do cơn đói gây ra. Nếu không có thức ăn hãy uống một ly nước để làm đầy dạ dày tạm thời.
- Không lên giường ngay sau khi ăn, hãy ngồi tại chỗ nghỉ ngơi khoảng 30 phút hoặc đi dạo nhẹ nhàng để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của đường ruột.
- Nên ăn các thực phẩm lên men tự nhiên như dưa chua, kim chi, sữa chua để củng cố hệ lợi khuẩn đường ruột, giúp giảm bớt tình trạng đầy hơi.
- Cân bằng lối sống để giảm tránh căng thẳng, gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.
Khi tình trạng sôi bụng của bạn là do các bệnh lý về đường tiêu hóa mà nếu đã áp dụng các biện pháp tại nhà nhưng không mấy khả quan, thì bạn nên chủ động tới các phòng khám hoặc bệnh viện uy tín để nội soi và kiểm tra xem nguyên nhân là do đâu, cách chữa thế nào.
***
Với người những người hay bị sôi bụng, đầy hơi hoặc rối loạn tiêu hóa do viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích gây ra thì có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) để cải thiện tình hình.
Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính. Về chế độ ăn: bạn nên sử dụng những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và tập ăn dần những thức ăn mà mình không quen ăn. Luôn giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao, giảm bớt áp lực cuộc sống bạn nhé.
Trên đây là 6 cách chữa sôi bụng hiệu quả. Hy vọng giúp ích cho bạn đọc